Họa sĩ Trần Huy Oánh và ký ức một thời nghèo mà vui

Kinh tế - Xã hội - MINH KHÔI

Tôi vẫn thường ngồi trò chuyện với họa sĩ Trần Huy Oánh trên căn gác tại nhà riêng của ông, sâu trong con ngõ nhỏ phía sau Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Đó vừa là phòng ngủ, vừa là xưởng vẽ, lại cũng là nơi ông gìn giữ những tác phẩm đủ mọi chất liệu trong suốt sự nghiệp hội họa của mình. Nơi ấy vừa đủ tĩnh lặng để những kỷ niệm một thời “nghèo mà vui” cứ thế chầm chậm tái hiện qua lời kể của người họa sĩ năm nay đã ở tuổi 85.
Họa sĩ Trần Huy Oánh và ký ức một thời nghèo mà vui
Chân dung họa sĩ Trần Huy Oánh, nguyên Phó hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội.

Người thầy khai mở phương pháp

Họa sĩ Trần Huy Oánh sinh năm 1937 tại xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông mồ côi cha từ sớm, được nuôi nấng bởi người mẹ nghèo khó nhưng can trường. Vốn ham vẽ từ nhỏ và vẽ rất đẹp, ngay từ thời tiểu học ông đã manh nha ý thức về nghiệp hội họa. Tài năng trời phú của ông thường được phát huy trong những giờ học Sinh vật, Lịch sử. Thầy giáo thường gọi Trần Huy Oánh lên bảng để vẽ mẫu những con vật, cơ thể người, hay những trận đánh nổi tiếng…

Tuy vậy, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, việc học hành của Trần Huy Oánh thường xuyên bị gián đoạn. Quê ông là vùng tề, địch lập các đồn bốt và thường tổ chức các trận càn, dân trong vùng phải thường “chạy giặc”. Có những thời điểm Trần Huy Oánh phải đi học ở xa, hành trang là một cái bàn gỗ nhỏ, quyển vở và nắm cơm tẻ. Ông hay dùng từ “bập bõm” để nói về sự học của mình lúc bấy giờ.

Năm 1956, Trần Huy Oánh trúng tuyển vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (nay là Đại học Mỹ thuật Hà Nội). Đây là kỳ tuyển sinh khóa II của trường sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc.

Hồi còn ở quê, Trần Huy Oánh tự học vẽ thông qua một cuốn sách của Pháp. Ông nổi tiếng trong vùng, lan sang thành phố Nam Định bởi khả năng vẽ truyền thần điêu luyện. Nhưng khi mới vào trường mỹ thuật, ông thuộc nhóm những học viên kém của lớp và luôn bị các học viên khác kỳ thị vì là dân “vẽ tranh truyền thần”. Sự buồn bã và đôi lúc bực tức khiến ông lúng túng trong việc tìm phương pháp vẽ, trong khi các thầy giáo thời ấy “chỉ có gật và lắc, không giải thích, không phân tích, bắt học trò tự tư duy”.

Một hôm, trong lúc cả lớp đang thực hành vẽ mẫu, họa sĩ Trần Văn Cẩn, khi ấy là Hiệu trưởng, bước vào xem bài cho một học viên. Trần Huy Oánh bèn bỏ bút, dõi theo từng động tác của thầy. Họa sỹ nhớ lại: “Ông ấy ngồi rất lâu quan sát mẫu, sau đó hỏi que đo, dây dọi đâu? Tôi nghĩ bụng, thầy mà còn phải đo với dọi. Ông nhận que đo, dây dọi đặt lên đặt xuống ngắm nghía, cân nhắc rất lâu mà chưa vẽ, nhưng khi cầm bút lên đặt nét nào trúng nét đó. Tôi sung sướng vô cùng và tự nói với mình: Hay thật! Phương pháp là đây chứ đâu? Sau đó tôi về thực hiện đúng theo phương pháp của thầy, cẩn thận và chính xác”.

