Đề nghị tăng mức tiền trực và tiền ăn cho nhân viên y tế

Công đoàn - ĐOÀN LÂM

Đây là một trong những nội dung mà đoàn viên, người lao động ngành Y tế tỉnh Lâm Đồng gửi đến đại biểu Quốc hội trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Đề nghị tăng mức tiền trực và tiền ăn cho người lao động ngành y tế
Đồng chí Phạm Văn Được - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng chủ trì Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề giữa đại biểu Quốc hội với người lao động ngành Giáo dục và ngành Y tế tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: ĐL

Công tác cán bộ còn nhiều bất cập

Tại Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề giữa đại biểu Quốc hội với cán bộ quản lý, viên chức, người lao động ngành Giáo dục và ngành Y tế tỉnh Lâm Đồng trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, có 17 lượt ý kiến của đoàn viên, người lao động ngành Y tế gửi tới đại biểu Quốc hội.

Hội nghị do Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức vào ngày 10/5/2024.

Đồng chí Nguyễn Hữu Bôn, Trung tâm Y tế huyện Đơn Dương phản ánh, trong giai đoạn chống dịch COVID - 19, hầu như tất cả các nhân viên làm việc tại các cơ sở y tế đều phải tham gia, không phân biệt người có chuyên môn hoặc không có chuyên môn; người làm công tác khám chữa bệnh, phòng dịch thường xuyên hoặc không thường xuyên...

“Nhóm cán bộ, nhân viên làm công việc hành chính như ban lãnh đạo trung tâm, lãnh đạo các phòng, khoa. Tuy nhiên, nhóm này chỉ hưởng chế độ về phụ cấp ưu đãi nghề thấp theo Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/07/2011 của Chính phủ mà không được hưởng phụ cấp theo Nghị định 05/2023/NĐ-CP ngày 15/02/2023 của Chính phủ. Đây là điều chưa công bằng, đề nghị Trung ương xem xét để bổ sung chính sách này”, đồng chí Nguyễn Hữu Bôn bày tỏ.

Theo đồng chí Nguyễn Hữu Bôn, hiện nay viên chức làm công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, có trình độ chuyên môn về y tế, có chứng chỉ hành nghề, mặc dù chức danh chính là chuyên trách dân số nhưng vẫn thực hiện công việc như những nhân viên trạm y tế xã, nhưng chỉ được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề là 30%. Đề nghị nghiên cứu tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức làm công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình như nhân viên y tế tuyến xã. Đồng thời tăng mức phụ cấp ưu đãi lên 100% đối với toàn bộ viên chức và người lao động công tác tại các cơ sở y tế công lập.

Đề nghị tăng mức tiền trực và tiền ăn cho người lao động ngành y tế
Đồng chí Nguyễn Hữu Bôn, Trung tâm Y tế huyện Đơn Dương phát biểu tại Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề giữa đại biểu Quốc hội với người lao động ngành Giáo dục và ngành Y tế tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: ĐL

Đồng chí Phạm Thanh Hải - Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng kiến nghị: “Trung ương cần nghiên cứu, xem xét quy định phù hợp về kết luận tiêu chuẩn chính trị trong việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với công chức, viên chức giữ chức vụ ở cấp khoa, phòng thuộc bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế nhằm tạo điều kiện cho công tác bổ nhiệm các chức danh làm công tác chuyên môn y tế được đảm bảo đủ số lượng và chất lượng”.

Theo đồng chí Phạm Thanh Hải, thực tế, ngành Y tế là một ngành đặc thù thực hiện nhiệm vụ chuyên môn là bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nhiều cán bộ y tế có trình độ chuyên môn sâu, có đạo đức nghề nghiệp, có khả năng đảm nhiệm, điều hành thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn tại các khoa, phòng thuộc đơn vị nhưng có lịch sử chính trị không thể kết nạp vào Đảng, do đó với quy định hiện nay thì không thể thực hiện công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại được các chức vụ lãnh đạo, quản lý các khoa, phòng thuộc đơn vị, bệnh viện.

