Choáng váng điểm chuẩn
Cà phê tối - 19/09/2021 15:43 Mỹ Anh
Thí sinh dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 tại Trường THPT Trưng Vương (quận 1, TP HCM). Ảnh: Quỳnh Trần |
Đặt lại bối cảnh Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Đó là một kỳ thi mà cả ngành Giáo dục cùng hàng triệu gia đình “nín thở”. Kỳ thi được thực hiện làm hai đợt, giữa những làn sóng dịch nghiêm trọng chưa từng có. Đã có những điểm thi phải tạm ngừng vì có sĩ tử dương tính Covid-19. Trước đó, các em học sinh cũng đã phải trải qua nhiều đợt học, luyện thi online.
Trong bối cảnh ấy, Bộ Giáo dục & Đào tạo có đưa ra thông điệp thấu cảm với học sinh. Có lẽ cũng bởi hoàn cảnh ngặt nghèo ấy, đề thi được chọn có “nhẹ tay” hơn đề mọi năm. Bởi kỳ thi này là Kỳ thi xét tuyển THPT. Các khóa trước đều thấy, “mưa điểm 10” trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT là rất bình thường.
Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh khi các trường có quyền lựa chọn hình thức xét tuyển. Có những trường xét tuyển một bộ phận tân sinh viên qua học bạ, điểm IELTS (điểm thi tiếng Anh chuẩn quốc tế) và điểm tốt nghiệp. Điều này dẫn tới việc đề thi vốn dễ, điểm trung bình đã đội lên cao, đồng thời số suất chỉ xét điểm tốt nghiệp cũng ít hơn vì rất nhiều trường hợp đã tuyển qua học bạ, điểm IELTS. Nó khiến cửa vào Đại học thắt lại như cái phễu khiến điểm chuẩn tuyển người cao chưa từng có.
Nhiều trường vẫn chỉ xét điểm kỳ thi chung. Trước gọi là Kỳ thi THPT Quốc gia ý chỉ việc tích hợp hai mục tiêu tốt nghiệp và tuyển sinh Đại học, nay gọi là Kỳ thi tốt nghiệp THPT ý chỉ không tích hợp mà các trường chủ động phương án. Và khi phương án của các trường không đổi, trong khi tính chất kỳ thi đã thay đổi dẫn đến điểm chuẩn tăng.
Cả hai cách làm trên đều khiến điểm chuẩn Đại học năm nay cao choáng váng. Vẫn biết, Đại học là kỳ thi loại trực tiếp, đề khó cùng khó, dễ cùng dễ. Nhưng đến 30 điểm/ 3 môn vẫn có thể trượt Đại học thì là vấn đề rất lớn. Bởi từ lâu, việc cộng điểm vùng miền vốn đã âm ỉ tranh cãi. Và lần này, một số mã ngành điểm chuẩn trên 30. Về lý, thí sinh thành phố, không thuộc dạng ưu tiên cộng điểm, đương nhiên trượt cho dù đạt tối đa.
Sao lại có kỳ thi nào vô lý, tức tưởi đến vậy? Có ở đâu thủ khoa lại có thể trượt Đại học không? Những người ra “luật chơi” của kỳ thi ở bộ đẩy trách nhiệm tuyển lựa cho các trường đã tính tới những thí sinh có thể ở trường hợp này chưa? 3 môn điểm 10 mà vẫn có thể trượt thì việc cộng điểm đang vô hình trung phản lại chính mục tiêu công bằng tiếp cận giáo dục mà người ta mong mỏi khi thực hiện hình thức này.
Vậy hệ thống có điều gì sai? Có lẽ cái sai số rất lớn dẫn tới tình trạng này là vấn đề đã được nêu rất nhiều trước kỳ thi: giữ Kỳ thi tốt nghiệp, bỏ Kỳ thi đại học. Khi kỳ THPT Quốc gia tích hợp hai mục tiêu lộ nhiều thiếu sót, chúng ta phải thừa nhận với nhau chỉ nên thực hiện một mục tiêu. Với tỉ lệ đỗ tốt nghiệp trên 99%, đáng nhẽ ra, kỳ thi cần bỏ là Kỳ thi tốt nghiệp. Các trường, phòng Giáo dục, sở GD-ĐT địa phương có thể xét tốt nghiệp dựa học bạ.
Còn nền giáo dục hiện tại, Kỳ thi đại học có thể coi là thành trì của tôn nghiêm hệ thống. Nó xứng đáng được giữ lại trong thời điểm hiện tại để thực hiện các mục tiêu về tuyển lựa đầu vào nghiêm ngặt từ đề thi, trông thi tới điểm thi. Nhưng ngành Giáo dục lại bỏ đi Kỳ thi đại học chung, giữ lại Kỳ thi tốt nghiệp và để các trường tự xét tuyển. Trong bối cảnh dịch như vừa rồi, quá khó cho các trường tự mở kỳ thi đánh giá riêng.
Và các trường sau khi dùng một vài cách tuyển lựa, họ buộc phải lấy điểm tốt nghiệp để chọn điểm đầu vào. Đương nhiên, những người ra đề cho Kỳ thi tốt nghiệp không có nghĩa vụ phải ra câu hỏi phân loại cao vì họ ra đề cho Kỳ thi tốt nghiệp. Hệ lụy là điểm chuẩn chúng ta thấy hôm nay.
Một kỳ thi mệt nhọc và một mùa điểm chuẩn vô tiền khoáng hậu, chắc hẳn, ngành Giáo dục vẫn còn nhiều điều để làm. Cũng có thể, ngay cách làm này với điều kiện bình thường có thể sẽ khác. Nhưng cuộc sống trong đại dịch diễn biến thay đổi hằng ngày, người dân mong chờ ngành sẽ nhanh nhạy hơn nữa.
Sẽ xử lý vi phạm trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Công ty Giày Rieker Theo Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam, Công ty Giày Rieker không tuân thủ thực hiện các quy định phòng, chống dịch theo Phương án ... |
Tổ ấm của đoàn viên nơi thâm sơn cùng cốc Năm học 2021-2022 đã bắt đầu, nơi thâm sơn cùng cốc, giữa mênh mông biển nước, đoàn viên Trường Tiểu học Hữu Khuông (huyện Tương ... |
Bộ trưởng Tài chính: Không có chuyện “ngân sách cạn kiệt” Bộ trưởng Bộ Tài Chính Hồ Đức Phớc khẳng định: Không có chuyện ngân sách cạn kiệt, ngân sách vẫn hoàn toàn bảo đảm được ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?