Con đường "khổ hạnh", tưởng dễ mà khó
Cà phê tối - 07/10/2019 18:45 Vũ Đăng Hùng
Sư Toàn đã làm đơn xin xả giới và hoàn tục, đồng thời giao lại chùa Nga Hoàng cho GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc quản lý. Ảnh: NK |
Những quý thầy quý cô tu hành tinh tấn, mắt sáng thân gầy, ngoài giờ thực hành tu tập thì bận rộn hoằng pháp, tưới cây làm vườn, ngày đêm kín lịch. Những quý thầy quý cô ấy có thể ngồi hàng giờ lắng nghe phật tử chia sẻ nỗi khổ, có thể cùng Phật tử hành thiền, hướng dẫn từng hơi thở. Khi ngồi ăn cùng đại chúng, ai tới trước ngồi trước. Khi vào thiền đường cũng vậy, không có chút đặc quyền.
Biết bao người đau khổ đã vợi bớt, bao trầm luân kiếp người đã lắng lại, từ từ ươm mầm vui tươi trong sự hộ niệm kiên trì bao dung và đầy năng lượng an lành của các quý thầy cô.
Mỗi quý thầy cô như vậy, tài sản chỉ có ba bộ quần áo, cái áo khoác ngoài, một đôi dép, mũ rét, ô che mưa và một chiếc bát. Người nào nhiều hơn thì có cốc sứ uống trà riêng hoặc một hai vật mọn. Có quý thầy mấy chục năm tu hành, giảng đạo hoằng pháp khắp nơi trên thế giới, mà túi chỉ nhiều nhất 50 đô, chừng triệu hai tiền Việt. Đất cát, tu viện, xe cộ, nhà cửa đều không có ai đứng tên, mãi mãi thuộc về đại chúng.
Mỗi tháng, quý thầy cô ấy chỉ cần 500.000 đồng tiền Việt Nam để sinh hoạt ăn uống. Thế mà nhiều khi không đủ tiền sống. Bỏ 500.000 một tháng, 6 triệu một năm là đủ thức ăm đạm bạc cho một vị xuất gia cao quý, bằng một bữa ăn ngập rượu thịt, thế mà cũng không có nhiều người đóng góp. Chỉ vì một điều duy nhất là sự đóng góp ấy dù có ghi lại, có báo cáo nhưng không được nêu danh. Và sẽ đóng cho tu viện, không dúi vào tay làm thân với ai được, người đóng nhiều cả tỷ bạc, cũng được cư xử như kẻ đóng năm chục nghìn.
Đại chúng công bằng, giàu nghèo không phân biệt. Lẽ đời ai đóng nhiều đều muốn được hơn người, nhưng các quý thầy cô vẫn lặng lẽ rau muối chứ không chiều theo bản ngã trái đạo. Những vị Phật tử dúi tiền vào tay thầy, bỏ của cải cho sư nhằm trở thành Phật tử được ưu tiên, tưởng mình có sư sủng ái tức là có thành tựu, thực ra đã lấn sâu vào bùn lầy của tà đạo. Sư thầy tu hú mới như vậy. Mình phải dũng cảm mà nhận rằng nếu có sư thầy như vậy, thì bước sang một bên mà đi tiếp.
Y pháp bất y nhân, dựa vào đạo chứ không phải thờ ông thầy. Giờ nhóm quây lấy một thầy, thi nhau chăm sóc đầy vị kỷ, thầy thì ăn yến ăn cao, đêm lên mạng xem clip, nhắn tin chat chit, đi đâu xe cộ vênh vang, sãi nữ xung quanh vâng dạ, như một ông vua, cộng nghiệp cả thầy lẫn trò rất là nhiều. Người tu chân chính mà gặp cảnh đó, đủ sức thì đã chuyển hoá Phật tử, còn như vẫn yếu thì đã xá chào rồi ra đi để tiếp tục tu hành.
Sư giả như ông Toàn nhiều lắm. Cứ chùa nào mà được truyền tai là chùa thiêng, hoặc xây dựng nguy nga mà lại có quan chức ghé tới, lại như sư tìm nơi trụ trì ăn chia tiền công đức, sư với doanh nghiệp cùng góp sức làm ăn... thì không thể nào là trung đạo.
Nhìn mấy người mặc áo nhà sư, người gồng cứng giả bộ trang nghiêm đánh chuông hút khách du lịch ở mấy cái chùa trên đỉnh Phan mà buồn cười. Tiếng chuông như tiếng kẻng vậy.
Khách sạn trên Mã Pì Lèng và không khí dưới Hà Nội Ứng dụng đo ô nhiễm không khí AirVisual đang nổi đình nổi đám đột nhiên biến mất chỉ sau một đêm và những lùm xùm ... |
Thời tiết ngày 7/10: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa và dông rải rác vào chiều tối Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ dự báo có mưa vào chiều tối ngày 7/10. |
Trung thu muộn cạnh Rạng Đông, tình của những người trở về Trung thu là tết đoàn viên và dẫu muộn hơn nửa tháng thì vẫn rất cần thiết, nhân ái và ý nghĩa đối với mỗi ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Cà phê tối - 30/10/2024 10:33
Công nhân bỏ phố về quê - Đâu có gì mà hốt hoảng!
Thúy, công nhân một nhà máy da giày ở Đồng Nai quyết định về quê làm việc và sinh sống sau gần 10 năm lang bạt từ Bình Dương qua Đồng Nai rồi TP HCM.
Cà phê tối - 28/10/2024 13:42
"Giá bất động sản hư hư ảo ảo"
"Thị trường bất động sản hư hư ảo ảo, khó mà định giá, hôm nay giá này ngày mai lại giá khác", đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) chia sẻ.
Cà phê tối - 28/10/2024 00:27
Eximbank nên minh bạch thông tin hay là truy tìm động cơ xấu?
Ngân hàng Eximbank vừa phát thông cáo phản bác luận điệu từ nội dung văn bản phát tán trên mạng xã hội và thông tin nhạy cảm liên quan, đồng thời nhờ cơ quan chức năng truy tìm động cơ, nguồn gốc phát tán tài liệu ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của Eximbank.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Thu hút thợ hồ, hớt tóc vào tổ chức Công đoàn
- Công đoàn Vietcombank hướng đến “Trọng đức, gần gũi, biết cảm thông và sẻ chia”
- Bố già Vito Corleone và bài học kỷ luật cho giới trẻ trước tình trạng đua xe
- AI Talk - “Góc nhìn từ quá khứ”
- Thầy Nguyễn Văn Thỏn: Ước muốn công đoàn trường là địa chỉ của hạnh phúc