Còn đồng chí Ha Nin, Trung tâm Y tế huyện Đam Rông thì đề nghị sửa đổi điểm a Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ theo hướng Nhà nước có chính sách hỗ trợ thêm kinh phí đào tạo cho cán bộ, nhân viên y tế vùng sâu, vùng xa, đối với người đồng bào dân tộc thiểu số.

“Đề nghị Trung ương nghiên cứu, bổ sung thêm nhân viên y tế thôn bản tại các khu vực dân cư tự phát, di dân tự do (tiểu khu) thuộc vùng sâu, vùng xa, cách biệt với các thôn, bản để triển khai nhiệm vụ công tác phòng, chống dịch bệnh, tuyên truyền về công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chế độ luân phiên bác sĩ về tuyến dưới, tuyến cơ sở nhằm hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật; tăng cường cơ chế, chính sách giữ chân nhân viên y tế tại vùng sâu, vùng xa để đảm bảo người làm việc; không rút, biệt phái nhân viên tại các đơn vị này; bổ sung thêm chế độ, phụ cấp cho viên chức biệt phái để đảm bảo cuộc sống trong quá trình công tác”, đồng chí Ha Nin kiến nghị.

Đề nghị tăng mức tiền trực và tiền ăn cho người lao động ngành y tế
Hơn 200 cán bộ, đoàn viên, người lao động ngành Giáo dục và ngành Y tế tỉnh Lâm Đồng tham gia ội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề với đại biểu Quốc hội. Ảnh:ĐL

Đề nghị tăng mức tiền trực và tiền ăn

Liên quan đến chế độ, chính sách đối với người lao động, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động ngành Y tế Lâm Đồng phản ánh và kiến nghị, đề xuất nhiều nội dung thông qua Đoàn Đại biểu Quốc hội gửi đến Trung ương.

Đồng chí Vũ Quốc Tuyên, Trung tâm Y tế huyện Lâm Hà cho rằng, hiện nay chế độ thường trực theo Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch với mức tiền trực và tiền ăn cho cán bộ y tế hiện tại trực 24/24 giờ là quá thấp so với giá tiêu dùng

Cụ thể, hỗ trợ tiền ăn 15.000 đồng và tiền thường trực 65.000 đồng/người/phiên trực tại trung tâm y tế hạng III và các cơ sở khác tương đương; tương tự, đối với trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y, bệnh xá quân dân y là 15.000 đồng và 25.000 đồng/người/phiên trực là quá thấp, không đủ nhu cầu tối thiểu cho người lao động sinh hoạt bình thường.

“Đề nghị Chính phủ sửa đổi Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011, cụ thể: Tăng tiền phụ cấp phẫu thuật thủ thuật; tăng mức tiền thường trực và tiền ăn cho cán bộ y tế phù hợp với chỉ số trượt giá và giá tiêu dùng hiện nay. Áp dụng quy định thời giờ làm việc, làm thêm và thanh toán chế độ làm thêm giờ đối với thời gian trực 24/24 giờ của viên chức, người lao động theo Bộ luật Lao động”, đồng chí Vũ Quốc Tuyên nói.

Đề nghị tăng mức tiền trực và tiền ăn cho người lao động ngành y tế
Đại biểu Quốc hội Trịnh Thị Tú Anh phát biểu tại Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề giữa đại biểu Quốc hội với người lao động ngành Giáo dục và ngành Y tế tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: ĐL

Theo đồng chí Lê Khắc Thảo, Trung tâm Y tế huyện Đức Trọng thì Nghị quyết số 20/NQ-TW ngày 25/10/2017 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới chỉ rõ nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt.

Vì vậy, đề nghị xem xét bổ sung nghề y vào danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được nghỉ hưu trước 5 năm để đảm bảo sức khỏe cho viên chức, người lao động và chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Đồng thời, đề nghị bổ sung phụ cấp ưu đãi nghề vào đóng bảo hiểm xã hội cho viên chức, người lao động để đảm bảo quyền lợi và đời sống cho viên chức khi nghỉ hưu theo chế độ. Nâng chế độ phụ cấp chức vụ của viên chức lãnh đạo, quản lý đặc biệt đối với viên chức quản lý tuyến y tế cơ sở như: trưởng, phó trạm y tế.

