Con đường gốm sứ Hà Nội xuống cấp: "Đừng để nó bị hoang tàn rất phản cảm"
Đời sống - 30/10/2019 16:25 Ý Yên
Con đường gốm sứ Hà Nội tiếp tục xuống cấp - Ảnh: M.K |
Con đường gốm sứ là một trong những công trình chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, từng ghi danh vào kỷ lục Guinness là "bức tranh ghép gốm lớn nhất thế giới" với chiều dài gần 4km, tổng diện tích tranh khoảng 7.000 m2.
Mặc dù vậy, sau khi khánh thành vào năm 2010 đến nay, con đường gốm sứ thường xuyên bị bong tróc, rạn nứt, có đoạn bị bong tới hàng m2, để lộ rõ khoảng tường xi măng bên trong khiến bức tranh trở nên xấu xí, phản cảm.
Sau nhiều lần đại tu, gần đây là vào năm 2015 và 2017 với chi phí hàng tỷ đồng, đến nay con đường gốm sứ tiếp tục xuống cấp khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về chất lượng cũng như ý thức bảo vệ công trình công cộng của người dân và nhà quản lý.
Trao đổi với Cuộc sống an toàn, họa sĩ Trần Khánh Chương - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam cho rằng: "Đây là công trình công cộng ngoài trời, chịu tác động bởi môi trường tự nhiên và con người cho nên không tránh khỏi việc hư hỏng, xuống cấp. Điều quan trọng là cơ quan quản lý phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, tu sửa, không thể để làm xong rồi thì bỏ đó, để xuống cấp trong một thời gian dài. Cũng đừng đổ lỗi cho ý thức của người dân mà trách nhiệm đầu tiên phải thuộc về người quản lý".
Trước đây họa sĩ Nguyễn Thu Thủy, Công ty TNHH Nghệ thuật Tân Hà Nội - đơn vị thi công công trình này từng lý giải về sự bong tróc các mảng trang trí này là do lớp vữa không bền gây ra đứt gãy, bong nứt... Trong khi Sở Xây dựng TP Hà Nội cho rằng công trình chịu ảnh hưởng bởi sự rung lắc do nằm ngay cạnh đường giao thông.
Chia sẻ về thực trạng của con đường gốm sứ Hà Nội hiện nay, họa sĩ Ba Tỉnh bày tỏ: "Tôi biết công trình này từ ngày đầu và biết cả tác giả. Đây là một ý tưởng rất hay cần được ủng hộ, tuy nhiên có 2 ý thế này: Thứ nhất, tranh sứ phải đẹp mà thật bền vững hàng trăm năm nên đầu tư phải trọng điểm, làm đâu được đấy, không ôm đồm hình thức, không đặt vấn đề "to và dài" nhất trong khi chất lượng, chất liệu lại tồi. Thứ hai, đây là công trình văn hóa công cộng, mọi người dân phải cùng có ý thức chăm lo bảo dưỡng để công trình đẹp mà "rất vệ sinh". Chỉ vậy thôi đã quý rồi, đừng để nó bị hoang tàn rất phản cảm!"
"Con đường gốm sứ" có 21 trường đoạn chạy dài từ cửa khẩu An Dương đến cửa khẩu Vạn Kiếp (Hoàn Kiếm) theo các chủ đề: Tôn vinh di sản nghệ thuật của cha ông thông qua ngôn ngữ của các hoạ tiết hoa văn theo dòng chảy lịch sử từ Đông Sơn qua Lý - Trần - Lê - Nguyễn; tái hiện các hoa văn đặc trưng và tiêu biểu trên thổ cẩm; tranh gốm của các em thiếu nhi Việt Nam và quốc tế với chủ đề Hà Nội - Thành phố vì hòa bình; tranh đương đại của các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế... Năm 2010, “Con đường gốm sứ” đã được Tổ chức Guinness công nhận là bức tranh gốm dài nhất thế giới. Bản thân nhà báo, họa sĩ Thu Thủy - tác giả của ý tưởng cũng được vinh danh là Công dân ưu tú Thủ đô. |
Vụ 39 người chết trong container: Cảnh sát Anh truy nã hai nghi phạm mới Cảnh sát hạt Essex (Anh) hiện đang truy nã hai nghi phạm mới vì cho rằng họ là “mắt xích” quan trọng trong việc điều ... |
Con đường gốm sứ ở Hà Nội đang xuống cấp ra sao? Con đường gốm sứ ở Hà Nội từng nhận kỷ lục Guinness là “Bức tranh ghép gốm sứ lớn nhất thế giới” đến nay nhiều ... |
Hà Nội sắp có thêm con đường gốm sứ Theo đó, trên mặt tường đê bê tông ở trước mặt phố Nghi Tàm, quận Tây Hồ sẽ được trang trí các bức tranh gốm. |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định