Dừng hoạt động nhiều doanh nghiệp “3 tại chỗ” do phát hiện các ca F0
Người lao động - 30/07/2021 12:07 Ý YÊN
Ngành Y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho công nhân ở KCN Long Giang, tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Đ.X |
Hàng trăm công nhân F0 tại nhà máy
Công ty CP Gò Đàng, KCN Mỹ Tho, Tiền Giang thực hiện phương án “3 tại chỗ” (ăn - ở - sản xuất tại chỗ) từ 15/7. Ngành Y tế địa phương sau đó tiến hành lấy mẫu gộp xét nghiệm Covid-19 cho công nhân thì phát hiện 30 mẫu dương tính với Sars-CoV-2. Tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm PCR cho 286 người, ghi nhận 180 mẫu dương tính với Sars-CoV-2 vào ngày 28/7. Hiện, doanh nghiệp được yêu cầu tạm ngừng sản xuất sau 2 tuần hoạt động “3 tại chỗ”.
Trước đó, ngày 25/7, Công ty Thép không gỉ Quảng Thượng Việt Nam, KCN Long Giang, Tiền Giang cũng tạm dừng hoạt động sau khi phát hiện 84 ca dương tính Sars-CoV-2. Điều đáng nói, trước khi cho 260 công nhân vào làm việc, công ty đã làm xét nghiệm toàn bộ và cho kết quả âm tính với Sars-CoV-2.
Trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp và nhiều ổ dịch xuất hiện tại các doanh nghiệp “3 tại chỗ”, ngày 29/7, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang quyết định cho tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh với các doanh nghiệp đang áp dụng phương án này trong khu, cụm công nghiệp kể từ 5/8.
Công ty CP Gò Đàng, nơi ghi nhận 180 công nhân F0 khi đang thực hiện "3 tại chỗ" - Ảnh: Hải Đường |
Nhà chức trách địa phương yêu cầu các doanh nghiệp trên phải xét nghiệm PCR cho tất cả người lao động trước khi dừng hoạt động.
Ở Bình Dương, nơi có trên 3.400 doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp đăng ký thực hiện “3 tại chỗ” và “1 cung đường, 2 điểm đến”, cũng đang xuất hiện nhiều ca dương tính Sars-CoV-2 trong nhà máy. Điển hình là tại Công ty CP Kỹ nghệ gỗ Long Việt phát hiện gần 250 ca dương tính hôm 27/7 vừa qua.
Hàng chục doanh nghiệp “3 tại chỗ” phải tạm ngừng sản xuất. Nhiều nhà máy bị phong tỏa để cơ quan chức năng truy vết dập dịch, không đủ điều kiện tiếp tục thực hiện vừa sản xuất vừa chống dịch.
Công ty CP Kỹ nghệ gỗ Long Việt phát hiện gần 250 ca dương tính hôm 27/7 - Ảnh: Đỗ Trường |
Trước tình hình đó, UBND tỉnh Bình Dương ngày 29/7 ban hành công văn chỉ đạo các địa phương nâng cao các biện pháp phòng, chống dịch. Trong đó yêu cầu đối với những doanh nghiệp đảm bảo đủ điều kiện tổ chức hoạt động theo phương châm "3 tại chỗ" và "1 cung đường 2 địa điểm" mới được phép hoạt động, nếu không đảm bảo điều kiện thì phải cương quyết cho ngừng hoạt động.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi chỉ đạo địa phương và Ban Quản lý Các khu công nghiệp tỉnh cần phối hợp với doanh nghiệp ngừng hoạt động tiến hành sàng lọc, bảo đảm đầu ra công nhân lao động “sạch Covid-19”, không để mang mầm bệnh trở về địa phương nơi cư trú.
Làm thế nào đảm bảo an toàn cho các công nhân “3 tại chỗ”?
Ông Nguyễn Phúc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ Bình Dương cho rằng chỉ nên áp dụng “3 tại chỗ” ở thời điểm dịch bệnh chưa lây lan quá rộng, xác suất công nhân bị nhiễm bệnh thấp.
