“Cấp cứu trong cấp cứu” cùng lời chúc ngày 27/2
Môi trường - Sức khỏe - 27/02/2023 13:01 Hà Phan HÀ PHAN
Bệnh viện Chợ Rẫy đã làm hết cách nhưng hiện chỉ còn một máy CT hoạt động và phải gửi bệnh nhân sang nhiều nơi khác để chụp chiếu hay chữa trị. Cả Việt Đức lẫn Bạch Mai phải ăn đong hóa chất, vật tư từng ngày rồi có bệnh viện buộc lòng thông báo ưu tiên cho cấp cứu. Báo chí đã lên tiếng, Chính phủ đã vào cuộc, bệnh viện gắng gượng đủ đường, bệnh nhân kêu than khắp nơi… nhưng gần một năm trôi qua, không ai nghĩ ngay ngày 27/2 vẫn phải nhói lòng như thế!
Lãnh đạo nhiều bệnh viện thẳng thắn rằng họ không cần được ca tụng hay ngợi khen. Chỉ mong có cơ chế, đãi ngộ xứng đáng, đúng với công sức và cống hiến để yên tâm hành nghề. Họ cũng mòn mỏi nhiều tháng ròng là làm gì đi, hành động sớm để bệnh nhân không hết thuốc, bệnh viện sẽ còn vật tư, lịch mổ chẳng phải lấn cấn vì những việc lẽ ra không nên có trong ngành này. Những gì ngành Y đem lại cho xã hội này và cuộc sống của người dân cũng nên trân trọng và ghi nhận đúng mực chứ không thể chịu chung cái nhìn thiên kiến, ác cảm do sai phạm của một số lãnh đạo biến chất.
Hai năm dịch ròng rã đã lấy của nghề cao quý này quá nhiều, cả mồ hôi nước mắt lẫn mất mát. Cuộc “đại phẫu” và di chứng từ vụ án Việt Á đang để lại những điều mà lẽ ra ngành này không phải chịu đựng nặng nề như thế. Vẫn biết rằng ai sai nấy chịu và củi mục phải đốt bỏ nhưng với những gì ngành Y đã gồng mình căng sức suốt 2 năm đại dịch hoành hành chuyện gì tốt cần được ghi nhận sâu đậm chứ không chỉ những lời chúc tốt đẹp hôm nay.
Kẹt cơ chế, vướng chính sách, người làm chuyên môn có khi phải quản cả tài chính, mua sắm, đấu thầu… để rồi tâm lý e ngại, sợ trách nhiệm lan truyền và nhiều thứ dường như “tắc nghẽn”. Quy định có thể chờ, văn bản có khi kéo dài cả tháng cả năm nhưng bác sĩ không thể ngừng mổ, bệnh nhân càng chẳng thể dừng bệnh. Nỗi đau của người bệnh giờ thêm chua xót của cả người nhà lẫn đội ngũ y bác sĩ khi “bó tay” không phải vì họ không làm được mà thiếu thốn cả những dụng cụ, vật tư thiết yếu nhất. Điều đó càng chồng chất bởi gần cả năm ròng, kêu đủ đường, xoay đủ kiểu để rồi giờ đây chua chát thốt lên rằng họ đang trong tình trạng “cấp cứu trong cấp cứu”!
Cuối tuần qua, trong cuộc làm việc với Bộ Y tế, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chỉ đạo: "Trong tháng 3 phải cơ bản giải quyết các vướng mắc của ngành Y tế". Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cũng đã hứa: "Các vấn đề nóng của ngành sẽ được giải quyết ngay trong tháng 2 hoặc đầu tháng 3-2023". Thời gian sẽ trả lời và chứng minh nhưng ít ra cả ngành Y lẫn dân chúng cũng thấy được “căn bệnh nan y” của ngành này sẽ được mổ xẻ và sẽ giải quyết ra sao.
Còn ngày hôm nay, bên cạnh những lẵng hoa cùng vô vàn lời chúc, ngành Y đang cần môi trường làm việc an toàn, cơ chế thông thoáng, đãi ngộ cùng thu nhập dần đủ sống cũng như không bị cuốn vào những “đại án” đau lòng. Có được điều đó, không chỉ họ an toàn để bệnh nhân được an toàn mà xã hội này cũng ngày càng bình an và chúc tụng sẽ dần thực chất hơn, dù là ngày nào trong năm chứ không riêng gì 27/2.
HÀ PHAN
Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục

Môi trường - Sức khỏe - 25/05/2023 19:39
Nước đến chân mới nhảy
Câu ngạn ngữ từ xa xưa ấy của cha ông ta, đáng tiếc thay lại vẫn đúng và vẫn diễn ra ở thời hiện tại. Và đáng tiếc hơn nữa là lại diễn ra tại ngành Y, diễn ra trong khi xử lý việc cấp bách số một là giành lại mạng sống cho các bệnh nhân.

Môi trường - Sức khỏe - 11/04/2023 12:58
Mặt trái của tờ hợp đồng bảo hiểm
Việc ca sĩ Ngọc Lan tố công ty bảo hiểm nhân thọ “lừa” mình đã gây chấn động cộng đồng. Mới nhất, Bộ Tài chính đã chỉ đạo cụ thể để các bên liên quan thông tin rõ vụ việc. Đúng - sai trong trường hợp của riêng nữ ca sĩ sẽ chóng được phân xử. Song, câu chuyện để lại những dấu hỏi bỏ ngỏ về dịch vụ bảo hiểm nhân thọ của các công ty tư nhân.

Môi trường - Sức khỏe - 08/04/2023 17:18
Giày cao gót và dép lê - mối nguy hiểm với người lái xe
Chiều 5/4, đã xảy ra vụ tai nạn liên hoàn do xe ô-tô Kia Forte tông vào 17 xe máy tại ngã tư Võ Chí Công - Xuân La (quận Tây Hồ, Hà Nội) khiến 18 người bị thương. Trong đó, có 2 trương hợp tiên lượng nặng, ở trạng thái nguy kịch.

Môi trường - Sức khỏe - 23/03/2023 14:39
Nước sạch, hàng hóa công và câu chuyện pháp lý
Khi nghĩ hành tinh có đến 3/4 là nước, chúng ta quên mất rằng nước ngọt đang ngày càng trở nên khan hiếm. Khi có nước sử dụng hằng ngày, chúng ta quên mất rằng nếu sự cố xảy ra, một đường ống nước “độc quyền” sẽ gây ra nhiều khó khăn cho bạn trong đời sống. Là nhu cầu cơ bản của con người, nhưng Ngày Nước sạch thế giới 22/3 rất mờ nhạt, nếu có, chỉ là những hoạt động tuyên truyền về khía cạnh môi trường. Trong lúc, nước sạch không chỉ là vấn đề môi trường, vệ sinh mà còn là vấn đề pháp lý.
Kinh tế - Chính sách

EVN - Xin lỗi rồi sao nữa?

Giảm thuế VAT để khoan thư sức dân

Lao động mất việc và đòi hỏi thực tế

EVN - Lỗ lớn và lời to

Kiểm toán khai thác khoáng sản và "kê đơn" trách nhiệm
Văn hóa - Xã hội

Giá trị của nhà văn không phải lượng like Facebook!

Chiếc áo dài ngũ thân và kiến nghị của đại biểu

“Bài toán” học đại học

Kỳ án Phương Hằng ngày càng kịch tính
