Chống dịch kiểu châu Phi, Nhật và chuyện mới ở Việt Nam
Cà phê tối - 22/11/2021 16:07 Hà Phan
Riêng tại Việt Nam, dù cho đã tiêm hơn 100 triệu mũi vắc xin và chấp nhận "Sống chung với Covid" nhưng các “Thích ứng an toàn” vẫn nhiều nơi có kiểu riêng khi dịch lại bùng lên phức tạp.
Nhân viên y tế rà soát danh sách người liên quan một ổ dịch ở Hà Nội. Ảnh: Đức Anh. (Zing.vn) |
Covid ở châu Phi giảm nhanh đến mức... không hiểu nổi! Không chỉ báo chí trong nước giật tít như vậy mà nhiều hãng tin nước ngoài cũng ngạc nhiên không kém.
Bà Wafaa El-Sadr, Chủ nhiệm bộ môn Y tế toàn cầu tại Đại học Columbia (Mỹ) cho biết: "Châu Phi không có vắc xin và các nguồn lực để chống lại Covid-19 như ở châu Âu và Mỹ. Song bằng cách nào đó, họ có vẻ đang sống tốt hơn".
Trong các báo cáo hằng tuần về đại dịch, WHO đã mô tả châu Phi, nơi chưa tới 6% dân chúng được tiêm chủng là "một trong những khu vực ít bị ảnh hưởng Covid-19 nhất trên toàn cầu".
Tại Nhật, nước có 75% dân số đã tiêm đủ hai liều vắc xin, điều kiện sống cùng khí hậu trái ngược phần lớn châu Phi thì các chuyên gia cũng "không thể hiểu nổi" nguyên nhân Covid-19 suy yếu nhanh chóng!
Nhưng hàng loạt nước giàu có tương tự Nhật, vắc xin tiêm nhiều và y tế hiện đại gấp nhiều lần lần Phi châu như ở Châu Âu, Mỹ thì dịch lại bùng phát! Ý, Pháp, Anh, Bỉ, Áo,… đã phải gia tăng các biện pháp chống dịch và một vài nước bắt đầu hạn chế hoạt động, giao lưu của những người chưa chịu tiêm vắc xin. Số ca mới ở Mỹ đang gia tăng trở lại sau nhiều tuần và tiến gần tới mốc 100.000 ca/ngày.
Riêng tại Việt Nam, F0 vẫn có thể bị lại và hai mũi rồi cũng có người trở nặng và phần lớn do chủ quan. Dù cho "lời ra tiếng vào" hay thông tin nhiễu loạn thì với những tác dụng, hiệu quả đã được minh chứng, đại đa số dân chúng ủng hộ vắc xin vẫn nhiều gấp nhiều lần người nghi ngại!
Tuy nhiên do đã chấp nhận sống chung, mở cửa giao thương và đi lại nới lỏng nên mầm bệnh vẫn có thể “di chuyển” và nhiều nơi dân chúng đang chủ quan lơ là. Đó cũng là nguyên nhân chính khiến số ca nhiễm mới tăng mạnh ở vài tỉnh miền Tây hay Tây Nguyên.
Lãnh đạo, ngành Y, chuyên gia cùng các nhà chuyên môn đã cảnh báo, siết chặt ở những nơi bùng mạnh nhưng ý thức chung vẫn là yếu tố quyết định!
Trong khi đó một vài nơi lại cấm dân ra đường ban đêm để phòng dịch và F1 còn tập trung cách ly, F0 dè dặt lúc muốn tại gia để giảm tải, đùng cái lại không cho ở nhà với cả những lý do không thuần tuý chuyên môn!
Bác sĩ Trần Sĩ Tuấn - nguyên Tổng Biên tập báo Sức Khỏe & Đời Sống (Bộ Y tế) - băn khoăn trên trang cá nhân: "Không hiểu tại sao Bạc Liêu và một số tỉnh thành khác để đối phó với dịch Covid-19 lại cấm người dân ra đường vào ban đêm?".
Ông Tuấn cùng nhiều chuyên gia khác đặt câu hỏi: "Không lẽ ban đêm virus lây nhiễm nhiều hơn ban ngày? Cấm người dân ra đường vào ban đêm, để giải quyết công việc thì có khi họ tập trung ra đường ban ngày nhiều hơn, tập trung đông hơn, khó thực hiện 5K hơn".
Họ cho rằng "Những quy định hành chính không dựa vào cơ sở khoa học, gây phiền phức cho người dân cần phải được xóa bỏ để ban hành những quyết định hợp lý, hiệu quả hơn trong phòng chống dịch Covid-19".
Riêng việc Hà Nội chưa cho F1 ở các quận trung tâm cách ly tại gia thì không ít ý kiến cho rằng 4 quận này thì khác gì các quận khác nếu nhà ở đủ điều kiện? Mà hiện cả thế giới F1, F0 không triệu chứng, triệu chứng nhẹ cũng được cách ly tại nhà rồi, tại sao Hà Nội lại phân biệt địa giới hành chính, quan trọng hóa vấn đề?
Tất nhiên lãnh đạo Hà Nội có lý do riêng của mình và an toàn cho Thủ đô luôn được đặt lên hàng đầu nhưng thực tế đã nhiều lần cho thấy không phải cứ thủ cho chắc là Covid không đến hoặc hoàn toàn yên tâm.
An toàn cho dân chúng là tốt, phòng luôn đỡ vất vả và bớt thiệt hại hơn chống, tuy nhiên cái cách mà Covid-19 như trêu chọc loài người qua trường hợp châu Phi, Nhật và châu Âu, Mỹ thì rất khó để nói chắc điều gì.
Hà Nội phong tỏa 1 công ty sau khi có ca dương tính với Covid-19 Sáng 22/11, lãnh đạo UBND huyện Mê Linh, Hà Nội cho biết, một công ty trong khu công nghiệp Quang Minh trên địa bàn ghi ... |
Hà Nội dừng cách ly tại nhà người về từ địa bàn có dịch Covid-19 Hà Nội quyết định dừng cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú đối với người về từ các tỉnh, thành phố có số ca ... |
Chống dịch mà sao lại "ông nói gà, bà nói vịt" Dịch bệnh tại Hà Nội đang diễn biến phức tạp trong 10 ngày gần đây, việc truy vết, xét nghiệm được Hà Nội áp dụng ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?