Họa sĩ Trần Huy Oánh và ký ức một thời nghèo mà vui
Một tác phẩm vẽ công nhân vùng mỏ của hoạ sĩ Trần Huy Oánh, năm 1960.

Một trong hai tác phẩm nói trên được ông vẽ trong thời gian đi thực tế tại Nhà máy Xi măng Hải Phòng. Ông vẽ cảnh một công nhân với dáng người chắc khỏe đang đẩy xe xi măng, đề dòng chữ “Quyết tăng năng suất”. Với tác phẩm này, Trần Huy Oánh được tặng giải thưởng trị giá 30 đồng. Ông chia sẻ: “Nhà tôi nghèo chẳng có gì. Trong thời gian đi học tôi được học bổng 22 đồng. Tôi nộp cho nhà bếp 18 đồng tiền ăn, còn lại 4 đồng thì ăn sáng hết 3 đồng, mỗi sáng 1 hào xôi, 1 đồng dùng để mua xà phòng và một số thứ cho sinh hoạt. Chẳng lúc nào có tiền, do vậy mà mỗi dịp Tết về quê rất buồn. Tết năm ấy được thưởng 30 đồng thì tôi không tiêu đồng nào, vẫn để trong phong bì thắt nơ đỏ. Tôi đem về khoe với mẹ và đưa cho bà để lợp lại mái nhà”.

Kỷ niệm suýt bị đánh, dám vẽ “nude”…

Cuối năm 1960, đầu năm 1961, nhà trường cho 2 lớp đi thực tập ở Quảng Ninh 3 tháng, phát cho nhiều họa cụ “xịn” của Liên Xô, với yêu cầu kết thúc đợt thực tập phải có tác phẩm tham gia triển lãm mỹ thuật toàn quốc. Trần Huy Oánh và một người bạn được bố trí ở trên căn gác nhỏ trong nhà một bà cụ gần chợ Cẩm Phả, hằng ngày vào lò than Thống Nhất vẽ ký họa công nhân.

“Họ vất vả vô cùng, đồ bảo hộ nghèo nàn, chỉ mặc quần đùi, đeo xà cạp, đội mũ và xách theo cái xẻng, cái đèn chui xuống lòng đất, nơi có những vỉa than óng ánh. Ai nấy đều rất vui vẻ, hăng hái lao động sản xuất. Hình ảnh ấy gây cho tôi một ấn tượng sâu sắc”, họa sĩ Trần Huy Oánh nhớ lại.

Thời gian đầu thâm nhập thực tế, ông vẽ rất nhiều ký họa nhưng vẫn chưa biết phải chọn đề tài nào để dựng tác phẩm. Trong lúc đó, xí nghiệp mới đưa vào sử dụng hai nhà tắm nước nóng, phục vụ công nhân mỏ và rất tự hào về công trình này. Ý tưởng về đề tài “Công nhân mỏ tắm nude” chợt loé lên, ông liền xin Ban Hành chính khu mỏ than Cẩm Phả giấy giới thiệu đến vẽ ở nhà tắm nước nóng.

Hằng ngày Trần Huy Oánh đến một góc nhà tắm để vẽ ký họa. Ông say sưa ghi chép lại các tư liệu cần thiết, từ cái mắc treo quần áo đến tư thế tắm của thợ mỏ… “Cơ thể họ khoẻ khoắn, ngực nở, cộng với ánh sáng hắt xuống làn hơi nước nóng càng tăng thêm vẻ đẹp tạo hình. Tôi muốn ghi lại tất cả các chi tiết nơi đây. Tôi muốn dựng một tác phẩm thể hiện sự phấn khởi của công nhân khi được tắm nước nóng sau một ngày lao động vất vả”, họa sĩ kể lại.

