Chờ sự đột phá từ Nghị quyết mới cho TP Hồ Chí Minh
Đảng với công nhân - 01/06/2023 21:12 TRẦN LƯU
"Chiếc áo mới" cho chặng đường mới
Ban Cán sự Đảng UBND TP.HCM vừa có cuộc họp nghe báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 5, năm tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tháng 6/2023. Trong đó, đã đề ra kế hoạch nhằm triển khai ngay khi Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 54. Vậy, TP. HCM đang chờ đợi gì từ Nghị quyết mới?
Một góc đô thị TP.HCM. Ảnh: PV |
Trước hết, Nghị quyết số 54 về cơ chế thí điểm cho TP.HCM có hiệu lực từ 1/2018 đến hết năm 2022 và được kéo dài đến 31/12/2023.
Theo đó, TP.HCM được trao một số quyền với 18 nội dung thuộc 5 lĩnh vực quản lý gồm: Đất đai; đầu tư; tài chính - ngân sách nhà nước; cơ chế uỷ quyền và thu nhập của cán bộ, công chức. Những chính sách đặc thù này được kỳ vọng tăng cường nguồn lực và tạo ra động lực phát triển mới cho TP.HCM.
Để triển khai Nghị quyết, TP.HCM đã ban hành nhiều chính sách thực hiện, như việc chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức tối đa là 1,8 lần mức lương theo ngạch, bậc, tạo động lực, cải thiện đời sống, khuyến khích cán bộ, công chức gắn bó lâu dài.
Cùng với tạo động lực cho cán bộ, cơ chế ủy quyền từ thành phố cho cấp huyện được cho đã giúp rút ngắn thời gian của một số loại thủ tục hành chính như quá trình duyệt kế hoạch và thực hiện quỹ lương hàng năm của doanh nghiệp nhà nước giảm từ 22 còn 10 ngày sau khi ủy quyền cho Sở Lao động, Thương binh và Xã hội...
HĐND TP.HCM được trao quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10 héc ta trở lên, giúp rút gọn quy trình, tiết kiệm thời gian thay vì phải mất khoảng 6 tháng để chờ ý kiến Thủ tướng Chính phủ như trước. Kết quả, từ năm 2018 đến năm 2020, HĐND thành phố đã thông qua 32 dự án với tổng diện tích 1.850 héc ta…
Đến nay, TP.HCM triển khai cơ chế đặc thù còn chậm so với kế hoạch. Ảnh: TL |
Tuy nhiên, thực tế TP.HCM triển khai cơ chế đặc thù chậm so với kế hoạch. Trong gần 5 năm thực hiện, năm đầu tiên thành phố dành thời gian xây dựng kế hoạch, công tác chuẩn bị. Sau đó, TP.HCM lại bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 trong hai năm (2020 - 2021), nên không có nhiều thời gian để phát huy toàn diện các cơ chế, chính sách của Nghị quyết này.
Từ những bất cập trên, TP.HCM đã có đề xuất về một Nghị quyết mới để thay thế Nghị quyết số 54.
Dự thảo Nghị quyết gồm 12 điều. Trong đó, 7 điều (từ Điều 4 – Điều 10) quy định 44 cơ chế, chính sách khá toàn diện trên 7 lĩnh vực khác nhau. Cụ thể là: (i) quản lý đầu tư; (ii) tài chính ngân sách; (iii) quản lý đô thị và tài nguyên môi trường; (iv) thu hút nhà đầu tư chiến lược; (v) quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; (vi) tổ chức bộ máy của TP.HCM; (vii) tổ chức bộ máy thành phố Thủ Đức.
Trong đó, nhóm 4 là nhóm các cơ chế chính sách mới, chưa được quy định tại Nghị quyết số 54/2017/QH14, chưa có trong Nghị quyết đặc thù của các địa phương khác và chưa có trong các dự thảo Luật sửa đổi dự kiến trình Quốc hội trong thời gian tới nhưng rất cần thiết để tạo điều kiện thành phố phát triển đột phá trong thời gian tới.
Cụ thể, như: Nhóm 1 là các cơ chế, chính sách đã được quy định tại Nghị quyết số 54, gồm các cơ chế, chính sách kế thừa toàn bộ và các cơ chế, chính sách sửa đổi, bổ sung như HĐND thành phố quyết định dự toán ngân sách thành phố; quyết định phí, lệ phí mới; tăng mức dư nợ vay…
Nhóm 2: là các cơ chế, chính sách tương tự đã được quy định tại các Nghị quyết đặc thù của các địa phương khác như HĐND thành phố quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa dưới 500 héc ta phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; UBND thành phố thực hiện phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị…
TP.HCM đang kỳ vọng vào một Nghị quyết mới để bứt phá. Ảnh: Tr.L. |
Nhóm 3: là các cơ chế, chính sách có trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, Luật Nhà ở sửa đổi dự kiến trình Quốc hội trong thời gian sắp tới như UBND thành phố được ban hành và áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với tất cả các khu đất, thửa đất trong một số trường hợp; thành phố thực hiện thủ tục về giao đất, thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với diện tích đất hình thành sau khi thực hiện lấn biển, tạo quỹ đất mới, không gian phát triển mới cho thành phố…
Phải hành động ngay
Chủ tịch UBND TP.HCM - Phan Văn Mãi cho biết, điểm khác biệt cơ bản của dự thảo Nghị quyết mới so với Nghị quyết số 54 trước đây là mục tiêu. Thay vì tập trung cho các cơ chế, chính sách tạo nguồn thu, thì Nghị quyết mới tập trung nhiều hơn cho các cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực đầu tư xã hội, tháo gỡ vướng mắc về thủ tục dự án, thí điểm các hình thức đầu tư mới. Với 4 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù này, thành phố sẽ tháo gỡ được nhiều vướng mắc về thể chế và chắc chắn tạo được động lực lớn để phát triển.