“Một số doanh nghiệp tổ chức phương án này từ sớm, khi dịch chưa lan rộng, đến nay vẫn tương đối an toàn”, ông nói.
Khu vực nghỉ ngơi dành cho công nhân nam tại một doanh nghiệp ở Bắc Giang - Ảnh: Giang Đông |
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Dệt May Thêu Đan TP HCM Phạm Văn Việt đưa ra ý kiến rằng trong bối cảnh hiện nay, nếu nguồn cung vắc xin đầy đủ để có thể tiêm cho người lao động một cách nhanh nhất thì phương án sản xuất “3 tại chỗ” mới thật sự an toàn.
Việc ưu tiên tiêm vắc xin cho công nhân từng được Bắc Giang thực hiện sau khi địa phương này trở thành “tâm dịch” hồi tháng 5 vừa qua. Cùng với nhiều biện pháp cụ thể, phương án “3 tại chỗ” trong các doanh nghiệp tại các KCN tỉnh Bắc Giang đến nay phát huy tương đối hiệu quả. Đến nay có trên 132 nghìn công nhân lao động đi làm trở lại.
Một công nhân đang làm việc tại nhà máy ở KCN tỉnh Bắc Giang - Ảnh: Giang Đông |
Từ kinh nghiệm của địa phương mình, ông Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, để thực hiện “3 tại chỗ” hiệu quả, tỉnh còn đồng hành với doanh nghiệp trong việc giảm chi phí xét nghiệm; hỗ trợ chia công nhân thành các nhóm nhỏ theo dây chuyền, phân xưởng gắn với tổ phòng chống dịch Covid-19 tại nhà máy; lực lượng y tế nhanh chóng khoanh vùng cách ly trong trường hợp có ca nghi nghiễm hoặc nhiễm bệnh; hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng nơi ở tập trung tạm thời cho công nhân trong nhà máy; trường hợp doanh nghiệp không đủ diện tích thì được giới thiệu thuê khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ để công nhân lưu trú; quản lý chặt chẽ các công nhân đi làm trở lại song song với việc giải tỏa và làm sạch dần các khu cách ly tập trung...
Ông Sơn lưu ý mô hình “3 tại chỗ” chỉ là giải pháp ngắn hạn duy trì sản xuất trong lúc triển khai quyết liệt các biện pháp khác để dập dịch.
Ngày 14/7/2021, Bộ LĐ - TB & XH, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phòng TM & CN Việt Nam đã có Công văn 2242/LĐTBXH-TLĐ-PTM về việc tổ chức thực hiện vừa cách ly, vừa sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, trong đó có nội dung liên quan đến mô hình “3 tại chỗ”. Theo đó, Công văn hướng dẫn, khuyến nghị đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện “3 tại chỗ” phải đảm bảo các yêu cầu về: - Phương án giãn cách, chia ca kíp đảm bảo an toàn; - Đảm bảo điều kiện về nơi lưu trú tập trung của người lao động (nếu thực hiện việc lưu trú tập trung) theo quy định. - Đảm bảo chất lượng bữa ăn, sức khỏe người lao động. |
Duy trì “3 tại chỗ”, công nhân phấn khởi vì được công ty hỗ trợ 200.000 đồng/ngày Hơn 1 tháng trở lại làm việc với hình thức “3 tại chỗ”, anh Dương Quang Huân (30 tuổi, công nhân Công ty TNHH ... |
Trải lòng của công nhân khi thực hiện “3 tại chỗ”: Gửi con về quê để an tâm đi làm Với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, tỉnh Bình Dương đã thực hiện “3 tại chỗ” tại một số doanh nghiệp đảm bảo ... |
Lãnh đạo gửi tâm thư, 2.000 công nhân tự nguyện ở lại nhà máy làm việc Công ty phát hiện một ca nhiễm Covid- 19, gần 3.000 nhân viên, người lao động (NLĐ) hoang mang, lo lắng. Lãnh đạo công ty ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 22/11/2024 08:01
Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
Hơn 90% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hài lòng. Đây là kết quả cho những nỗ lực đổi mới, đồng lòng trong phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên ngành Y.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng
- Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh