Chặng đường 90 năm: Công đoàn phải quyết tâm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động
Cà phê tối - 28/07/2019 06:20 Phạm Thế Duyệt
Ảnh minh họa |
Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2019) là sự kiện trọng đại đánh dấu bước trưởng thành của giai cấp công nhân (GCCN), tổ chức Công đoàn Việt Nam. Đây cũng là dịp ôn lại truyền thống vẻ vang của GCCN, tổ chức Công đoàn Việt Nam gần 90 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ vĩ đại.
Nhưng quan trọng hơn, những bài học của hơn 30 năm đổi mới cho chúng ta nhiều suy nghĩ và nhận thức mới phù hợp với thời kỳ mới, hội nhập sâu rộng khu vực và quốc tế. Từ đó tìm ra những giải pháp phù hợp để hoạt động công đoàn tiếp tục có đóng góp to lớn vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Trải qua chặng đường hơn 90 năm hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, GCCN, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã xây đắp nên truyền thống vẻ vang, quý báu, thể hiện ở những điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, Việt Nam ta, tuy những năm 30 của thế kỷ XX, GCCN còn nhỏ bé, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam đã rất coi trọng việc lãnh đạo GCCN để giác ngộ cách mạng, làm nòng cốt thúc đẩy sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc. Đảng thừa nhận tổ chức Công đoàn Việt Nam ra đời trước khi các đảng cộng sản ở ba miền thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930.
Hầu hết lãnh tụ của Đảng đều xuất thân và hóa thân từ GCCN, đã rèn luyện trong phong trào công nhân và dần giữ vai trò lãnh đạo Đảng. Bác Hồ là đại diện tiêu biểu nhất cho GCCN và dân tộc Việt Nam. Các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Đức Cảnh, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Văn Linh... đều gắn với phong trào công nhân mỏ, công nhân Hải Phòng, công nhân đường sắt. Bác Tôn Đức Thắng là Chủ tịch Công hội Đỏ Ba Son đầu tiên. Các đồng chí lãnh đạo khác cũng đều thấm nhuần lý luận về GCCN và Đảng Cộng sản.
Thứ hai, cách mạng Việt Nam ở giai đoạn đầu là do Đảng gây dựng và phát triển từ phong trào công nhân mỏ, công nhân Nghệ Tĩnh, công nhân cao su Đông Nam Bộ… Nhờ vậy đã tạo thời cơ để Đảng tập hợp lực lượng làm Cách mạng Tháng Tám thành công; kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thắng lợi.
Thứ ba, trong kháng chiến kiến quốc, đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, trong hơn 30 năm đổi mới…, GCCN Việt Nam vẫn luôn luôn giữ vai trò kiên định, nòng cốt, thúc đẩy và góp phần rất quan trọng vào các thành tựu chung của sự nghiệp cách mạng, ngày càng khẳng định vai trò, vị trí quan trọng, to lớn ở một nước có điểm xuất phát thấp với hơn 90% dân số làm nông nghiệp.
Thời kỳ mới, thời kỳ CNH, HĐH, hội nhập quốc tế với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của GCCN - giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến.
Từ thực tiễn quá trình lãnh đạo phong trào công nhân, hoạt động công đoàn, Đảng ta đúc rút nhiều bài học kinh nghiệm quý báu đã được nêu trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII. Nhất là bài học rút ra từ Đại hội XII vừa tổng kết là những vấn đề cơ bản cần suy nghĩ để hành động.
Ví dụ “Đảng là đội tiền phong của cả dân tộc” thì bản chất Đảng là đội tiền phong của GCCN vẫn là vị trí số một. Đây là vấn đề cốt lõi, sống còn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các bài học kinh nghiệm đó được thể hiện qua một số nội dung chủ yếu sau:
Trước hết, sau Đại hội VI (năm 1986), thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đại hội VIII Công đoàn Việt Nam đề cập vấn đề “Việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội”. Đến nay, đây vẫn là vấn đề mang tính “thời sự” phải quyết tâm hành động để thực hiện. Rồi từ “Tổng Công đoàn Việt Nam” kịp thời đổi lại lấy tên trước đây là “Tổng LĐLĐ Việt Nam”.
Công đoàn đã thấy không thể chỉ có đoàn viên là “CNVC nhà nước” mà phần đa số đã và sẽ là lực lượng CNLĐ ngoài nhà nước, của các thành phần kinh tế, nay lại khẳng định vai trò kinh tế tư nhân là quan trọng nhất. Điều này thể hiện sự đổi mới trong tư duy về lao động và công đoàn trong tình hình mới để định hướng hoạt động công đoàn cho rõ.
Lúc đó cũng nói đến đổi tên Thư ký công đoàn thành “Chủ tịch công đoàn các cấp, các ngành và địa phương” là hoàn toàn phù hợp. Đây là là bài học về việc Công đoàn phải đi đầu trong “đổi mới”, không được tư duy “khuôn sáo, giáo điều” sẽ không thể phù hợp với giai đoạn đổi mới và hội nhập.
Hai là, “Đảng, đội tiền phong của GCCN”… nhưng từng bước Đảng đề cập là “đội tiền phong của nhân dân lao động” và “tiền phong của toàn dân tộc”. Đây là những vấn đề cần đi sâu để làm nổi bật ý nghĩa bản chất của Đảng.
Trong đó cần khẳng định, Đảng trước hết là đội tiền phong của GCCN trong suốt quá trình cách mạng đã qua và giờ là trong thời kỳ đổi mới, hội nhập, trước những thách thức khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực với khả năng sẽ có các tổ chức đại diện khác của NLĐ ra đời.
Trong điều kiện đó chúng ta phải làm gì để tổ chức Công đoàn Việt Nam vẫn là chỗ dựa vững chắc, tập hợp đông đảo CNLĐ và vẫn là tổ chức chính trị - xã hội có uy tín nhất do Đảng lãnh đạo. Đây cũng là bài học phải dày công nghiên cứu để có chủ trương đúng, chính sách đúng, hành động đúng để giữ vững vai trò của GCCN, vai trò lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ mới.
Ba là, “Mối quan hệ công đoàn trong hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng”, “vai trò đại diện CNLĐ”, vai trò “tập hợp, giáo dục đội ngũ CNLĐ” của công đoàn trong các thành phần kinh tế, vai trò “tham gia quản lý nhà nước” trong thời kỳ hội nhập, đổi mới cần làm gì? Đổi mới nội dung gì?
Dự báo 5, 10, 15 năm tới CNXH ở Việt Nam và hoạt động của tổ chức Công đoàn Việt Nam sẽ như thế nào? Phải suy nghĩ như thế nào để thực hiện CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Tư duy của Đảng, Nhà nước và công đoàn về vấn đề này là hết sức quan trọng.
Bốn là, muốn thực hiện thắng lợi đổi mới, công đoàn phải vững vàng, phải có tư duy và hành động đổi mới phù hợp quy luật, phải góp phần rất quan trọng vào việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII và Nghị quyết Trung ương 6 lần 2 khóa VIII về xây dựng chỉnh đốn Đảng.
Những vấn đề tồn tại về cán bộ quan liêu, tham nhũng, xa dân; bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cần phải được đấu tranh quyết liệt… Công đoàn phải là người hiểu nhiều, biết sớm, giám sát phản biện sớm cho Đảng. Vì tất cả các vụ việc xảy ra công đoàn là người dễ biết nhất. Những vấn đề yếu kém, công đoàn phải là người biết sớm, có bản lĩnh “nói đúng, nói thật, đấu tranh không khoan nhượng” thì GCCN, CNLĐ mới tin tưởng.
Để GCCN, tổ chức Công đoàn Việt Nam giữ vững và phát huy vai trò, vị trí quan trọng của mình trong tình hình mới, tiếp tục đóng góp quan trọng vào sự nghiệp CNH, HĐH, hội nhập quốc tế, xây dựng CNXH ở nước ta, cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Vấn đề quan trọng trọng nhất và cơ bản nhất là Đảng lãnh đạo công đoàn và GCCN thời kỳ đổi mới, hội nhập sâu rộng thì Đảng phải có đường lối, chính sách lãnh đạo phù hợp với giai đoạn mới. Đảng cần kiên định và làm rõ GCCN vẫn là giai cấp quyết định cách mạng, vẫn sẽ tiếp tục quyết định thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH theo định hướng XHCN. Các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, nhà nước phải thật sự quan tâm theo dõi, lãnh đạo, chỉ đạo, gắn bó chặt chẽ với GCCN, tổ chức Công đoàn Việt Nam.
GCCN, lao động công nghiệp hiện nay và tới đây sẽ là lực lượng lao động đông đảo nhất (chiếm khoảng 80 - 90% lực lượng lao động xã hội), cơ cấu đa dạng ở các thành phần kinh tế quốc doanh, ngoài nhà nước, tư nhân, các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài (FDI)….
