Bữa cơm công nhân và bài toán lòng tin
Cà phê tối - 25/06/2020 15:44 Mỹ Mỹ
Công nhân KCN Bắc Thăng Long nhận gạo miễn phí trong dịch Covid-19 |
Theo tường thuật từ Tuổi trẻ, có 2 điểm chính sửa đổi:
Sửa đổi thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động từ ngày 23-1 đến hết 30-6 thay vì ngày 1-4 đến hết ngày 30-6.
Bổ sung Điều 13 về hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc cho người lao động nội dung "doanh thu quý 1-2020 giảm từ 20-30% trở lên so với quý 4-2019".
Tức là, mở rộng thời gian số người gặp khó khăn trước dịch thêm hơn 2 tháng. Đây là một quyết định đáng hoan nghênh khi rất nhiều ngành nghề đã gặp khó trước ngày 1-4. Người lao động trong 2 tháng trước đó gặp khó khăn sẽ có thể tiếp cận được gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ.
Tuy nhiên, Điều 13 bổ sung vẫn khiến những người theo dõi gói hỗ trợ không khỏi lấn cấn. Bởi, các chuyên gia đều cho rằng, vấn đề của gói hỗ trợ liên quan tới công nhân là doanh nghiệp ngại phiền hà các yếu tố liên quan tới tài chính. Các doanh nghiệp ngán “mua việc” trong khi đối tượng được hưởng lợi chính không phải họ.
Hay như chuyên gia Chính sách công Nguyễn Quang Đồng - Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) trao đổi ngay trên Cuocsongantoan.vn: Cần sửa đổi Khoản 3 Điều 1 trong Chương I của Quyết định 15 làm sao để không phụ thuộc vào doanh nghiệp nữa. Quyền lợi của người lao động thì phải để người lao động chủ động thực hiện các thủ tục.
Nếu họ đúng là đối tượng vừa bị chấm dứt hợp đồng lao động, bị tạm hoãn hợp đồng lao động do doanh nghiệp khó khăn vì dịch Covid-19 thì họ sẽ chứng minh bằng các giấy tờ, thủ tục liên quan. Doanh nghiệp chỉ cần xác nhận là từ thời điểm đó đã không còn trả lương cho người lao động nữa, không nên vẽ vời ra thủ tục mà làm khó cho doanh nghiệp và người lao động.
Tôi vẫn nhớ mãi hình ảnh bữa cơm 20 nghìn đồng của mẹ con chị Kiều sau dịch. Tôi nhớ cả nụ cười của phi công Anh khi vượt qua cửa tử. Nhớ cả những lúc chính bản thân tôi hoang mang sợ hãi lúc dịch bệnh. Và, không bao giờ tôi quên những gì chúng ta đã làm và làm được trong đại dịch: Bác tổ trưởng tổ dân phố sang hỏi han tận nhà, những băng rôn kẻ tay nhanh nhưng thật đẹp ngay trước chợ gần nhà: “Ở nhà là yêu nước, yêu gia đình, yêu chính mình”, cả những nỗ lực ngày đêm của đội ngũ y bác sỹ, quân đội, công an.
Nhớ cả lời cảm ơn của đại diện Chính phủ với người dân.
Nhớ cả phát ngôn của Thủ tướng mà sau đã được rất nhiều hãng truyền thông quốc tế nhắc lại như một biểu tượng của tinh thần Việt Nam: “Không để ai bị bỏ lại đằng sau!”.
Và mới hôm qua thôi, một giám đốc người Anh ở Việt Nam viết một bài viết đầy xúc động. Ông cũng kể về những ngày từ hoang mang bệnh dịch tới vỡ òa khi Việt Nam đi qua đại dịch. Ông đưa con trở lại trường học sau giãn cách mà muốn cắm cờ Việt Nam ở xe, muốn đập tay với các phụ huynh khác và thầy cô giáo như cách ông ra đường mỗi khi đội tuyển Việt Nam thắng trận cầu. Nhưng trận đấu này trận đấu sinh tử và là sự tham gia của cả 90 triệu người.
Khi chứng kiến, tham gia cùng Việt Nam đi qua đại dịch, ông viết ông sẽ không bất ngờ nếu Việt Nam có đi đầu trong cuộc đua vaccine chống Covid-19. Vì với ông, sự đoàn kết, nhân hậu và tự cường khiến dân tộc này không gì không làm được.
Nhưng sau hào quang thắng lợi, còn đó những ngổn ngang bộn bề. Còn đó công cuộc “giảm đau” kinh tế mà chúng ta không thể ngó lơ hay tự mãn. Những thành công đã qua chỉ bảo chứng rằng, với sự nhìn nhận thấu đáo từng ngóc ngách khó khăn như truy dấu “F1” sẽ khiến dân tộc này vững vàng hơn bao giờ hết.
Và, việc sửa đổi gói cứu trợ kia đã tốt rồi nhưng còn có thể tốt hơn nữa. Vì vẫn còn đó những người lao động, những công nhân lắt lay đang không thể tự chủ trong việc tiếp cận hỗ trợ.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 25/6 |
Người lao động nên tự bảo vệ mình trong mùa nắng nóng |
Công nhân PouYuen mất việc là mẹ đơn thân “sắp tới rất khó khăn nhưng cố gắng vì con” |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 25/11/2024 15:46
Những điểm trường bị bỏ hoang
Từ miền núi tới đồng bằng, hàng loạt điểm trường bỏ hoang được gọi tên trong suốt thời gian qua trên báo chí phản ánh những nhức nhối của lãng phí. Không chỉ lãng phí tiền bạc, thời gian, nguồn lực, những điểm trường bỏ hoang “trơ gan cùng tuế nguyệt” như thách thức những nỗ lực trong việc cải thiện chất lượng đời sống của người dân.
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.