Bổ sung "Bệnh Covid-19 nghề nghiệp" vào danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH
Người lao động

Bổ sung "Bệnh Covid-19 nghề nghiệp" vào danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH

MINH ANH (t/h)
Tác giả: MINH ANH (t/h)
"Bệnh Covid-19 nghề nghiệp" được bổ sung vào danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH từ ngày 1/4/2023.
Bổ sung
"Bệnh COVID-19 nghề nghiệp" được bổ sung vào danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH. Ảnh minh họa.

Ngày 09/02/2023, Bộ trưởng Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH.

Theo đó, bổ sung "Bệnh COVID-19 nghề nghiệp" vào danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH từ ngày 1/4/2023.

Như vậy, danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH từ ngày 01/04/2023 như sau:

1. Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp.

2. Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp.

3. Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp.

4. Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp.

5. Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp.

6. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp.

7. Bệnh hen nghề nghiệp.

8. Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp.

9. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen.

10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp.

11. Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp.

12. Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp.

13. Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp.

14. Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp.

15. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp.

16. Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp.

17. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp.

18. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn.

19. Bệnh giảm áp nghề nghiệp.

20. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân.

21. Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ.

22. Bệnh phóng xạ nghề nghiệp.

23. Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp.

24. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp.

25. Bệnh sạm da nghề nghiệp.

26. Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm.

27. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài.

28. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su.

29. Bệnh Leptospira nghề nghiệp.

30. Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp.

31. Bệnh lao nghề nghiệp.

32. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

33. Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp.

34. Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp.

35. Bệnh Covid-19 nghề nghiệp.

Theo đó, nguyên tắc chẩn đoán, điều trị với người lao động (NLĐ) mắc bệnh nghề nghiệp như sau:

- NLĐ sau khi được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp cần được:

+ Hạn chế tiếp xúc yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó;

+ Điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đối với nhóm bệnh nhiễm độc nghề nghiệp phải được thải độc, giải độc kịp thời;

+ Điều dưỡng, phục hồi chức năng và giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định.

- Một số bệnh nghề nghiệp (bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ, do rung toàn thân, nhiễm độc mangan, các bệnh bụi phổi nghề nghiệp trừ bệnh bụi phổi bông) và ung thư nghề nghiệp, ung thư do các bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định cần chuyển khám giám định ngay.

- Trường hợp chẩn đoán các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp cho NLĐ trong thời gian bảo đảm không nhất thiết phải có các xét nghiệm xác định độc chất trong cơ thể.

Công nhân mắc bệnh phổi nghề nghiệp được hỗ trợ nhờ Chương trình Bệnh phổi kẽ Công nhân mắc bệnh phổi nghề nghiệp được hỗ trợ nhờ Chương trình Bệnh phổi kẽ

Sáng 19/12, tại Bệnh viện Phổi Trung ương đã ra mắt Chương trình Bệnh phổi kẽ. Từ nay, bệnh nhân bị bệnh phổi kẽ sẽ ...

Sửa đổi điều kiện về trường hợp mắc bệnh được hưởng BHXH một lần Sửa đổi điều kiện về trường hợp mắc bệnh được hưởng BHXH một lần

Đây là một trong những nội dung được đề cập tại Thông tư số 18/2022/TT-BYT sửa đổi Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định chi tiết thi ...

350 lượt thợ lò mắc bệnh nghề nghiệp bụi phổi được rửa phổi 350 lượt thợ lò mắc bệnh nghề nghiệp bụi phổi được rửa phổi

Theo Công đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (Công đoàn TKV), trong năm 2022 đã có 350 lượt thợ lò mắc bệnh nghề nghiệp ...

Tin mới hơn

Tăng lương tối thiểu vùng là yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn

Tăng lương tối thiểu vùng là yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn

Tại phiên thảo luận ngày 18/6 của Quốc hội, đại biểu Quốc hội Thái Thu Xương - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề xuất Quốc hội và Chính phủ cần xem xét điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng từ tháng 7/2025, dựa trên tình hình thực tế về đời sống người lao động hiện nay.
Tại sao công nhân hay bị mất ngủ?

Tại sao công nhân hay bị mất ngủ?

Không phải mất ngủ vì quá vui, cũng không phải vì đang yêu… Mà là thứ mất ngủ mỏi mệt – một kiểu trằn trọc, vô định, chẳng rõ vì đâu mà mắt cứ mở to suốt đêm.
Lợi ích kép từ tăng thuế thuốc lá: Cơ hội vàng để bảo vệ sức khỏe và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Lợi ích kép từ tăng thuế thuốc lá: Cơ hội vàng để bảo vệ sức khỏe và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực đạt được các mục tiêu phát triển bền vững và cải thiện chất lượng sống của người dân, chính sách thuế - đặc biệt là thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với thuốc lá - đang nổi lên như một công cụ kinh tế - xã hội đa chiều, không chỉ giúp tăng thu ngân sách mà còn bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm chi phí y tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tin tức khác

Những bàn chân công đoàn chưa dừng bước

Những bàn chân công đoàn chưa dừng bước

Họ là những cán bộ Công đoàn từng đi khắp nẻo cơ sở, lắng nghe người lao động, vun đắp niềm tin vào tổ chức. Khi công việc buộc phải dừng lại, họ lặng lẽ tiếp tục làm nốt những việc còn dang dở... Hành trình ấy thấm đẫm tinh thần của những con người đã từng ngày cống hiến, gìn giữ giá trị cốt lõi của công đoàn bằng chính sự tận tâm và lòng yêu nghề.
Những gương sáng "Học không bao giờ cùng" ở Lâm Đồng

Những gương sáng "Học không bao giờ cùng" ở Lâm Đồng

Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng vừa phối hợp cùng Hội Khuyến học tỉnh xét chọn, tôn vinh và trao học bổng “học không bao giờ cùng” cho đoàn viên, người lao động tiêu biểu trong phong trào tự học.
Những “đóa hoa Tháng 5” ở Lâm Đồng

Những “đóa hoa Tháng 5” ở Lâm Đồng

Với những cách làm hiệu quả triển khai thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong công nhân lao động, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng xét chọn và tôn vinh 50 công nhân lao động tiêu biểu trong Phong trào thi đua “Công nhân Lâm Đồng làm theo lời Bác”.
Niềm vui khi được là công dân Việt Nam - Kỳ 2: Khi pháp luật “chạm” tới từng phận người

Niềm vui khi được là công dân Việt Nam - Kỳ 2: Khi pháp luật “chạm” tới từng phận người

Sau 6 năm kể từ ngày những công dân Lào đầu tiên nhập quốc tịch Việt Nam - có thể thấy rõ những đổi thay không chỉ diễn ra trên giấy tờ mà đã thấm vào từng nếp sống của người dân nơi biên cương.
60% công nhân Thủ đô sống chật chội, tạm bợ: Nhà ở xã hội cần bước ngoặt mới

60% công nhân Thủ đô sống chật chội, tạm bợ: Nhà ở xã hội cần bước ngoặt mới

Không gian sống chật chội, thiếu thốn tiện ích và chi phí thuê trọ cao đang là gánh nặng đè nặng lên vai hàng vạn công nhân tại Thủ đô. Tại Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội và công nhân lao động năm 2025, những tâm tư, nguyện vọng về nhà ở xã hội đã được nói thẳng, nói thật, từng bước tháo gỡ.
Niềm vui khi được là công dân Việt Nam - Kỳ 1: Hành trình từ bóng tối ra ánh sáng

Niềm vui khi được là công dân Việt Nam - Kỳ 1: Hành trình từ bóng tối ra ánh sáng

Sau nhiều năm sống mặc cảm, không hợp pháp trên đất Việt, giờ đây, họ chính thức có quyền công dân, được sinh sống và lao động, sản xuất một cách “danh chính ngôn thuận” với gia đình, làng bản.
Xem thêm