Nhưng sự say sưa ấy của ông khiến các công nhân ngày càng khó chịu. Có lần ông suýt bị một số công nhân trẻ tuổi “tẩn” cho một trận, cũng may có vài người can ngăn, tỏ ra thông cảm với công việc của họa sĩ.

Họa sĩ Trần Huy Oánh và ký ức một thời nghèo mà vui
Một bức vẽ nhanh công nhân tắm nude của họa sĩ Trần Huy Oánh, năm 1960.

Khi có đủ tư liệu, ông dựng phác thảo và hoàn thành bức tranh khổ 1m x 1,5m. Ông kể lại: “Ba ngày trước khi các sinh viên phải nộp tranh để triển lãm cho công nhân xem, thầy Trần Văn Cẩn và họa sỹ Ku - nhê - sốp, chuyên gia Liên Xô tới thăm tôi. Sau câu chào và hỏi thăm sức khỏe, tôi thấy từ lúc các thầy xem tranh đến lúc về không hề nói một câu. Không khen, không chê, không lắc đầu, không gật đầu, chỉ im lặng. Tôi rất buồn, cả đêm hôm đó không ngủ được. Tôi hiểu rằng lúc này không thể cứu vãn, tranh đã hỏng rồi, bỏ đi hay giữ lại thì cũng là hỏng rồi. Gần sáng, tôi vùng dậy lấy dao cạo trắng, xóa hết và vẽ một bức khác trong ba ngày liền. Ăn tại chỗ, đêm chợp mắt một vài tiếng, tập trung sức lực và sáng tạo để vẽ. Trước giờ khai mạc triển lãm khoảng nửa tiếng, bạn bè vào giục thì tôi mới hoàn thành bức tranh và đem ra treo ở triển lãm”.

Bức tranh của Trần Huy Oánh gây rất nhiều tranh cãi bởi vẽ cảnh “nude” của các công nhân nam. Dù họa sĩ đã chủ động vẽ các tư thế che đi phần “nhạy cảm” nhưng đó cũng là một tác phẩm táo bạo lúc bấy giờ. Công nhân trẻ đến xem triển lãm rất đông, họ bàn tán to nhỏ về bức tranh, người đồng tình, người phản đối. Trong khi đó, các nữ công nhân khi xem đến tranh của ông thì lướt qua rất nhanh, đỏ mặt ngượng ngùng không dám nhìn, mãi đến khi ra về mới… cố liếc mắt lại lần nữa.

Bức tranh được họa sĩ Trần Văn Cẩn và vị chuyên gia Liên Xô đánh giá rất cao. “Thầy Cẩn cười nhẹ nhàng, gật gật cái đầu, khen tranh hay, còn ông Ku - nhê - sốp phấn khích khen rất tốt, khác hẳn với thái độ của ba ngày trước”. Lúc đó, Trần Huy Oánh biết rằng quyết định táo bạo của mình thật đúng đắn. Tuy nhiên khi về trường, gần 20 tác phẩm tranh của lớp đều được đem đi triển lãm, riêng tranh ông bị loại, sau đó ông còn bị đoàn thanh niên đưa ra kiểm điểm vì tội vẽ “nude”.

Nghèo mà vui…

Sau đó một năm, trên cơ sở những tự liệu ký họa thu thập trong chuyến thực tập ở mỏ than Thống Nhất, ông vẽ bức “Công nhân lò đọc tin vùng mỏ” cho bài tập chuyên khoa. Bức tranh này sau đó được Bảo tàng Mỹ thuật mua lại với giá 500 đồng.

“Thời điểm đó giáp Tết, tôi loay hoay không biết lấy đâu ra tiền về quê. May quá, đến hôm 28 tháng Chạp thì anh bạn tôi là Đỗ Hữu Huề báo tin bức tranh đã được Bảo tàng mua. Anh ấy gửi trước cho 100 đồng tiêu Tết, hẹn ra Giêng lấy nốt số tiền còn lại. Sau kỳ nghỉ Tết, tôi quay lại trường thì nhận được thông báo bức tranh đó ông chỉ được nhận 20%, còn lại 80% số tiền phải nộp lại cho trường, vì đó là bài tập, là tài sản của nhà trường. Thế là, tôi lại phải dồn tiền học bổng vào để bù vào khoản tiền đã tiêu trước đó”, ông cười kể lại.