Cũng theo đồng chí Phan Văn Mãi, với Nghị quyết mới, TP.HCM đề nghị được phân cấp, phân quyền mạnh hơn để giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng. Cùng với đó là đề xuất các cơ chế, tổ chức hoạt động cho TP Thủ Đức nhằm tháo gỡ những khó khăn, giúp thành phố này phát huy đúng vai trò, vị trí.
Quan trọng nhất, nếu TP.HCM được thí điểm những cơ chế đột phá sẽ góp phần thực hiện tốt các mục tiêu mà Nghị quyết số 31 Bộ Chính trị đã đặt ra.
Tại cuộc họp Ban Cán sự Đảng vừa qua, Bí thư Thành ủy TP.HCM - Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh: “Phải hành động một cách nhanh nhất có thể để triển khai, đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Ngay lúc này, hành động của thành phố là tranh thủ mọi thời gian để khi quyết sách có hiệu lực thì triển khai ngay”.
Cũng theo Bí thư Nguyễn Văn Nên, qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 54, còn nhiều việc thành phố chưa làm được, vẫn còn tồn tại, hạn chế nhưng không thể vì chưa làm được mà không giao việc nữa. Thay vào đó, cần chấp nhận để đầu tư giao cơ chế, giao việc cho thành phố cũng là vì sự phát triển của cả nước.
Sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14, thành phố sẽ phối hợp bộ, ngành Trung ương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành những cơ chế, chính sách mà Nghị quyết của Quốc hội giao Chính phủ quy định theo hướng Nghị định sẽ có hiệu lực thi hành từ trong quý 3/2023.
Với những cơ chế, chính sách mà Quốc hội cho phép TP.HCM áp dụng, UBND thành phố sẽ báo cáo Ban cán sự Đảng UBND thành phố trình Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố ban hành Chương trình hành động thực hiện ngay trong tháng 7/2023…
TP.HCM: Xử lý nghiêm cây xăng nghỉ không lý do, bán nhỏ giọt Theo Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM sẽ xử lý những cây xăng có dấu hiệu nghỉ không lý do, bán nhỏ giọt theo ... |
Hậu Giang tự tin, tạo xung lực mới, đột phá tăng tốc phát triển Năm 2022, Hậu Giang đã kêu gọi đầu tư 87 dự án với quy mô đầu tư dự kiến 30.265 ha, với tổng mức đầu ... |
NHNN chi nhánh TP.HCM yêu cầu các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay Tổ chức tín dụng (TCTD) và Chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở TP.HCM được yêu cầu giảm nhanh lãi suất cho vay doanh nghiệp. |
Tin cùng chuyên mục
Đảng với công nhân - 18/11/2024 16:52
6 trọng tâm tạo phát triển đột phá trong “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
Trong các bài viết, bài phát biểu quan trọng gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập vấn đề “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Để làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn cơ bản về vấn đề này, một cuộc hội thảo khoa học quốc gia vừa được tổ chức hôm 15/11, với chủ đề: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, tập hợp 51 bài tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học và nhà lãnh đạo.
Đảng với công nhân - 18/11/2024 14:45
Thống nhất nhận thức về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Sáng ngày 15/11/2024, tại Hà Nội, Hội đồng khoa học các ban Đảng Trung ương và Tạp chí Cộng sản đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn". Tạp chí Lao động và Công đoàn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu Kết luận Hội thảo của đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương.
Đảng với công nhân - 16/11/2024 18:55
Nữ đảng viên gần 30 năm... cầm chổi
“Trong giây phút tuyên thệ dưới lá cờ Đảng, tôi đã không cầm được nước mắt bởi sự xúc động. Vậy là cùng với chồng, tôi đã là đảng viên để làm tấm gương cho con tôi sau này phấn đấu noi theo”, chị Nguyễn Thị Oanh chia sẻ.
Đảng với công nhân - 10/11/2024 20:00
Kỷ nguyên mới và định hướng đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
Những ngày gần đây nhiều trí thức, đảng viên quan tâm đến một loạt bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm cả về nội dung và cách diễn giải vấn đề. Chẳng hạn, vấn đề lãng phí không phải là mới, nhưng cách đặt vấn đề, cách phân tích và diễn giải về lãng phí làm cho người ta đặc biệt chú ý.
Đảng với công nhân - 04/11/2024 10:09
Để công nhân xa quê, nhưng không rời xa Đảng
Việc lựa chọn đi làm ăn xa của đảng viên là chính đáng nên hầu hết các chi ủy, chi bộ đều quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho đảng viên có việc làm, ổn định cuộc sống. Từ đây, nhiều cách làm hay trong quản lý đảng viên đi lao động, làm công nhân, làm việc xa nơi cư trú đã được ra đời…
Đảng với công nhân - 18/10/2024 19:32
“Nắng gió công trường đã rèn giũa nên con người tôi hôm nay”
Vẻ bề ngoài là người đàn ông rắn rỏi, dạn dày với nắng gió công trường, vậy nhưng khi chia sẻ về công việc của mình, anh Ngô Văn Nghị - Tổ trưởng tổ kỹ thuật, Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại COMA 25 lại như trở thành một người khác - một thanh niên sôi nổi và tràn đầy nhiệt huyết. Đặc biệt khi nói về hành trình của người đảng viên, chúng tôi đã thấy rõ niềm tự hào lấp lánh trong đôi mắt anh.
- Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
- Mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động
- Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
- Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
- Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất