Thứ tư 15/05/2024 22:26

Cuộc "rượt đuổi" 10 năm giữa tiền lương và mức sống tối thiểu: Tiếng nói của Công đoàn

- HÀ VY

Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa tổ chức gặp mặt các thành viên của tổ chức Công đoàn Việt Nam tham gia Hội đồng Tiền lương Quốc gia qua các thời kỳ. Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì buổi gặp mặt.
Kiến nghị cho phép công đoàn các cấp được khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội
Cuộc "rượt đuổi" 10 năm giữa tiền lương và mức sống tối thiểu: Tiếng nói của Công đoàn
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: Văn Duẩn

Tại buổi gặp mặt, đồng chí Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Chính sách - pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam chia sẻ, năm 2013, Hội đồng Tiền lương Quốc gia được thành lập theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012, Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương, Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 03/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1014/QĐ-LĐTBXH ngày 09/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Đây là sự quyết tâm lớn của Đảng, Chính phủ trong việc tiếp tục đổi mới chính sách tiền lương theo kinh tế thị trường, phù hợp với quá trình hội nhập, nhằm phát huy vai trò, sự đồng thuận của các bên (đại diện cơ quan Chính phủ, đại diện người lao động và người sử dụng lao động) tham gia vào quá trình xác định và điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng áp dụng trong doanh nghiệp.

Ban đầu, Hội đồng Tiền lương quốc gia có 15 thành viên, gồm: 05 thành viên đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 05 thành viên đại diện của Tổng LĐLĐ Việt Nam và 05 thành viên đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở Trung ương.

Khi Bộ luật Lao động năm 2019 được ban hành và có hiệu lực, ngoài các thành viên là đại diện theo cơ chế 03 bên nêu trên, Hội đồng Tiền lương quốc gia được bổ sung thêm một số thành viên là chuyên gia độc lập.

Chức năng chính của Hội đồng Tiền lương quốc gia là tư vấn cho Chính phủ về điều chỉnh, công bố mức lương tối thiểu vùng. Đồng thời, thực hiện những nhiệm vụ cụ thể: Phân tích tình hình kinh tế - xã hội, mức sống dân cư để xác định, dự báo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; đánh giá tình hình thực hiện mức lương tối thiểu vùng, mức tiền lương trên thị trường lao động, khả năng chi trả của doanh nghiệp để xây dựng và khuyến nghị với Chính phủ phương án tiền lương tối thiểu vùng hằng năm và từng thời kỳ. Nghiên cứu, khuyến nghị với Chính phủ mức lương tối thiểu theo giờ áp dụng đối với một số nghề, công việc không thường xuyên hoặc làm việc không trọn thời gian. Tổ chức rà soát, đánh giá việc phân vùng địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng để khuyến nghị với Chính phủ điều chỉnh, bổ sung phân vùng địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng. Khảo sát thực tiễn, nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài để nâng cao năng lực và hiệu qủa tư vấn, khuyến nghị về tiền lương tối thiểu. Nghiên cứu, tư vấn các vấn đề liên quan đến chính sách tiền lương theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Qua 10 năm tham gia Hội đồng Tiền lương Quốc gia và Bộ phận kỹ thuật Hội đồng Tiền lương Quốc gia, các thành viên của Công đoàn Việt Nam đã phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong thực hiện các nhiệm vụ tại Hội đồng Tiền lương quốc gia, với sự tham gia của một Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, lãnh đạo LĐLĐ hai thành phố lớn gồm Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, lãnh đạo các Ban, đơn vị của Tổng LĐLĐ Việt Nam cùng các cán bộ có kinh nghiệm.

Những kết quả nổi bật Tổng LĐLĐ Việt Nam đạt được là đã nghiên cứu, đề xuất, tham gia có hiệu quả trong Hội đồng Tiền lương Quốc gia, góp phần đề xuất điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng tăng trên 72%, cải thiện đời sống đoàn viên, người lao động, thu hẹp khoảng cách giữa tiền lương tối thiểu và mức sống tối thiểu. Cụ thể: Năm 2014 (tăng 15,2%), năm 2025 (tăng 14,2%), năm 2016 (tăng 12,4%), năm 2017 (tăng 7,3%), năm 2018 (tăng 6,5%), năm 2019 (tăng 5,3%), năm 2020 đến hết tháng 6/2022 (tăng 5,5%), từ tháng 7/2022 đến nay (tăng 6%).

Nếu trước năm 2013, mức lương tối thiểu chỉ do Chính phủ xác lập mà không có sự tham gia thực chất của Tổng LĐLĐ Việt Nam và các hiệp hội doanh nghiệp thì kể từ năm 2013, với việc Hội đồng Tiền lương Quốc gia được thành lập, mức lương tối thiểu được xác lập thông qua tham vấn và thương lượng giữa 03 bên: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng LĐLĐ Việt Nam - đại diện cho tiếng nói của người lao động, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các hiệp hội doanh nghiệp khác - đại diện cho doanh nghiệp.

Tại các phiên họp thương lượng, đàm phán tiền lương tối thiểu vùng hằng năm, phía Tổng LĐLĐ Việt Nam và phía người sử dụng lao động đều đưa ra những phương án với những căn cứ, thông tin, số liệu, minh chứng rất phong phú để minh họa cho đề xuất của mình. Hầu hết các phiên thương lượng đều rất sôi nổi, trong đó có những những phiên lương lượng diễn ra rất gay gắt. Có thể kể đến như: Năm 2017, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng để thương lượng mức lương tối thiểu vùng cho năm 2018, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất mức tăng là 13,3%, VCCI và các thành viên phía giới chủ đề xuất không tăng. Tại phiên họp thứ 2 (ngày 28/7/2017), Tổng LĐLĐ Việt Nam rút đề xuất xuống còn 8%, VCCI tăng lên thành 5%. Tuy nhiên, khoảng cách giữa hai bên vẫn còn khá xa (3%) nên các thành viên phía Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đề xuất Chủ tịch Hội đồng dừng thương lượng, để xem xét tại phiên thứ 03. Tại phiên họp thứ ba, phải sau gần 04 giờ thương lượng, Hội đồng Tiền lương uốc gia mới chốt được mức tăng cuối cùng là 6,5% để bỏ phiếu.

Năm 2020, tại Phiên họp thứ hai của Hội đồng Tiền lương Quốc gia (ngày 05/8/2020) để thống nhất chốt phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2021; khi quá trình thương lượng vẫn chưa kết thúc, Chủ tịch Hội đồng đã quyết định tiến hành bỏ phiếu với 02 phương án: (1) Tiếp tục thực hiện tiền lương tối thiểu vùng theo tháng của năm 2020 đến hết năm 2021 (không điều chỉnh trong năm 2021); (2) Chưa ban hành tiền lương tối thiểu theo giờ năm 2021 để đồng bộ với tiền lương tối thiểu theo tháng. Không đồng tình với quyết định này, các thành viên của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã không tham gia bỏ phiếu đối với 02 phương án mà Hội đồng Tiền lương Quốc gia đưa ra. Đây được xem là việc chưa có trong tiền lệ từ khi có Hội đồng.

"Sự ra đời của Hội đồng Tiền lương Quốc gia vào năm 2013 đánh dấu sự cải thiện đáng kể của cơ chế xác định tiền lương tối thiểu tại Việt Nam. Hội đồng Tiền lương quốc gia thực sự là “diễn đàn” để tổ chức Công đoàn Việt Nam và đại diện giới sử dụng lao động thương lượng về tiền lương tối thiểu và đưa ra khuyến nghị đối với Chính phủ. Tại các phiên họp của Hội đồng Tiền lương Quốc gia, Tổng LĐLĐ Việt Nam luôn đề nghị Chính phủ và phía đại diện người sử dụng lao động phải hướng tới cải thiện cuộc sống của người lao động và gia đình họ khi điều chỉnh tiền lương tối thiểu. Công đoàn thực sự đại diện cho tiếng nói của người lao động trong tiến trình điều mức chỉnh lương tối thiểu" - đồng chí Lê Đình Quảng cho biết.

Trước mỗi phiên họp hằng năm của Hội đồng Tiền lương Quốc gia, người lao động luôn mong chờ và kỳ vọng vào các phương án mà Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ đề xuất. Dù kết quả điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng hàng năm tăng với các tỷ lệ khác nhau, nhưng vai trò, uy tín của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong đại diện cho tiếng nói của đoàn viên, người lao động tại Hội đồng Tiền lương Quốc gia thực sự có hiệu quả; được người lao động cả nước ghi nhận, đánh giá cao.

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đánh giá rất cao hoạt động của Hội đồng Tiền lương Quốc gia và các thành viên, trong đó có Công đoàn qua đánh giá: Thực tiễn thực hiện quy định về tiền lương tối thiểu cho thấy việc vận hành cơ chế thương lượng, thỏa thuận về tiền lương tối thiểu tại Hội đồng Tiền lương Quốc gia là phù hợp với thị trường lao động Việt Nam. “Chính sách tiền lương là lĩnh vực mà Công đoàn Việt Nam thực hiện rất tốt nhiệm vụ đại diện cho quyền lợi của người lao động trong quá trình điều chỉnh mức lương tối thiểu. Điều này mang tới một sự thay đổi đặc biệt sâu sắc.

Trong thời gian tới, để công tác thương lượng, đàm phán tiền lương tối thiểu của người lao động ngày một hiệu quả hơn, góp phần cải thiện đời sống của người lao động và gia đình họ, Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục tiếp thu ý kiến đóng góp của nguyên thành viên Hội đồng, nguyên thành viên Bộ phận kỹ thuật của Tổng LĐLĐ Việt Nam; bám sát quan điểm chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch, Thường trực Đoàn Chủ tịch; chủ động nắm bắt thông tin, nghiên cứu kỹ các số liệu, chỉ số; tình hình thực tiễn về kinh tế - xã hội, đời sống người lao động, kinh nghiệm quốc tế… để bàn bạc, trao đổi, thống nhất các phương án tối ưu nhất để đưa ra thương lượng tiền lương tối thiểu vùng hằng năm. Qua đó đề xuất và thương lượng với các bên trong các cuộc họp thương lượng của Hội đồng Tiền lương Quốc gia về thay đổi phương pháp tính cho các cấu phần lương tối thiểu để phù hợp với bối cảnh mới.

"Việc tham gia thương lượng, đàm phán tiền lương tối thiểu hằng năm phải được xem là nhiệm vụ của cả hệ thống Công đoàn Việt Nam. Tổng LĐLĐ Việt Nam cần xây dựng Đề án xây dựng năng lực và tăng cường sự tham gia của hệ thống công đoàn trong thực hiện mục tiêu tăng lương tối thiểu hàng năm, nhằm: (1) Nâng cao nhận thức cho hệ thống công đoàn cùng thực hiện mục tiêu tăng lương tối thiểu; (2) Xây dựng năng lực cho công đoàn cấp tỉnh trong tính toán lương tối thiểu để tự tính lương tối thiểu cấp tỉnh, công bố tính toán của Công đoàn về lương tối thiểu cấp tỉnh, từ đó tạo dư luận cho thương lượng tăng lương tối thiểu hằng năm của Tổng LĐLĐ Việt Nam; đồng thời giúp Tổng LĐLĐ Việt Nam có thêm căn cứ so sánh để đề xuất phân lại vùng lương cho phù hợp với giá cả sinh hoạt trong cả nước. (3) Hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ công đoàn về chủ đề tiền lương, từ đó góp phần thúc đẩy đối thoại và thương lượng tập thể về tiền lương tại địa phương.

Bên cạnh việc thương lượng đạt thỏa thuận về mức tăng lương tối thiểu hằng năm, nhóm thành viên tham gia Hội đồng Tiền lương Quốc gia của Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục cố gắng để đạt thỏa thuận về các cấu phần tính mức sống tối thiểu và đặt mục tiêu ít nhất mỗi năm đạt được một hay hai cấu phần thay đổi làm nền tảng để Bộ phận kỹ thuật của Hội đồng Tiền lương Quốc gia năm sau có căn cứ tính toán, không lặp lại cách tính của năm trước" - đồng chí Lê Đình Quảng cho biết.

Phát biểu tại cuộc gặp mặt, các thành viên của Công đoàn có chung nhận định, sau 10 năm thực hiện cơ chế thương lượng về tiền lương, cuộc "rượt đuổi" giữa tiền lương và mức sống tối thiểu đã đạt gần bằng nhau và cơ bản đã hoàn thành.

Đồng chí Nguyễn Văn Tư - nguyên thành viên Hội đồng cho biết, thực chất Công đoàn đã tham gia Hội đồng tiền lương tối thiểu từ năm 1994 sau khi có Bộ luật Lao động với vai trò thành viên tổ tư vấn hội đồng tiền lương, sau này là Hội đồng Tiền lương Quốc gia. Động lực để các thành viên nỗ lực tham mưu, nghiên cứu, đề xuất và làm tốt nhiệm vụ của mình đó là quan điểm, sự quan tâm của lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam.

"Ưu thế của Công đoàn trong đàm phán đó là bám sát cơ sở, đi sát người lao động, được cơ sở và người lao động coi như người thân của mình. Những kết quả khảo sát Công đoàn cung cấp là căn cứ thực tế vững chắc khiến quan điểm chính trị, tiếng nói của Công đoàn luôn được Hội đồng Tiền lương Quốc gia lắng nghe kỹ lưỡng" - TS. Vũ Quang Thọ - Nguyên Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, nguyên thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia cho biết.

Phát biểu tại cuộc gặp mặt, đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia, cho biết 10 năm qua, là một hành trình đấy gian khó, có cả những niềm vui và có cả những giọt nước mắt của các cán bộ công đoàn tham gia công tác thương lượng tiền lương tối thiểu vùng.

Đó là một hành trình với nhiều công sức, bản lĩnh, trí tuệ, trách nhiệm, mồ hôi của chúng ta đã đổ ra, vì một sứ mệnh là đại diện cho người lao động. Mỗi phiên họp về tiền lương, là hành trình mà người lao động luôn mong chờ. Chúng ta phải đặt mình vào người lao động, mới biết hôm nay trái tim, khối óc họ đang suy nghĩ gì và mong chờ điều gì"- đồng chí Ngọ Duy Hiểu chia sẻ.

Theo đồng chí Ngọ Duy Hiểu, 10 năm qua, nhiều thế hệ cán bộ công đoàn đã cơ bản đáp ứng được mong đợi của người lao động, khi đã làm việc bằng tất cả tinh thần trách nhiệm để thương lượng tiền lương tối thiểu một cách hài hoà và có lợi nhất cho người lao động.

Chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội nổi bật trong tháng 4/2023 Chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội nổi bật trong tháng 4/2023

Bệnh Covid-19 nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH); Áp dụng bảng lương mới chuyên ngành tuyên truyền viên văn hóa là hai ...

Nhiều thay đổi về chính sách tiền lương đối với giáo viên Nhiều thay đổi về chính sách tiền lương đối với giáo viên

6 điều chỉnh quan trọng trong quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm, xếp lương giáo viên sẽ có ...

Thủ tướng Chính phủ đề nghị ILO hỗ trợ cải cách hệ thống BHXH và chính sách tiền lương Thủ tướng Chính phủ đề nghị ILO hỗ trợ cải cách hệ thống BHXH và chính sách tiền lương

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tiếp tục hỗ trợ Việt Nam hoàn thiện hệ ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Công đoàn Dệt May khởi đầu Hành trình đỏ tại Bắc Ninh

Công đoàn -

Công đoàn Dệt May khởi đầu Hành trình đỏ tại Bắc Ninh

Hành trình đỏ - Ngày hội hiến máu tình nguyện năm 2024 vừa mở màn tại Bắc Ninh, sáng 15/5.

Những trăn trở của NLĐ Quảng Bình được Đoàn Đại biểu Quốc hội tiếp thu, nghiên cứu

Hoạt động Công đoàn -

Những trăn trở của NLĐ Quảng Bình được Đoàn Đại biểu Quốc hội tiếp thu, nghiên cứu

Thông qua hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề giữa Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình với cán bộ, đoàn viên, người lao động (NLĐ) trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, nhiều vấn đề tham gia đóng góp ý kiến về Dự thảo Luật Công đoàn, Luật BHXH (sửa đổi) và các chế độ, chính sách liên quan đến NLĐ được Đoàn Đại biểu Quốc hội tiếp thu, nghiên cứu để chuyển tải đến Quốc hội tại kỳ họp tới.