Họa sĩ Trần Huy Oánh chia sẻ: “Ngày đó chúng tôi nghèo nhưng vẫn vui. Nghèo nhưng không biết mình nghèo, bởi vì đó là tình trạng chung của toàn xã hội”. Thời bao cấp, ông phải sáng tạo nghệ thuật nhiều lĩnh vực để nuôi gia đình, từ vẽ minh họa sách, báo, truyện, đến vẽ tranh bán cho Tây… Chất liệu nào ông cũng thành công, được Bảo tàng lưu trữ, trưng bày, tiêu biểu như bức “Cầu Hàm Rồng”, “Ông cháu”, “Mẹ con”…

Ở tuổi 85, ông vẫn miệt mài cầm cọ. Ông quan niệm, muốn tồn tại và phát triển thì phải luôn sáng tạo và tư duy mới trên vấn đề cũ. Và, nếu không có hoài bão, lòng đam mê, nếu không trăn trở, đau đáu với tinh thần lao động miệt mài thì không thể thành công, nhất là lĩnh vực nghệ thuật.

Họa sĩ Trương Đình Dung: Đam mê vẽ với họa pháp tự do Họa sĩ Trương Đình Dung: Đam mê vẽ với họa pháp tự do

Khi Dung bước vào với câu nói: “Thấy người quen ngồi một mình nên không thể làm ngơ mà chạy thẳng được, phải ghé vô ...

Tự do sáng tạo không phải là cuồng ngông phi pháp! Tự do sáng tạo không phải là cuồng ngông phi pháp!

Đời sống nghệ thuật nước nhà và quốc tế tuần qua xôn xao với những cảm xúc đa dạng, thậm chí trái ngược.

Chuyện về người đưa nghệ thuật sơn mài sang châu Âu Chuyện về người đưa nghệ thuật sơn mài sang châu Âu

Bằng nhựa từ cây sơn mài tự nhiên của Việt Nam, họa sĩ Annick là người đã làm nên sự hiện diện của truyền thống ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số

Kinh tế - Xã hội -

Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số

TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.

Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc

Kinh tế - Xã hội -

Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc

Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ môi trường và tài sản.

Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới

Kinh tế - Xã hội -

Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới

Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp bất động sản đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.

Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?

Kinh tế - Xã hội -

Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?

Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ được thực hiện thông qua ứng dụng VNeID (tài khoản định danh điện từ) cài đặt trên điện thoại di động.

Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?

Kinh tế - Xã hội -

Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?

Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy không phải hiếm gặp. Nguyên nhân do đâu, cách xử lý như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024

Kinh tế - Xã hội -

Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024

Bạn đã bao giờ tưởng tượng mình sẽ lái một chiếc Ford Ranger chinh phục những địa hình hiểm trở? PVOIL VOC 2024 đã biến điều đó thành hiện thực cho hàng trăm người đam mê off-road tại Việt Nam.

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh Video

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Sáng ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có

Đồng chí Lê Khánh Minh, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Luxshare ICT Nghệ An chia sẻ về những kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam Video

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam

Ngày 21/11, Đoàn công tác Ban Dân vận Trung ương đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Đọc thêm

Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất

Kinh tế - Xã hội -

Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất

Chính sách bán hàng còn “ghi điểm” khi đưa ra tiến độ thanh toán siêu giãn, giúp khách chỉ phải trả 1 - 1,5%/tháng, tương đương từ 39 triệu đồng/tháng. Nhờ đó, với số tiền khoảng 3 tỷ đồng trong tay, khách hàng đã có thể sở hữu ngay một căn hộ hạng sang thuộc dự án Top 1 Đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn.

Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời

Kinh tế - Xã hội -

Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời

Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.

Cơ hội cuối nhận ưu đãi 100% lệ phí trước bạ cho xe Toyota trong năm 2024

Kinh tế - Xã hội -

Cơ hội cuối nhận ưu đãi 100% lệ phí trước bạ cho xe Toyota trong năm 2024

Nắm bắt nhu cầu mua xe tăng cao vào những tháng cuối năm và hiệu ứng tích cực từ chương trình ưu đãi của các tháng trước, tháng 11 này Toyota Việt Nam tiếp tục triển khai khuyến mại dành cho 5 mẫu xe “hot” giúp khách hàng dễ dàng sở hữu xe Toyota trước thềm năm mới.

GAC All-New M8: Cân bằng, tinh tế, lựa chọn tối ưu cho di chuyển hằng ngày

Kinh tế - Xã hội -

GAC All-New M8: Cân bằng, tinh tế, lựa chọn tối ưu cho di chuyển hằng ngày

Với khả năng vận hành mượt mà trong đô thị và độ ổn định vững chắc trên cao tốc, All-New M8 đem lại trải nghiệm lái thư thái nhưng không kém phần tin cậy, biến từng hành trình thành trải nghiệm dễ chịu cho cả người lái và hành khách.

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Kinh tế - Xã hội -

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Báo cáo thường niên năm 2023 của VietinBank với chủ đề “Định hình kỷ nguyên số” gửi gắm thông điệp về hành trình Chuyển đổi số đang được Ngân hàng triển khai quyết liệt và toàn diện.

Ekokemika Việt Nam mang công nghệ rửa xe không chạm tới PVOIL VOC 2024

Kinh tế - Xã hội -

Ekokemika Việt Nam mang công nghệ rửa xe không chạm tới PVOIL VOC 2024

Ekokemika Việt Nam đồng hành cùng Giải Đua xe Ô tô Địa hình Việt Nam PVOIL Cup 2024, diễn ra từ ngày 1/11 đến 3/11/2024.

Thị trường chung cư Hà Nội xuất hiện mức giá chỉ 58 triệu đồng/m2

Kinh tế - Xã hội -

Thị trường chung cư Hà Nội xuất hiện mức giá chỉ 58 triệu đồng/m2

Nếu như khách ở thực có cơ hội sở hữu nhà nội đô với mức giá hợp lý thì với giới đầu tư, Hanoi Melody Residences đảm bảo tiềm năng tăng giá lớn.

VinBigdata lọt Top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt

Kinh tế - Xã hội -

VinBigdata lọt Top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt

Công ty CP VinBigdata (Tập đoàn Vingroup) vừa lọt Top 10 thế giới ở hạng mục nhận diện khuôn mặt Mugshot Webcam, bảng xếp hạng Đánh giá Công nghệ Nhận diện khuôn mặt mới nhất, do Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Hoa Kỳ công bố.

Vinpearl lọt vào top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á

Kinh tế - Xã hội -

Vinpearl lọt vào top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á

Ngày 13/11, Vinpearl được vinh danh top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á, số 1 Việt Nam do Brand Finance - tổ chức định giá thương hiệu hàng đầu thế giới xếp hạng. Đây là cú vươn mình đầy ngoạn mục của Vinpearl, khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng - vui chơi giải trí tại Việt Nam và trong khu vực.

Kết nối xúc tiến đầu tư tại tỉnh Ninh Thuận: cơ hội việc làm cho người lao động địa phương

Kinh tế - Xã hội -

Kết nối xúc tiến đầu tư tại tỉnh Ninh Thuận: cơ hội việc làm cho người lao động địa phương

Ninh Thuận vừa lần đầu tiên lọt Top 10 địa phương thu hút vốn FDI với mức tăng tới 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái.