Chuyện công nhân - Kỳ cuối: Tháo gỡ nút thắt cho người lao động
Đời sống - 28/05/2022 11:51 NGỌC TIẾN
Ông Nguyễn Mạnh Kiên - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo TLĐLĐ Việt Nam tặng quà nữ công nhân có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: MẠNH LÂM |
Các phong trào phúc lợi với phương châm “Vì lợi ích đoàn viên và NLĐ” nở rộ trong hầu hết các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) trên cả nước. Xuất phát từ nghĩa cử cao đẹp cũng như truyền thống của người Việt Nam – tương thân tương ái, dẫu vậy vẫn luôn cần có những giải pháp cụ thể và khả thi nhằm hiện thực hóa ước mong của NLĐ.
Trong thời gian gần đây, Việt Nam luôn là lựa chọn điểm đến cho những nhà đầu tư trên khắp thế giới. Theo thống kê của MSCI Frontier index cho thấy Việt Nam là điểm đến của 25% tổng tiền đầu tư toàn cầu. Một trong những biểu hiện cho sự vươn lên ấy là việc phát triển của các KCN, KCX, công xưởng sản xuất, khi Việt nam vượt trội so với các quốc gia cùng nhóm về trình độ phát triển.
Trong các nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ trên cũng phần nhiều do Việt Nam có nền chính trị ổn định, khi nhìn sang các quốc gia trong khu vực ASEAN thì đều đã trải qua những cuộc khủng hoảng chính trị. Vì lẽ đó, Việt Nam luôn đảm bảo được sự nhất quán trong chính sách phát triển kinh tế.
Công nhân khó khăn được hỗ trợ khẩn cấp trong đại dịch Covid 19. Ảnh: MAI QUÝ |
Môi trường kinh doanh vì lẽ đó cũng không ngừng được cải thiện, thông thoáng, minh bạch và phù hợp với chuẩn mực của quốc tế. Cơ sở hạ tầng dần được cải thiện.
Cũng theo Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam và nhóm 5 nước ASEAN và Nam Á cho biết, với những yếu tố nền tảng mạnh mẽ như dân số trẻ, năng động và am hiểu công nghệ, tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng và một nền kinh tế mở, Việt Nam sẽ tiếp tục mang tới những cơ hội đầu tư hấp dẫn.
Điều đã dẫn tới kết quả như trong phát biểu của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong bối cảnh đầu tư nước ngoài toàn cầu có khả năng suy giảm tới 40% trong năm 2020, nhưng thu hút đầu tư nước ngoài trong những tháng đầu năm của Việt Nam vẫn tương đối khả quan với tổng vốn đầu tư đăng ký lên tới gần 20 tỷ USD.
Vốn FDI vào Việt Nam đạt gần 23 tỷ USD. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Yếu tố tiên quyết quan trọng theo Công ty Global Vietnam Lawyers cho biết lý do khiến doanh nghiệp nên đầu tư vào Việt Nam là bởi chi phí lao động tại Việt Nam được đánh giá là rất cạnh tranh so với khu vực. Với chi phí lao động chỉ bằng 10% hoặc 5% ở các nước công nghiệp và còn thấp hơn so với các nước có mức thu nhập tương tự.
Đây cũng chính là nguyên nhân cốt yếu dẫn tới những băn khoăn, trăn trở của NLĐ nhiều năm trở lại đây, khi thu nhập từ sức lao động đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của công nhân.
Phương án 1: Điều chỉnh mức lương tối thiểu từ ngày 1/7/2022, với mức tăng từ 270 đến 330 nghìn đồng, bình quân tăng 8,16% so với năm 2020 – 2021. Nguồn: Báo Lao động |
Theo TS Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, thu nhập của công nhân còn thấp bởi hầu hết khi NLĐ đi xin việc đã không có những điều kiện, năng lực để thương lượng tiền lương, phúc lợi cho mình. Có điều, ý kiến khách quan trên cũng chỉ phần nào khắc họa được nỗi khó khăn của NLĐ. Khi tiền lương đã trở thành một quy định chung của những công ty. Làm hay không làm; ký hợp đồng lao động hay không thì đó luôn là một lựa chọn mà NLĐ luôn chỉ có hai lựa chọn – đồng ý hoặc không.
Phương án 2: Điều chỉnh mức lương tối thiểu từ ngày 1/7/2022, với mức tăng từ 230 đến 300 nghìn đồng, bình quân tăng 7,25% so với năm 2020 – 2021. Nguồn: Báo Lao động |
Một nghịch lý mà giờ đây, khi nhìn vào những nhãn hiệu giày thể thao nổi tiếng thế giới như Nike, Adidas, chi phí để sản xuất ra đôi giày tại Việt Nam chỉ chưa tới 10 USD, trả lương cho công nhân chỉ khoảng 0,75 USD. Trong khi những đôi giày này lại được bán ở thị trường châu Âu, châu Mỹ… có giá trên 100 USD. Có người từng ví von rằng, lợi nhuận thì rất lớn, nhưng quyền lợi của công nhân chỉ là phần vụn của mẩu bánh.
Tỷ lệ NLĐ có bức xúc với các nội dung sau. Nguồn: Tổng LĐLĐ Việt Nam |
Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn tới những trăn trở của NLĐ những năm qua, khi sức lao động bỏ ra lại không đáp ứng được nhu cầu cuộc sống. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra, thời cơ đang có, Việt Nam vốn dĩ vẫn đang nắm bắt được cơ hội vàng này. Khi các công ty, tập đoàn lớn trên khắp thế giới vẫn luôn lựa chọn điểm đến ưu tiên là Việt Nam. Vì sao vậy?
Công nhân và NLĐ của chúng ta chỉ có thể có một đời sống vật chất và tinh thần cải thiện hơn, nếu chúng ta có những nghiên cứu sâu sắc hơn về vấn đề tiền lương cơ bản của NLĐ. Rõ ràng sẽ là một sự trân trọng giá trị sức lao động của các công ty, doanh nghiệp đối với NLĐ. Đó sẽ là sự giúp đỡ thiết thực nhất và khiến cho ước mong của NLĐ trở thành hiện thực, và tránh được những vướng mắc của họ từ năm này qua năm khác với những điều ước ao.
Chuyện công nhân - Kỳ 2: Tinh mơ cho tới tờ mờ sáng Trở lại với nguyên nhân khiến công nhân nghỉ việc, không gắn kết của người lao động (NLĐ) với doanh nghiệp đang diễn ra. Chúng ... |
Chuyện công nhân - Kỳ 1: Tăng ca và chuyện dài về… "nhảy" việc Gặp H.T.D (25 tuổi, quê ở Bắc Giang) đang cặm cụi, khéo léo với đôi tay điều khiển chiếc kéo cắt tóc cho khách tại ... |
Chuyện công nhân từ vùng dịch: Hạnh phúc nào hơn khi cùng con đón Tết Chi cười, ánh mắt đong đầy hạnh phúc bởi Tết này chị có nhiều cảm xúc nhất. Niềm vui được cùng con từ phương xa ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?