Công đoàn ngành Y tế Quảng Trị và sự lớn mạnh của đội ngũ người lao động

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn ngành Y tế Quảng Trị và sự lớn mạnh của đội ngũ người lao động

Trong đội ngũ đoàn viên công đoàn - người lao động của ngành Y tế tỉnh Quảng Trị có 9.02% được đào tạo sau Đại học, 38.57% Đại học, 16.12% Cao đẳng, 27.86% Trung cấp, 8.43% trình độ khác.

Niềm vui đong đầy ở Tổ Tự quản nhà trọ An Giang

Hoạt động Công đoàn -

Niềm vui đong đầy ở Tổ Tự quản nhà trọ An Giang

Bằng nhiều cách làm khác nhau, đến nay, mô hình Tổ Tự quản nhà trọ (TTQNT) ở An Giang đã không ngừng phát huy hiệu quả. Ở đó, công nhân lao động được hưởng rất nhiều quyền lợi từ những chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương và của tổ chức Công đoàn…

Tự tin sống lạc quan, là ngọn đèn không bao giờ tắt

Vòng tay Công đoàn -

Tự tin sống lạc quan, là ngọn đèn không bao giờ tắt

Vuốt phẳng phiu những đồng tiền nhăn nheo vừa bán lứa lợn non, rồi đếm đi đếm lại, “vẫn còn thiếu nhiều quá!”, chị Hiền nghĩ và nhìn tờ hóa đơn thuốc cho mẹ chồng, nước mắt lã chã rơi.

Công đoàn Đồng Nai: Quan tâm nhiều hơn đến đoàn viên, NLĐ khó khăn bị bệnh hiểm nghèo

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Đồng Nai: Quan tâm nhiều hơn đến đoàn viên, NLĐ khó khăn bị bệnh hiểm nghèo

Tháng Công nhân 2024 được LĐLĐ tỉnh Đồng Nai triển khai nhiều hoạt động chăm lo ý nghĩa và đa dạng đến đoàn viên, người lao động. Đặc biệt, Công đoàn Đồng Nai cùng công đoàn các cấp chú trọng quan tâm nhiều hơn, hỗ trợ nhiều hơn đến lao động bị bệnh hiểm nghèo, cực kỳ khó khăn.

Có được hưởng trợ cấp tai nạn lao động khi mới đóng BHXH? Tôi công nhân

Có được hưởng trợ cấp tai nạn lao động khi mới đóng BHXH?

Pháp luật không đặt ra điều kiện phải đóng BHXH bao lâu mới được hưởng. Vì vậy, dù mới đi làm, mới tham gia BHXH thì người lao động vẫn được hưởng trợ cấp tai nạn lao động như những người làm việc lâu năm.

Còn thừa ngày phép khi nghỉ việc, người lao động được thanh toán thế nào? Tôi công nhân

Còn thừa ngày phép khi nghỉ việc, người lao động được thanh toán thế nào?

Tiền phép thừa sẽ được người sử dụng lao động thanh toán cho NLĐ cùng với tiền lương và các khoản trợ cấp (nếu có) khi nghỉ việc.

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.

6 hoạt động trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong tháng 5/2024 Infographic

6 hoạt động trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong tháng 5/2024

Công đoàn Việt Nam xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5/2024
Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống?

Bản tin công nhân ngày 6/5 gồm những nội dung: Nhiều người lao động muốn nghỉ việc để “chạy luật” bảo hiểm xã hội; Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Đại diện công nhân TP HCM: "Nhà ở xã hội chỉ thấy trên tivi";35 bệnh nghề nghiệp được đề xuất hưởng BHXH...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

LĐLĐ huyện Đakrông: nhiều hoạt động thiết thực giúp đoàn viên, NLĐ yên tâm công tác

Hoạt động Công đoàn -

LĐLĐ huyện Đakrông: nhiều hoạt động thiết thực giúp đoàn viên, NLĐ yên tâm công tác

Trong những năm qua, công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, cho cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) có hoàn cảnh khó khăn là những hoạt động thiết thực luôn được các cấp công đoàn huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) đồng tình hưởng ứng và thực hiện hiệu quả, trở thành tiêu chí hoạt động của tổ chức Công đoàn giúp đoàn viên, người lao động (NLĐ) yên tâm, tin tưởng và tận tâm với công việc.

Nhiều tác phẩm ấn tượng tại cuộc thi viết “Công nhân và Công đoàn Quảng Trị”

Hoạt động Công đoàn -

Nhiều tác phẩm ấn tượng tại cuộc thi viết “Công nhân và Công đoàn Quảng Trị”

Sau 01 tháng phát động, có nhiều tác phẩm ấn tượng được gửi tham gia cuộc thi viết "Công nhân và Công đoàn Quảng Trị” năm 2024.

Đề nghị tăng mức tiền trực và tiền ăn cho nhân viên y tế

Công đoàn -

Đề nghị tăng mức tiền trực và tiền ăn cho nhân viên y tế

Đây là một trong những nội dung mà đoàn viên, người lao động ngành Y tế tỉnh Lâm Đồng gửi đến đại biểu Quốc hội trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Công nhân kiến nghị về Luật Bảo hiểm xã hội và "nới" cơ chế nhà ở xã hội

Công đoàn -

Công nhân kiến nghị về Luật Bảo hiểm xã hội và "nới" cơ chế nhà ở xã hội

Nhiều công nhân lao động nêu ý kiến với đại biểu Quốc hội về Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) và các vấn đề liên quan đến nhà ở.

Luật Công đoàn (sửa đổi): Cần bổ sung hành vi trốn, chậm đóng kinh phí công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

Luật Công đoàn (sửa đổi): Cần bổ sung hành vi trốn, chậm đóng kinh phí công đoàn

Nhiều ý kiến góp ý hoàn thiện dự án luật, nhất là cơ chế quản lý tài chính công đoàn được nêu tại hội nghị góp vào dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) do Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng tổ chức.

Nhiều hoạt động mang lợi ích thiết thực cho đoàn viên, người lao động ngành Y tế

Công đoàn -

Nhiều hoạt động mang lợi ích thiết thực cho đoàn viên, người lao động ngành Y tế

Tháng Công nhân năm 2024, các cấp Công đoàn Y tế Việt Nam triển khai nhiều hoạt động mang đến lợi ích thiết thực cho đoàn viên, người lao động trong ngành.

LĐLĐ TP Đà Nẵng tổ chức Cuộc thi viết về CNVCLĐ lần thứ III

Công đoàn -

LĐLĐ TP Đà Nẵng tổ chức Cuộc thi viết về CNVCLĐ lần thứ III

LĐLĐ TP Đà Nẵng phối hợp với Hội Nhà báo TP Đà Nẵng, Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức Cuộc thi viết về mô hình, tấm gương người tốt, việc tốt trong phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) TP Đà Nẵng lần thứ III, năm 2024.

Công đoàn tỉnh Quảng Bình: Dành quan tâm đặc biệt đến đoàn viên, NLĐ khó khăn

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn tỉnh Quảng Bình: Dành quan tâm đặc biệt đến đoàn viên, NLĐ khó khăn

Ngay từ giữa tháng 3, LĐLĐ tỉnh Quảng Bình đã xây dựng kế hoạch Tháng Công nhân với các hoạt động hướng về cơ sở, dành quan tâm đặc biệt đến đoàn viên, NLĐ khó khăn.

“Tăng quyền chủ động hơn nữa cho tổ chức Công đoàn”

Hoạt động Công đoàn -

“Tăng quyền chủ động hơn nữa cho tổ chức Công đoàn”

Cần tăng cường hơn nữa quyền chủ động cho tổ chức Công đoàn trong việc bố trí cán bộ làm công tác công đoàn tại các địa phương, đơn vị, nhất là đối với những cán bộ công đoàn chuyên trách tại các doanh nghiệp. Đây là ý kiến của một số cán bộ Công đoàn ở tỉnh Quảng Nam kiến nghị với đại biểu Quốc hội khi sửa đổi Luật Công đoàn.

Thừa Thiên Huế: Đoàn viên, người lao động thị xã Hương Trà hưởng ứng Tháng Công nhân

Hoạt động Công đoàn -

Thừa Thiên Huế: Đoàn viên, người lao động thị xã Hương Trà hưởng ứng Tháng Công nhân

Hơn 400 đoàn viên, người lao động trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế tham gia hưởng ứng sự kiện phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024.