Điện tăng giá và sự minh bạch cần phải có từ phía EVN
Kinh tế - Chính sách - 06/05/2023 18:41 AN VINH
Cụ thể, giá điện bán lẻ bình quân mới là 1.920,3732 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Giá bán lẻ điện bình quân cũ đã được duy trì 4 năm nay là 1.864,44 đồng/kWh. Đối với người tiêu dùng, phía EVN cho biết, với những hộ gia đình sử dụng 500kWh thì số tiền tăng thêm khoảng 36.000 đồng còn bình quân 200kWh, số tiền tăng là 11.100 đồng.
Nhìn vào con số thì thấy rằng, mức tác động của đợt tăng giá điện lần này lên chi phí của các gia đình là không quá lớn. Tuy nhiên, việc tăng giá điện diễn ra vào đúng đợt nắng nóng đầu tiên của mùa hè này đã gây ra một tâm lý không mấy dễ chịu trong nhiều người dân. Và tâm lý đó được thể hiện ở nhiều ý kiến trong dư luận suốt mấy ngày nay.
Một số người đặt câu hỏi: Vì sao giá điện bán lẻ bình quân chỉ tăng mà không giảm? Rồi thì trong một báo cáo gửi Bộ Công thương hồi đầu năm, EVN đã tính toán tổng lỗ sản xuất kinh doanh 2 năm 2022 và 2023 lên tới 93.817 tỷ đồng, vì sao EVN lỗ nặng như thế nhưng các doanh nghiệp điện niêm yết trên sàn lại có lãi? Có chuyện "lậm" tính khấu hao của các nhà máy đã hết thời hạn khấu hao vào giá thành hay không, có nghi vấn chuyển giá trong hệ sinh thái ngành Điện không?
Nữ nhà báo Bích Diệp, trong một bài báo đăng trên Dân trí sáng nay 6/5 đã đưa ra một câu hỏi khá là hóc búa với EVN, là tại sao giá điện bình quân bán cho doanh nghiệp sản xuất thấp hơn giá bán điện bình quân cho các hộ gia đình? Đây là điều khiến các hộ tiêu dùng điện rất băn khoăn. Bởi, trong bối cảnh hiện nay, liệu có gia đình nào lại không dùng điện? Điện là một mặt hàng gắn với nhu cầu hàng ngày, thường trực, vậy việc để các hộ gia đình phải "bù" giá cho các đơn vị sản xuất, liệu có hợp lý không? Đó là chưa kể có những ngành sản xuất rất hao tốn điện và gây ô nhiễm cho môi trường, hệ quả người dân đều phải "gánh".
Thu hút FDI là cần thiết, song quan điểm cần thay đổi theo hướng thu hút FDI chất lượng cao, đồng nghĩa với việc không nên dùng giá điện rẻ, ưu đãi nhằm kéo vốn đầu tư vào những lĩnh vực thâm dụng điện năng, mang lại ít lợi ích và giá trị gia tăng cho nền kinh tế.
Một khách hàng khác nêu ý kiến, EVN còn nhiều vấn đề cần làm rõ. Thứ nhất, cần có sự kiểm toán độc lập toàn diện tham gia. Thứ hai, cũng từ kiểm toán độc lập mới xem EVN hạch toán thế nào giữa việc kinh doanh chuyên ngành Điện và các lĩnh vực kinh doanh khác. Thứ ba, cần xem lại việc đầu tư ồ ạt nhiệt điện than, vừa ô nhiễm môi trường và giờ để chịu giá than tăng chóng mặt. Thứ tư, việc vận hành bộ máy của EVN đã thật sự hiệu quả chưa, trong đó vấn đề nhân sự (tiền lương chi trả cho bộ máy chiếm tỉ trọng không nhỏ). Tất cả các vần đề trên cần công khai minh bạch (vì là doanh nghiệp độc quyền), không có doanh nghiệp để so sánh.
Cùng quan điểm tương tự, tôi cho rằng, ngành Điện đang độc quyền nên phải đưa vào diện kiểm soát chặt chẽ chi phí về đầu tư tất cả các hạng mục cho ngành cũng như thất thoát điện và cả đầu tư ngoài ngành (nếu có). Chưa có ngành nào như Điện, Nước, chỉ có tăng không có giảm vì vậy nếu kiểm soát được chi phí thì sẽ rất có lợi cho các ngành kinh tế chủ lực của nước ta, thúc đẩy tính cạnh tranh các sản phẩm của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Việc EVN tăng giá điện để có thêm nguồn đầu tư phát triển năng lượng do nhu cầu xã hội ngày càng tăng là điều đương nhiên và hợp lý. Tuy nhiên, trong khi liên tục thua lổ mà thu nhập lương thưởng của cán bộ ngành Điện thì luôn cao là một trong nhiều điều bất hợp lý, cần phải xem xét năng suất lao động và tính hiệu quả trong việc sử dụng lao động và chế độ lương thưởng
Một điều nữa mà EVN cần phải lưu ý là trong khi chi phí đầu vào cấu thành giá điện chưa cụ thể chi tiết, chưa được công khai minh bạch với khách hàng tiêu thụ điện, chưa có cơ quan độc lập và người dân giám sát, thì người dân nghi ngờ và băn khoăn về việc giá điện tăng là lẽ tất nhiên.
Khi mà sự cạnh tranh trong thị trường điện ở Việt Nam còn chưa được vận hành (và chưa biết được đến bao giờ mới được vận hành), thì những đề xuất, những ý kiến của các chuyên gia, tư vấn, khách hàng như trên cần được Bộ Công thương, được ngành Điện và các cơ quan chức năng chú ý lắng nghe, tiếp thu đầy đủ để tham mưu đề ra chính sách và các quyết định hợp tình, hợp lý. Lâu nay, người dân đặc biệt quan tâm đến sự công khai, minh bạch trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Khi đã công khai, minh bạch, mọi việc đã rõ, thấu hiểu, người dân sẽ hoàn toàn đồng tình, ủng hộ, không thắc mắc. Thực tế, khi mọi việc không rõ ràng, đều nảy sinh thắc mắc, hoài nghi; thậm chí chính là "mảnh đất màu mỡ" cho những hoạt động mờ ám, tiêu cực nảy sinh.
Và vì vậy, EVN và các đơn vị liên quan cần phải làm rõ, phải xử lý, phải tuyên truyền, giải thích rõ cho khách hàng mọi bức xúc trong dư luận mà bài viết này đã đề cập, tuy chỉ mới là một phần rất nhỏ.
Người tiêu dùng, họ cần sự rõ ràng, minh bạch, sòng phẳng từ phía EVN, như cần có điện trong cuộc sống hàng ngày!
AN VINH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả An Vinh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả An Vinh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả An Vinh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 02/12/2024 14:12
“Đám giỗ bên cồn”, có gì ồn?
Lê Tuấn Khang, nhà sáng tạo nội dung sinh năm 2002 tại miền Tây, vừa nhận giải Nhà Sáng tạo Nội dung Giải trí của Năm trong Tik Tok Award Việt Nam 2024. Sau đó, lượng người xem và theo dõi kênh của cậu đã và đang tăng chóng mặt.
Cà phê tối - 30/11/2024 12:23
Đường của công, không phải đường của ông!
Công an Thanh Hóa đã tạm giữ 4 đối tượng tham gia phân luồng giao thông cho đoàn xe đám cưới. Đây chỉ là một trong giữa vô vàn trường hợp đang biến đường của công thành “đường của ông”.
Cà phê tối - 27/11/2024 10:52
Hành xử với tiến sĩ đạo văn
Đại học Huế vừa kết luận luận án tiến sĩ của Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, bà L.T.A.H có 12 trang đạo văn. Đáng nói, sau đó, Đại học Huế đề nghị Tiến sĩ trên rút lại bản luận án để… chỉnh sửa.
Cà phê tối - 25/11/2024 15:46
Những điểm trường bị bỏ hoang
Từ miền núi tới đồng bằng, hàng loạt điểm trường bỏ hoang được gọi tên trong suốt thời gian qua trên báo chí phản ánh những nhức nhối của lãng phí. Không chỉ lãng phí tiền bạc, thời gian, nguồn lực, những điểm trường bỏ hoang “trơ gan cùng tuế nguyệt” như thách thức những nỗ lực trong việc cải thiện chất lượng đời sống của người dân.
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.