Có được rút bảo hiểm xã hội một lần và bảo hiểm thất nghiệp cùng một lúc? |
Tại phiên thảo luận Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) của Quốc hội diễn ra ngày 23/11, đại biểu Trần Thị Diệu Thúy - Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM đề xuất đưa đối tượng tài xế xe công nghệ hoặc nhóm lao động trên nền tảng công nghệ thuộc nhóm đối tượng bổ sung tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
“Hiện nay nền kinh tế việc làm tự do đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, tài xế xe công nghệ hoặc giao hàng công nghệ là lực lượng lao động quan trọng trong lĩnh vực này và không ngừng tăng về số lượng. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, nhóm đối tượng này về bản chất là tồn tại quan hệ lao động”, đại biểu Trần Thị Diệu Thúy - Chủ tịch LĐLĐ TP HCM nói.
Đại biểu Trần Thị Diệu Thúy - Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM đề xuất đưa tài xế xe công nghệ, shipper thuộc nhóm đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Ảnh: quochoi.vn |
Bà Thuý nói thêm, các đối tượng này cần được hưởng chính sách hỗ trợ tạo việc làm và bổ sung vào nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế nhằm ứng phó với rủi ro.
Dự thảo trình Quốc hội cũng đề xuất bổ sung 5 nhóm lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm: chủ hộ kinh doanh (có đăng ký kinh doanh); người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố; người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương; người lao động làm việc không trọn thời gian (làm việc theo chế độ linh hoạt).
Trường hợp người lao động không giao kết hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên, phù hợp với Bộ luật Lao động cũng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Việc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhằm giúp mở rộng lưới an sinh xã hội, gia tăng quyền lợi và được đánh giá là có tính khả thi trong tổ chức thực hiện.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội dự kiến đối tượng được mở rộng có cơ hội tham gia bảo hiểm xã hội khoảng 3 triệu người.
Đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai - Đoàn Hưng Yên cho rằng việc bổ sung nói trên thể hiện sự định hướng từng bước mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng sẽ làm phát sinh thêm chi phí của cả người lao động và người sử dụng lao động (NSDLĐ).
Đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên. Ảnh: quochoi.vn |
Bà Mai đề nghị cần nghiên cứu, đánh giá kỹ tác động và làm rõ các lợi ích chi phí khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của các nhóm đối tượng này; tránh phát sinh các phản ứng tiêu cực.
Bên cạnh đó, theo báo cáo đánh giá tác động chính sách trong sách trong dự án luật, có gần 2 triệu hộ đăng ký kinh doanh, khoảng 270.000 người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố, chưa kể ba nhóm đối tượng còn lại chưa có thống kê cụ thể.
Thực tiễn vừa qua cho thấy, tình trạng trốn, nợ đóng bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng dễ quản lý và dễ xử lý vẫn chưa được giải quyết triệt để. Do đó nếu mở rộng đối tượng như dự thảo luật cần phải có chế tài kiểm soát và xử phạt nghiêm minh để đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của các quy định…
Đại biểu Trần Thị Hiền - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam cho biết, nhìn chung đại biểu tán thành với dự án luật trình Quốc hội lần này khi tiếp tục có những quy định về mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong đó có nhóm người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên.
Đại biểu Trần Thị Hiền - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam. Ảnh: quochoi.vn |
“Tuy nhiên quá trình triển khai trên thực tế cần có những điều chỉnh và có thể cân nhắc để bảo đảm tính tương thích, khả thi khi quy định mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, đó là đối với nhiều dự án, công trình ở các vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, nơi có ít nhà máy, công ty…, ít có điều kiện để người lao động có thể làm việc dài hạn, khi triển khai, NSDLĐ phải huy động lao động nông nhàn theo mùa vụ và theo quy định phải đóng bảo hiểm xã hội cho họ”, đại biểu Trần Thị Hiền nói.
Theo đại biểu, việc tham gia bảo hiểm trên cơ sở mức lương không cao do chủ yếu làm các công việc đơn giản, hoạt động chân tay từ 03 đến 06 tháng, đến khi dự án, công trình kết thúc, người lao động lại quay trở về với công việc đồng áng, gần như rất ít có cơ hội tiếp tục tham gia thị trường lao động để có thể đóng bảo hiểm xã hội, kể cả bảo hiểm tự nguyện.
Do đó, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần cân nhắc để có thể phân loại và quy định thêm một số điều kiện trao quyền cho người lao động được lựa chọn việc nhận tiền công bao gồm cả phần bảo hiểm xã hội để thu nhập được tốt hơn thay vì phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
*Video: Đại biểu Quốc hội nêu thực trạng và góp ý giải pháp hạn chế tình trạng chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội. Nguồn: quochoitv.vn
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nêu rõ, các phương án trong dự án Luật trình trước Quốc hội là góp phần thể chế hóa nguyên tắc tiến tới là bảo hiểm xã hội đa tầng và bảo hiểm xã hội toàn dân, khắc phục cơ bản những vướng mắc, khó khăn hiện nay. |
Công nhân làm gì trong một năm chờ rút bảo hiểm xã hội một lần? Đến nay, đã có không ít công nhân lao động đã chủ động nộp đơn xin nghỉ việc để chờ rút bảo hiểm xã hội ... |
Góp ý quy định trường hợp hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đang được triển khai lấy ý kiến góp ý rộng rãi, đặc biệt là vấn đề ... |
Có được rút bảo hiểm xã hội một lần và bảo hiểm thất nghiệp cùng một lúc? Bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm thất nghiệp là 2 chính sách độc lập, vì vậy người lao động được nhận BHXH một ... |