Tìm sự đồng thuận trong tinh giản biên chế
Người lao động - 04/12/2024 10:44 NGUYỄN VIỆT (THỰC HIỆN)
Công chức, viên chức trước cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy |
PGS. TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chia sẻ với Tạp chí Lao động và Công đoàn về cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
PGS. TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội |
PV: Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, thì việc “tinh, gọn, mạnh” là nhiệm vụ không thể trì hoãn. Ông bình luận về vấn đề này như thế nào?
PGS. TS Bùi Hoài Sơn: Bộ máy hành chính hiện tại dù đã có những bước cải tiến đáng kể, nhưng vẫn còn nhiều bất cập như chồng chéo chức năng, cơ cấu cồng kềnh và hiệu suất chưa đạt kỳ vọng. Những điều này không chỉ làm gia tăng chi phí vận hành mà còn ảnh hưởng đến tốc độ và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập ngày càng sâu rộng, sự trì hoãn cải cách sẽ khiến Việt Nam đối mặt với nguy cơ tụt hậu, khó cạnh tranh với các quốc gia khác.
Do đó, tinh thần “tinh, gọn, mạnh” chính là “kim chỉ nam” cho cải cách bộ máy nhà nước. “Tinh” là chuyên môn hóa, tập trung vào những nhiệm vụ cốt lõi, loại bỏ các chức năng không cần thiết. “Gọn” là sắp xếp lại để giảm bớt các đầu mối trung gian, tăng cường tính minh bạch, rõ ràng trong quản lý. “Mạnh” là năng lực thực thi, khả năng xử lý công việc nhanh chóng, quyết liệt và hiệu quả.
Để làm được điều này, chúng ta cần có một chiến lược cải cách toàn diện, đồng bộ, bắt đầu từ việc rà soát, đánh giá chức năng của từng cơ quan, tổ chức. Quan trọng hơn, cải cách không thể chỉ dừng lại ở cấu trúc mà cần thay đổi cả về tư duy và cách thức vận hành. Công nghệ, đặc biệt là chuyển đổi số, cần được tận dụng tối đa để giảm bớt gánh nặng hành chính, nâng cao tính minh bạch và hiệu suất công việc.
Đặc biệt, yếu tố con người sẽ đóng vai trò trung tâm trong sự thay đổi này. Đội ngũ cán bộ, công chức cần được đào tạo, nâng cao năng lực để thích ứng với bộ máy mới, nơi yêu cầu tính chuyên nghiệp và trách nhiệm ngày càng cao. Chính sách khuyến khích, động viên cũng cần đi kèm để đảm bảo sự đồng thuận và hợp tác trong toàn hệ thống.
Như vậy, đây là nhiệm vụ không thể trì hoãn nếu chúng ta muốn đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới. Sự quyết tâm chính trị, cùng với sự đồng lòng của toàn xã hội sẽ là yếu tố then chốt để cải cách thành công, đưa Việt Nam vươn lên mạnh mẽ và khẳng định vị thế của mình trong tương lai.
- Theo ông, việc tinh gọn bộ máy cần có chính sách phù hợp gì để xử lý những hệ lụy phát sinh trong quá trình cải cách. Đơn cử, đối với những cán bộ, công chức chịu ảnh hưởng bởi tinh giản biên chế cần có các chính sách hỗ trợ như đào tạo lại, chuyển đổi nghề nghiệp hoặc bảo đảm an sinh xã hội. Bởi, điều này không chỉ giảm bớt tâm tư mà còn khuyến khích sự đồng thuận và hợp tác?
Tôi cho rằng, để tinh gọn bộ máy thành công và đạt được sự đồng thuận trong quá trình cải cách, cần thiết phải có các chính sách hỗ trợ hợp lý nhằm xử lý những hệ lụy phát sinh, đặc biệt là đối với các cán bộ, công chức chịu ảnh hưởng bởi tinh giản biên chế. Đây là vấn đề không chỉ mang tính kỹ thuật mà còn liên quan đến yếu tố con người, đòi hỏi sự thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc.
Trước tiên, việc đào tạo lại và nâng cao kỹ năng cho cán bộ, công chức cần được đặt lên hàng đầu. Những người không còn giữ vai trò trong bộ máy nhà nước cần được tạo điều kiện để chuyển đổi nghề nghiệp, tái hòa nhập thị trường lao động. Các chương trình đào tạo phải được thiết kế phù hợp với nhu cầu thực tế, tập trung vào các kỹ năng mềm, công nghệ và quản trị, giúp họ phát triển trong những lĩnh vực mới.
Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ tài chính để đảm bảo an sinh xã hội trong giai đoạn chuyển tiếp. Một số người có thể gặp khó khăn khi mất đi vị trí hoặc phải thay đổi công việc. Việc hỗ trợ này không chỉ thể hiện sự quan tâm của Nhà nước mà còn tạo điều kiện để họ ổn định cuộc sống, giảm bớt những áp lực tâm lý và xã hội.
Video: PGS. TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội
Tôi cũng nghĩ rằng, các chính sách về tư vấn, hướng nghiệp và kết nối việc làm là rất cần thiết. Nhà nước có thể phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức xã hội để tạo cơ hội việc làm mới, vừa tận dụng được nguồn nhân lực chất lượng, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Đồng thời, việc truyền thông minh bạch và nhất quán về mục tiêu, lợi ích của cải cách cần được thực hiện tốt. Khi cán bộ, công chức hiểu rõ rằng tinh giản biên chế không phải là cắt giảm vì mục tiêu tài chính mà là để xây dựng một bộ máy hiệu quả hơn, họ sẽ dễ dàng chấp nhận và ủng hộ.
Thêm vào đó, việc giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện là yếu tố không thể thiếu. Các chính sách hỗ trợ phải được triển khai một cách minh bạch, công bằng, đảm bảo rằng mọi người đều được đối xử đúng với những gì họ đã đóng góp.
Nếu những chính sách này được thực hiện đồng bộ và hiệu quả, chúng ta không chỉ giảm thiểu được những hệ lụy từ việc tinh gọn bộ máy mà còn tạo ra một lực lượng lao động được tái cơ cấu tốt hơn, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của xã hội.
Ví dụ, sau khi sáp nhập thì sẽ có một bộ phận không nhỏ cán bộ công nhân viên bị giảm biên chế. Vậy, Chính phủ sẽ có giải pháp gì để hỗ trợ cho đời sống những công nhân, viên chức bị nghỉ việc. Có thể hỗ trợ 1-2 tháng lương, 1 năm lương nhưng sau đó có những ảnh hưởng đến đời sống con cái học tập, người chủ gia đình. Đây là một vấn đề rất "bâng khuâng" mong có giải pháp.
- Ông có đề xuất, kiến nghị gì để xây dựng một bộ máy Nhà nước tinh gọn, phù hợp với yêu cầu phát triển?
Để quan điểm “Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả” không chỉ là khẩu hiệu, phong trào thì chúng ta cần phải có những hành động cụ thể, quyết liệt và rõ ràng.
Thứ nhất, xác định lại chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan trong bộ máy Nhà nước, tránh sự chồng chéo, phân tán. Việc này đòi hỏi một quá trình rà soát và đánh giá kỹ lưỡng, dựa trên các tiêu chí khoa học và thực tiễn. Cơ quan nào đảm nhận nhiệm vụ gì phải rõ ràng, không để “dẫm chân” hoặc đùn đẩy trách nhiệm. Các cơ quan cần tổ chức tinh gọn nhưng vẫn đảm bảo sự liên kết và phối hợp hiệu quả.
Thứ hai, đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ số trong quản trị Nhà nước. Chuyển đổi số không chỉ là một xu thế, mà còn là một yêu cầu bắt buộc trong thời đại ngày nay. Việc sử dụng dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, và các công cụ quản trị số hóa sẽ giúp giảm bớt quy trình thủ công, nâng cao hiệu suất làm việc và tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của bộ máy Nhà nước.
Thứ ba, chú trọng đến yếu tố con người. Bộ máy tinh gọn không chỉ yêu cầu giảm số lượng mà còn đòi hỏi tăng chất lượng. Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, tận tâm và có trách nhiệm là điều kiện tiên quyết. Chỉ khi con người thực sự hiểu và cam kết với mục tiêu “tinh, gọn, mạnh” thì bộ máy mới có thể vận hành hiệu quả.
Thứ tư, có chính sách phù hợp để xử lý những hệ lụy phát sinh trong quá trình cải cách. Những cán bộ, công chức chịu ảnh hưởng bởi tinh giản biên chế cần có các chính sách hỗ trợ như đào tạo lại, chuyển đổi nghề nghiệp hoặc bảo đảm an sinh xã hội. Điều này không chỉ giảm bớt tâm tư mà còn khuyến khích sự đồng thuận và hợp tác.
Thứ năm, “Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả” cần thể chế hóa thành các chính sách, quy định cụ thể và có sự giám sát chặt chẽ trong quá trình triển khai. Mọi cải cách đều cần một cơ chế kiểm tra, đánh giá thường xuyên để đảm bảo mục tiêu đề ra đang được thực hiện đúng hướng và mang lại kết quả thực chất.
- Trân trọng cảm ơn ông!
Kỷ nguyên mới và định hướng đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng Những ngày gần đây nhiều trí thức, đảng viên quan tâm đến một loạt bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm ... |
6 trọng tâm tạo phát triển đột phá trong “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” Trong các bài viết, bài phát biểu quan trọng gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập vấn đề “kỷ nguyên mới, kỷ ... |
Luật Công đoàn (sửa đổi): Luật của thời kỳ hội nhập sâu rộng và kỷ nguyên vươn mình Luật Công đoàn (sửa đổi) vừa chính thức được Quốc hội bấm nút thông qua ngày 27/11 vừa qua. Bên cạnh những ý kiến của ... |