Thi công xuyên Tết trên công trình đường bộ cao tốc ở miền Tây |
Tuyến cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành dài hơn 60km, tổng mức đầu tư hơn 20.800 tỉ đồng, sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau.
TPHCM sẽ đầu tư 1,7km đường dẫn cao tốc, từ nút giao Gò Dưa đến đường ĐT743, Bình Dương, với vốn đầu tư khoảng 2.000 tỉ đồng từ nguồn vốn công. TPHCM đang rà soát và bố trí nguồn vốn để thực hiện.
Tại Bình Dương, tuyến cao tốc này kéo dài hơn 52km, bao gồm 45,6km cao tốc mới và 6,5km đường dẫn giữ nguyên theo hiện trạng trùng với đường ĐT743. Tổng vốn đầu tư cho dự án khoảng 17.400 tỉ đồng. Bình Dương sẽ khởi công tuyến cao tốc vào hôm nay, thời gian thi công tối đa 36 tháng, có thể hoàn thành sớm hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tại lễ khởi công Dự án đường cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương. Ảnh: P.V |
Tại Bình Phước, sẽ xây dựng 6,6km cao tốc từ giáp ranh với Bình Dương đến giao quốc lộ 14 thuộc thị xã Chơn Thành, có tổng vốn đầu tư công khoảng 1.474 tỉ đồng. Dự án đã động thổ vào tháng 12-2024 và dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2024-2026.
Trong giai đoạn 1, tuyến cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành sẽ được đầu tư với 4 làn xe cao tốc và làn dừng xe khẩn cấp suốt tuyến. Theo kế hoạch, dự kiến tuyến cao tốc sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Đây là tin vui không chỉ đối với người dân TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước mà còn mở ra cánh cửa giao thương thuận lợi hơn cho các tỉnh Tây Nguyên, giúp rút ngắn thời gian di chuyển về TP Hồ Chí Minh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ khởi công dự án cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Dương. Ảnh: P.V |
Cao tốc TP Hồ Chí Minh-Thủ Dầu Một-Chơn Thành sẽ được kết nối với tuyến Gia Nghĩa-Chơn Thành, tạo hành lang giao thông quan trọng, góp phần thúc đẩy liên kết vùng, phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh quốc phòng. Công trình dự kiến hoàn thành trong vòng 3 năm.
Ông Nguyễn Văn Lợi, chủ mộ doanh nghiệp hàng đông lạnh ở TP.HCM cho biết: Hàng hóa của công ty thường xuyên được vận chuyển về Bình Dương. Nếu sau này có thêm đường cao tốc mới, việc vận chuyển sẽ dễ dàng hơn. Không chỉ giúp doanh nghiệp của ông “ăn nên làm ra” mà còn giúp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong khu vực.
“Cùng với đó, sẽ đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập, đời sống cho người lao động”, ông nói.
Phối cảnh dự án sau khi hoàn thành. Ảnh: P.V |
Ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương - cho biết cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành mở ra không gian phát triển mới cho toàn khu vực Đông Nam Bộ, kích hoạt những dư địa, tạo động lực cho phát triển công nghiệp, đô thị...
Cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành sau khi hoàn thành sẽ liên thông với cao tốc Chơn Thành - Gia Nghĩa, kết nối với Tây Nguyên, tạo liên kết vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh của các địa phương trong khu vực.
Dự án cũng góp phần hoàn thành mục tiêu 5.000km đường cao tốc cả nước trong giai đoạn 2021-2030.
Dịp này, UBND tỉnh Bình Dương đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, trao giấy chứng nhận đầu tư cho nhiều dự án. Trong đó có 7 dự án nhà ở xã hội dự kiến đem tới 9.200 căn hộ là mái ấm cho công nhân, người lao động. Các dự án vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và các dự án hạ tầng khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư hơn 970 triệu USD cũng được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Trước đó, tỉnh Bình Dương đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành theo hình thức đối tác công tư (PPP). Liên danh trúng thầu gồm Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex IDC), Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật, Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật Becamex Bình Phước và Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả. Dự án được triển khai theo hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT).
Tổng vốn đầu tư, bao gồm lãi vay, hơn 8.833 tỷ đồng, được huy động từ nguồn vốn chủ sở hữu, vốn vay và các nguồn hợp pháp khác. Thời gian triển khai, bao gồm chuẩn bị và thi công, dự kiến kéo dài 36 tháng. Sau khi hoàn thành, tuyến cao tốc sẽ được vận hành và khai thác trong 32 năm 5 tháng, kể từ khi nhà đầu tư được cơ quan có thẩm quyền cho phép thu phí sử dụng đường bộ.
Gặp những nông dân miền Tây làm công nhân phụ việc trên công trường cao tốc Các gói thầu thuộc các dự án cao tốc đã tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương, nhất là ... |
Chủ tịch Công ty Hòa Bình “hiến kế” xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội, đường cao tốc tiết kiệm chi phí Trong buổi chia sẻ với báo chí mới đây, ông Nguyễn Hữu Đường - Chủ tịch Công ty TNHH Hòa Bình (còn được gọi là ... |
Những ngày cuối năm trên công trường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau "Khi thảm những mét nhựa đường đầu tiên, ai nấy đều cảm thấy nhẹ nhõm vì công trình đã đạt một cột mốc quan trọng. ... |