Công đoàn cần tổ chức, hoạt động như thế nào cho phù hợp, có hiệu quả trong thực hiện các chức năng của mình, nhất là chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ để được hàng chục triệu NLĐ tin tưởng, tự nguyện vào công đoàn. Không vì CPTPP mà nảy sinh ý định ly khai hoặc thành lập tổ chức đại diện khác.
Trước mắt, công đoàn tập hợp, vận động CNVC, đội ngũ trí thức trong và ngoài nước, lao động trong các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước tổ chức SXKD có hiệu quả; tham gia giám sát, đẩy lùi tình trạng tham nhũng, lãng phí; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, làm chủ khoa học, công nghệ; cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của đoàn viên, NLĐ..., từ đó mới tạo được uy tín để công đoàn tập hợp, tổ chức CNLĐ trong các thành phần kinh tế khác.
Nhiệm vụ quan trọng của công đoàn là phải tổ chức CNLĐ, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã đề ra. Cùng với đó, công đoàn tích cực tham gia việc chuẩn bị tốt cho Đại hội XIII của Đảng; phát huy vai trò giám sát, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; chủ động kiến nghị, đề xuất và tham gia giải quyết các vấn đề khó khăn, bức xúc của CNVCLĐ, nhất là CNLĐ ở các KCN, KCX, KKT tập trung, trong tổ chức công nghiệp hóa nông nghiệp trên phạm vi toàn quốc.
Hoạt động công đoàn phải “thiết thực”, “có hiệu quả”. Chỉ có nêu cao vai trò công đoàn trong hệ thống chính trị, quyết tâm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn, nâng cao trình độ mọi mặt của cán bộ công đoàn thì tổ chức Công đoàn Việt Nam mới giữ vững và phát huy vị trí, vai trò trong thời kỳ mới.
Phương thức hoạt động của công đoàn Việt Nam trong thời kỳ mới Để tiếp tục tăng cường bản chất giai cấp công nhân (GCCN) của Đảng và đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của công ... |
90 năm: Công đoàn Việt Nam - thành viên vững chắc của hệ thống chính trị Công đoàn Việt Nam là cơ sở chính trị - xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Trong suốt lịch sử hình thành và ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 01/02/2025 10:25
Nếu vạn sự không như ý
“Vạn sự như ý” là câu chúc cửa miệng đầu năm với nhiều kỳ vọng và tình thương yêu. Nhưng nếu chậm lại, suy nghĩ kỹ, trong một năm đầy rẫy biến động, vạn sự như ý gần như là ảo vọng không tưởng.
Cà phê tối - 27/01/2025 10:10
Hình hài của cái ác
Công an tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và nhiều đơn vị liên quan... vừa triệt phá đường dây lừa đảo xuyên biên giới ngay khi các đối tượng đặt chân về Việt Nam.
Cà phê tối - 25/01/2025 15:44
Quyền của shipper
Vụ việc tài xế giao hàng tử vong ở Đà Nẵng sau khi bị người nhà khách hàng hành hung dấy lên nhiều vấn đề. Đó không chỉ là vụ việc đơn lẻ, nó thể hiện nhiều nan đề trong xã hội chúng ta đang sống.
Cà phê tối - 22/01/2025 14:03
Khi cô gái vàng bị nợ “tiền hỗ trợ dinh dưỡng”!
Nguyễn Thị Hương, vận động viên canoeing đầu tiên của Việt Nam giành vé chính thức đến Olympic Paris vừa tuyên bố ngừng tập ở đoàn Vĩnh Phúc, vì cô bị “nợ thưởng” 3 năm và “nợ tiền hỗ trợ dinh dưỡng” trong suốt năm qua.
Cà phê tối - 20/01/2025 15:26
Khi hiệu trưởng “ăn chênh” tiền học phí sinh viên
Ông Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế đã bị bắt tạm giam và khởi tố vì cáo buộc lợi dụng chức vụ quyền hạn, chiếm đoạt tài sản của sinh viên khi ông này còn làm hiệu trưởng Đại học Sư phạm Huế.
Cà phê tối - 18/01/2025 13:55
Tác quyền tiền tỉ và công nghiệp sáng tạo
Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) vừa thông báo tổng kết năm 2024 vào hôm qua. Trung tâm thông báo, nhiều nhạc sĩ đã nhận nhiều trăm tới hàng tỉ đồng trong năm 2024 qua các ca khúc.