Con đường gốm sứ Hà Nội xuống cấp: Giới họa sĩ nói gì?
Đời sống - 31/10/2019 14:30 Ý Yên
Nhiều họa sĩ cho rằng con đường gốm sứ ở Hà Nội vốn dĩ không mang nhiều ý nghĩa về giá trị văn hóa, nghệ thuật mà chỉ đạt được tiêu chí "to nhất" - Ảnh: M.K |
Con đường gốm sứ Hà Nội - bức tranh kỷ lục Guinness về khía cạnh "to", hoành tráng với chi phí đầu tư lên tới 65 tỷ đồng nay đang xuống cấp tệ hại. Điều đáng nói, đây không phải lần đầu tiên công trình này có những dấu hiệu bong tróc, nứt vỡ loang lổ.
Sự xuống cấp tệ hại diễn ra thường xuyên của con đường gốm sứ đã khiến nhiều người phải lắc đầu ngao ngán. Trong khi đó, phần lớn họa sĩ không tỏ ra tiếc nuối trước sự tàn tạ của con đường, bởi họ cho rằng công trình này vốn dĩ không mang nhiều ý nghĩa về giá trị văn hóa, nghệ thuật mà chỉ đạt được tiêu chí "to nhất".
Họa sĩ Phạm Hà Hải chia sẻ với Cuộc sống an toàn: "Ngay từ đầu tôi đã không ủng hộ công trình này. Theo tôi có mấy vấn đề, thứ nhất: Về mặt chức năng, tuyến đường đó vốn dĩ không phù hợp để làm các công trình nghệ thuật công cộng. Vì những công trình dạng ấy mục đích là để cho công chúng ngắm nhìn, cho nên nó phải được đặt ở đường giao thông tĩnh như phố đi bộ. Thứ hai, tổng thể bức tranh gốm sứ đó từ khi còn trên bản thiết kế đã không có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử nhưng đã vội vàng thực hiện, cố gắng hoàn thiện cho kịp ngày Đại lễ dẫn đến khó thay đổi. Mà cái gì gắn với công trình công cộng thì có ảnh hưởng rất lâu dài tới nhiều thế hệ, ở công trình này sẽ dẫn đến những nhận thức sai lệch về thẩm mỹ, lịch sử, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ".
Cùng quan điểm đó, họa sĩ Trần Huy Oánh nói: Con đường gốm sứ chỉ là bức tranh to, không có giá trị nghệ thuật. Cũng giống nhiều con đường bích họa, trong giới chúng tôi gọi là phong trào "đưa nông thôn về thành thị" hay "xây dựng nông thôn mới ở thủ đô", rất lòe loẹt, phản cảm. Hơn nữa, những công trình như thế ở bên cạnh đường giao thông đông đúc cũng không phù hợp, người ta đi mải ngắm thì cũng mất an toàn giao thông.
Ông cho rằng chỉ nên trang trí điểm xuyết, có điểm nhấn bằng những vật liệu bền vững và thân thiện với môi trường.
Người dân "đối thoại" với con đường gốm sứ bằng cách phóng uế, vứt rác, đốt lửa lên nó - Ảnh: M.K |
Họa sĩ Nguyễn Đức Sáng gay gắt: "Tôi không có thiện cảm với những bức tranh gốm này vì nó quá dễ dãi với nghệ thuật, thẩm mỹ. Phải nói là tùy tiện như một món lẩu thập cẩm. Nó xuống cấp chỉ có cách bỏ đi hoàn toàn và làm lại và phải có ý đồ sáng tác".
Họa sĩ Ba Tỉnh đưa ra quan điểm rằng tranh sứ có thể bền vứng hàng trăm năm nên việc đầu tư phải có trọng điểm, làm đâu được đấy, không ôm đồm hình thức, không đặt vấn đề "to và dài" nhất trong khi chất lượng, chất liệu lại tồi.
Có thể nói, từ lâu nghệ thuật không chỉ giới hạn trong các phòng trưng bày, mà nó trở thành một phần không thể thiếu của không gian ngoài trời, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Nhưng, sự nhếch nhác của con đường gốm sứ hôm nay chính là lời cảnh báo cho diện mạo Thủ đô trong tương lai, khi mà phong trào vẽ tranh bích họa đang tràn lan khắp phố phường và dường như được chấp nhận một cách dễ dãi.
Người dân bức xúc vì lối đi chung gần 40 năm bị "biến" thành đất riêng |
Con đường gốm sứ ở Hà Nội đang xuống cấp ra sao? |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025