Và còn nhiều ý kiến, kiến nghị đề xuất thiết thực của cán bộ quản lý, viên chức, người lao động thuộc ngành Y tế Lâm Đồng như: Đề nghị cho cán bộ, nhân viên y tế được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nghề như đối với ngành Giáo dục. Đề nghị các bộ, ngành Trung ương sớm có văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách đảm bảo thời gian làm nhiệm vụ công đoàn của cán bộ công đoàn không chuyên trách trong ngành Y tế như đối với ngành Giáo dục để đảm bảo quyền lợi cho các bộ công đoàn và hoạt động của tổ chức công đoàn…

Video: phỏng vấn đồng chí Vũ Quốc Tuyên, Trung tâm Y tế huyện Lâm Hà (Lâm Đồng)

Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Chính phủ:

Điều 2. Chế độ phụ cấp thường trực

1. Nguyên tắc thực hiện chế độ thường trực:

a) Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh căn cứ vào tình hình thực tế về nhân lực và hoạt động của từng bộ phận trong đơn vị để quyết định hình thức bố trí người lao động làm việc theo ca kíp hoặc làm thêm giờ; trường hợp thiếu nhân lực, không thể bố trí người làm việc theo ca kíp hoặc làm thêm giờ, kể cả các khu vực quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì phải bố trí người lao động thường trực 24/24 giờ;

b) Đối với khoa, khu vực đặc biệt gồm: khoa hồi sức cấp cứu, khoa phẫu thuật gây mê hồi sức, khoa hồi sức sơ sinh, khoa điều trị tích cực, khoa cấp cứu, khoa chống độc; chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, hạng II; khu vực chăm sóc bệnh nhân tâm thần cấp tính ở bệnh viện và trung tâm chuyên khoa tâm thần thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ vào điều kiện thực tế để bố trí người lao động làm việc theo ca như sau:

- Ngày làm việc gồm 03 ca, mỗi ca làm việc 08 giờ;

- Ngày làm việc gồm 02 ca: một ca làm việc 08 giờ theo giờ hành chính và một ca làm việc 16 giờ hoặc mỗi ca làm việc 12 giờ.

2. Định mức nhân lực trong phiên trực:

a) Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh thì định mức nhân lực tiêu chuẩn cho 01 phiên trực gồm: trực lãnh đạo, trực lâm sàng, trực cận lâm sàng và trực hậu cần được quy định như sau:

- Bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I: 14 người/phiên trực/100 giường bệnh kế hoạch;

- Bệnh viện hạng II và hạng III: 13 người/phiên trực/100 giường bệnh kế hoạch;

- Bệnh viện hạng IV, bệnh viện chưa được xếp hạng: 12 người/phiên trực/100 giường bệnh kế hoạch (tính chung cho cả số giường bệnh của các phòng khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh trực thuộc). Riêng bệnh viện có quy mô dưới 70 giường bệnh được bố trí 10 người/phiên trực; bệnh viện có quy mô từ 70 giường bệnh đến dưới 100 giường bệnh được bố trí 11 người/phiên trực.

Thủ trưởng cơ sở khám, chữa bệnh căn cứ vào dự toán ngân sách được giao và các nguồn thu sự nghiệp, vào tình hình thực tế về công suất sử dụng giường bệnh để quyết định số nhân lực trong phiên trực cho phù hợp. Trường hợp quá tải, đơn vị được quyết định số nhân lực trực cao hơn nhưng tối đa cũng không được vượt quá tỷ lệ quá tải của đơn vị.

b) Đối với trạm y tế xã có thể bố trí từ 1 người đến 2 người/phiên trực theo hướng dẫn của Bộ Y tế;

c) Đối với các bệnh xá quân dân y thực hiện định mức nhân lực trong phiên trực theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế;

d) Đối với cơ sở chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; cơ sở điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người khuyết tật thực hiện định mức nhân lực trong phiên trực theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế;

đ) Trường hợp Ban Chỉ đạo chống dịch quyết định huy động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tham gia chống dịch thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được bổ sung nhân lực trong phiên trực 24/24 giờ để vừa đáp ứng công tác chống dịch, vừa đáp ứng công tác khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở.

3. Chế độ đối với người lao động tham gia thường trực:

a) Chế độ phụ cấp thường trực:

- Người lao động thường trực 24/24 giờ được hưởng mức phụ cấp như sau:

+ 115.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt.

+ 90.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng II.

+ 65.000 đồng/người/phiên trực đối với các bệnh viện còn lại và các cơ sở khác tương đương.

+ 25.000 đồng/người/phiên trực đối với trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y, bệnh xá quân dân y.

- Người lao động thường trực theo ca 12/24 giờ được hưởng mức bằng 0,5 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ;

- Người lao động thường trực theo ca 16/24 giờ được hưởng mức bằng 0,75 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ.

Nếu thường trực tại khu vực hồi sức cấp cứu, khu vực chăm sóc đặc biệt thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,5 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày lễ, ngày Tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên.

b) Người lao động thường trực 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn là 15.000 đồng/người/phiên trực;

c) Người lao động được nghỉ và được hưởng nguyên lương sau khi tham gia thường trực như sau:

- Thường trực 24/24 giờ vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần được nghỉ bù 01 ngày; vào các ngày lễ, Tết được nghỉ bù 02 ngày;

- Thường trực theo ca 12/24 giờ hoặc ca 16/24 giờ được nghỉ ít nhất 12 giờ tiếp theo.

Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm việc vào giờ nghỉ trên thì phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật về lao động.

d) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm thêm giờ thì phải trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Người làm việc vào ca đêm được trả tiền lương làm việc vào ban đêm theo quy định của pháp luật về lao động.

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Công nhân, người lao động, cán bộ công đoàn khắp mọi miền bày tỏ tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Công đoàn -

Công nhân, người lao động, cán bộ công đoàn khắp mọi miền bày tỏ tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong hai ngày qua, cùng với nhân dân cả nước, đông đảo công nhân lao động, cán bộ Công đoàn ở khắp mọi miền Tổ quốc cũng đã tiến hành những nghi thức trọng thể, lễ tưởng niệm, tri ân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người đã luôn sâu sát và có nhiều chỉ dạy quý báu đối với lực lượng công nhân, người lao động, các tổ chức Công đoàn.

Công đoàn cơ sở cơ quan xã Hòa Liên đồng hành cùng nhân dân xây dựng nông thôn mới

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn cơ sở cơ quan xã Hòa Liên đồng hành cùng nhân dân xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, công đoàn cơ sở cơ quan xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) đã đồng hành cùng người dân trên địa bàn xã tích cực tham gia Chương trình xây dựng nông thôn mới, hướng đến xây dựng xã Hòa Liên trở thành phường giàu bản sắc, hiện đại, văn minh.

Đổi mới hoạt động Công đoàn theo hướng khoa học, sáng tạo, hướng về cơ sở

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Đổi mới hoạt động Công đoàn theo hướng khoa học, sáng tạo, hướng về cơ sở

Thực hiện Nghị quyết 02, của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới” các cấp ông đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều hoạt động được đổi mới, có hiệu quả theo hướng khoa học, sáng tạo, hướng về cơ sở, phù hợp với từng đối tượng đoàn viên, người lao động. Từ đó, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

Lãnh đạo Công đoàn khắp mọi miền chung một niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Công đoàn -

Lãnh đạo Công đoàn khắp mọi miền chung một niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong niềm tiếc thương vô hạn về sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tạp chí Lao động và Công đoàn ghi lại những dòng tâm sự, những cảm xúc và tình cảm sâu đậm của lãnh đạo tổ chức Công đoàn ở nhiều vùng miền, tỉnh, thành phố đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cùng với tâm niệm "biến đau thương thành hành động"...

Phát triển đoàn viên công đoàn trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước

Công đoàn -

Phát triển đoàn viên công đoàn trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước

Các đoàn viên, người lao động (NLĐ) của CĐCS công ty làm việc tại 13 phòng ban, gồm: Kỹ thuật, xây dựng, môi trường, quản lý chất lượng, bao bì, thu mua nguyên liệu, nghiên cứu phát triển, kế toán tài chính, kiểm soát nội bộ, an ninh, chứng từ - hải quan, kho vận, hành chánh - nhân sự và phân xưởng sản xuất.

Đà Nẵng: Công đoàn dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng Liệt sĩ

Hoạt động Công đoàn -

Đà Nẵng: Công đoàn dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng Liệt sĩ

Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), chiều 24/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Cẩm Lệ tổ chức Lễ đặt vòng hoa và dâng hương tại Đài Tưởng niệm Liệt sĩ Hòa Vang, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

CNLĐ Công ty TNHH may Phú Anh  - huyện Đông Sơn - tỉnh Thanh Hoá tưởng niệm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Lao động & Công đoàn media

CNLĐ Công ty TNHH may Phú Anh - huyện Đông Sơn - tỉnh Thanh Hoá tưởng niệm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

CNLĐ Công ty TNHH may Phú Anh - huyện Đông Sơn - tỉnh Thanh Hoá tưởng niệm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Bị sa thải trái pháp luật, người lao động cần làm gì? Tôi công nhân

Bị sa thải trái pháp luật, người lao động cần làm gì?

Trường hợp bị doanh nghiệp xử lý kỷ luật không đúng quy định nêu trên, người lao động có thể tự đòi lại quyền lợi chính đáng cho mình bằng việc khiếu nại, hòa giải, khởi kiện tòa án, thậm chí có thể tố giác tới cơ quan công an.

Talk Công đoàn: Cán bộ công đoàn làm phóng viên – dễ hay khó? Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Cán bộ công đoàn làm phóng viên – dễ hay khó?

Talk Công đoàn tuần này là cuộc trò chuyện với đồng chí Nguyễn Bá Mạnh - cán bộ Ban Tuyên giáo - Nữ công, LĐLĐ tỉnh Thái Bình.

10 Cán bộ Công đoàn được xét chọn Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV, năm 2024 Infographic

10 Cán bộ Công đoàn được xét chọn Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV, năm 2024

Thực hiện Kế hoạch số 19/KH-TLĐ ngày 22/02/2024 về việc tổ chức xét chọn Giải thưởng “Nguyễn Văn Linh” lần thứ IV, năm 2024, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã lựa chọn 10 cán bộ công đoàn tiêu biểu để trao giải thưởng danh giá này.
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dâng hương viếng đồng chí Nguyễn Đức Cảnh Video

Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dâng hương viếng đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Ngày 19/7, Đoàn công tác do đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hương viếng đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại Nhà tưởng niệm đồng chí tại xã An Đồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng.

Đọc thêm

Tháng Bảy về với di tích lịch sử diễn ra Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ I

Hoạt động Công đoàn -

Tháng Bảy về với di tích lịch sử diễn ra Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ I

Di tích lịch sử Quốc gia nơi diễn ra Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ I tại xã Cao Vân (nay là xã Phú Xuyên), huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên là một địa chỉ mà tôi đã hằng mong ước được đến tham quan từ lâu. Mãi đến trung tuần tháng Bảy này, tôi mới may mắn được theo đoàn công tác của Tổng LĐLĐ Việt Nam đến thăm nơi đây. Bao cảm xúc tươi mới của một người cán bộ trẻ như tôi chợt dâng trào, nhất là hiểu được thêm nhiều câu chuyện đầy ý nghĩa trong thuở đầu đánh dấu bước trưởng thành mạnh mẽ của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam.

QUỐC TANG TRONG LÒNG DÂN

Công đoàn -

QUỐC TANG TRONG LÒNG DÂN

Hôm nay là ngày đầu tiên của lễ Quốc tang diễn ra trong 2 ngày 25-26/7/2024. Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không quá bất ngờ nhưng lại đầy tiếc thương đối với toàn Đảng và toàn dân ta.

Tình cảm đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành cho đồng bào A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Công đoàn -

Tình cảm đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành cho đồng bào A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Cách đây hơn 10 năm, vào ngày 17/3/2014 cán bộ, nhân dân và đồng bào xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã vinh dự được gặp đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm, động viên và tìm hiểu kinh nghiệm xóa đói, giảm nghèo của địa phương. Đây là kỷ niệm đẹp và vinh dự lớn của bà con A Lưới, trong đó có chúng tôi...

Lãnh đạo tổ chức Công đoàn các nước chia buồn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hoạt động Công đoàn -

Lãnh đạo tổ chức Công đoàn các nước chia buồn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Được tin Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ trần, lãnh đạo tổ chức công đoàn các nước, các tổ chức quốc tế đã gửi điện, thư chia buồn đến Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bày tỏ tình cảm, niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và chia sẻ tình cảm đoàn kết, sát cánh với giai cấp công nhân, Công đoàn Việt Nam.

Cán bộ Công đoàn đoạt Giải thưởng Nguyễn Văn Linh bồi hồi nhớ lần gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Công đoàn -

Cán bộ Công đoàn đoạt Giải thưởng Nguyễn Văn Linh bồi hồi nhớ lần gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

5 năm trước, ngày 20/7/2019 tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gặp mặt 10 đại biểu được tôn vinh trong Lễ trao "Giải thưởng Nguyễn Văn Linh" lần I và 90 Chủ tịch Công đoàn cơ sở tiêu biểu toàn quốc lần thứ IV. Đây là kỷ niệm hết sức ý nghĩa, mãi không quên của những cán bộ Công đoàn có niềm vinh dự này.

Công nhân Thái Nguyên tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hoạt động Công đoàn -

Công nhân Thái Nguyên tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng ngày 22/7, khởi đầu ngày làm việc mới, Ban lãnh đạo, Công đoàn và hơn 16 nghìn người lao động các chi nhánh của Công ty CP Đầu tư và thương mại TNG trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã cùng nhau dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ và tri ân đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Các cấp công đoàn chủ động triển khai Chỉ thị 31 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác ATVSLĐ

Công đoàn -

Các cấp công đoàn chủ động triển khai Chỉ thị 31 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác ATVSLĐ

Ngày 19 tháng 3 năm 2024, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác ATVSLĐ trong tình hình mới (sau đây viết tắt là Chỉ thị số 31). Để triển khai có hiệu quả Chỉ thị này, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành Công văn số 1690/TLĐ-QHLĐ ngày 17/7/2024 yêu cầu các LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn tập trung triển khai thực hiện một số nội dung trọng tâm sau đây:

Tổ chức Công đoàn tích cực phối hợp hỗ trợ gia đình công nhân đi bộ từ Bình Dương về Tuyên Quang

Hoạt động Công đoàn -

Tổ chức Công đoàn tích cực phối hợp hỗ trợ gia đình công nhân đi bộ từ Bình Dương về Tuyên Quang

LĐLĐ tỉnh Bình Dương và LĐLĐ Tuyên Quang đang tích cực trao đổi thông tin, xác minh để có phương thức hỗ trợ vợ chồng hai công nhân Đỗ Bá Duy - Bàn Mai Hương khi được cho là bị chủ “giam lương” phải bồng con thơ đi bộ từ Bình Dương về quê ở tỉnh Tuyên Quang. PV Tạp chí Lao động và Công đoàn cũng đã về thăm nhà anh Duy để tìm hiểu sự tình.

Cuộc thi viết “Công nhân và Công đoàn Quảng Trị” thu hút 173 tác phẩm tham gia

Hoạt động Công đoàn -

Cuộc thi viết “Công nhân và Công đoàn Quảng Trị” thu hút 173 tác phẩm tham gia

Cuộc thi viết về “Công nhân và Công đoàn Quảng Trị” năm 2024 được phát động từ ngày 12/4 - 20/6, đã thu hút 173 tác phẩm tham gia cuộc thi, trong đó có 59 tác phẩm qua vòng sơ khảo và được đăng tải lên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn. Mỗi tác phẩm nhằm góp phần tuyên truyền những "góc nhìn" mới, những "khoảnh khắc" đẹp về hoạt động của các cấp công đoàn.

Bài cuối: Đổi mới hoạt động Công đoàn trong tình hình mới

Công đoàn -

Bài cuối: Đổi mới hoạt động Công đoàn trong tình hình mới

Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”, Chương trình số 10-CTr/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về triển khai thực hiện nghị quyết số 02-NQ/TW, các cấp Công đoàn thành phố chủ động, tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phù hợp với tình hình mới. Qua đó củng cố, kiện toàn, phát huy sức mạnh, nâng cao chất lượng hoạt động, vị thế của tổ chức Công đoàn lòng đoàn viên, người lao động (NLĐ).