Bến Tuần Mây “oằn mình” đưa công nhân lao động sang sông mùa Covid 19
Đời sống - 08/04/2020 15:40 Việt Phương
Phà tự hành tại bến phà Tuần Mây giờ cao điểm |
Ghi nhận của phóng viên cuocsongantoan.vn tại đây vào cuối giờ chiều ngày 7/4, hàng nghìn người lao động sau giờ tan ca đã đổ dồn về bến phà Tuần Mây (bên bờ thuộc huyện Kim Thành) chờ sang sông trở về nhà. Do lưu lượng quá đông, nên trong khi chờ đợi hay xuống phà, hành khách buộc phải đứng sát nhau, không đảm bảo quy định giãn cách tối thiểu trong phòng chống Covid-19. Đơn vị quản lý vận hành phà Tuần Mây đã phải huy động 3 phà nhỏ và 2 phà tự hành hoạt động liên tục, nhưng nhiều người vẫn phải chờ cả giờ đồng hồ, mới đến lượt được xuống phà.
Tình trạng ùn tắc nói trên xuất phát từ quyết định của UBND thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương về việc yêu cầu dừng hoạt động 4 đò ngang sang huyện Kim Thành để phòng chống dịch bệnh Covid - 19.
Chị Vũ Thị Thắm, công nhân đang làm việc tại KCN Lai Vu (Hải Dương) cho biết: “Thường ngày, tôi và nhiều công nhân lao động khác sử dụng bến đò ngang Thăng Long – Thượng Vũ để đi làm, nhưng từ ngày 1/4 đến nay đò ngang kia bị dừng hoạt động nên không có lựa chọn nào khác phải đi phà này. Tất cả đều đổ về đây đứng chen chúc, nghĩ cũng sợ đấy, nhưng muộn giờ làm còn sợ hơn”.
Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Tuấn Long, Bến trưởng Bến phà Tuần Mây cho biết, trong những ngày qua, vào giờ cao điểm, bến phải đưa đón khoảng trên 3000 lượt người và phương tiện qua sông. Để phòng, chống dịch bệnh Covid -19, đơn vị thực hiện theo quy định của sở GTVT, mỗi chuyến phà nhỏ giảm 50% lượng khách, đối với phà lai dắt, phà tự hành chở không quá 20 người. Nhiều hành khách dù đã phải chờ quá lâu, nhưng cũng không thể quay đầu phương tiện, lựa chọn hướng đi khác, nên buộc phải đứng sát nhau chờ đến lượt được qua phà. Để chở hết khoảng 3 nghìn người này sang sông, các phà dù có hoạt động hết công suất, cũng phải mất rất nhiều thời gian.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, do lưu lượng phương tiện và người tại phà Tuần Mây đông, nên các biện pháp bảo đảm an toàn đường thủy bị hạn chế; đặc biệt về quy định giữ khoảng cách 2m không được đảm bảo… là những bất cập vẫn đang tồn tại.
Phà lớn tại bến Tuần Mây chièu 7/4 |
Sự việc đã diễn ra đến gần 1 tuần, nhưng phải đến chiều 7/4, UBND tỉnh Hải Dương mới có văn bản gửi UBND thị xã Kinh Môn, UBND huyện Kim Thành, Sở GTVT và Ban Quản lý các khu công nghiệp yêu cầu đưa ra giải pháp cấp bách để “giải cứu” bến phà Tuần Mây.
Văn bản nêu rõ: "... hoạt động vận chuyển hành khách tại bến phà Tuần Mây không đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch Covid-19, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh và mất an toàn giao thông như chở quá số người theo quy định, lượng người tập trung đầu bến rất đông, xảy ra tình trạng ùn tắc 2 đầu bến phà; không đảm bảo quy định về cấm tập trung và quy định về khoảng cách tối thiểu để phòng chống dịch Covid-19".
UBND tỉnh Hải Dương cũng yêu cầu thị xã Kinh Môn, huyện Kim Thành xem xét mở lại các bến đò ngang nối 2 địa phương này để giảm lưu lượng người và phương tiện tại phà Tuần Mây; giao Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh chủ trì cùng các đơn vị liên quan làm việc với các doanh nghiệp đang hoạt động trong khu công nghiệp trên địa bàn bố trí kế hoạch sản xuất phù hợp cho người lao động để tránh tình trạng tập trung đông người vào đầu giờ và cuối ngày làm việc.
Bến đò ngang Thượng Vũ - Thăng Long đã hoạt động trở lại |
Tiếp đó, UBND thị xã Kinh Môn đã ban hành 2 văn bản, trong đó một văn bản khẩn cho phép mở lại các bến đò ngang ở khu Nam An Phụ gồm các xã, phường: An Phụ, Thượng Quận, Lạc Long, Thăng Long để chở công nhân, người lao động. Các bến đò này chỉ cho chở công nhân, lao động có biển hiệu do doanh nghiệp cấp và phương tiện chở các mặt hàng thiết yếu. Công an thị xã Kinh Môn và UBND các phường, xã phải lập chốt kiểm soát y tế theo quy định. Thời gian hoạt động của các bến đò ngang: sáng từ 5 - 8 giờ, trưa từ 11 - 14 giờ, chiều từ 16 - 20 giờ.
Mặc dù chậm, nhưng có thể coi đây là giải pháp “giải cứu” mang tính bức thiết của UBND tỉnh Hải Dương và thị xã Kinh Môn, nhằm đảm bảo an toàn, giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid – 19 trong cộng động nói chung và công nhân lao động nói riêng.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 8/4 Tính đến 7h sáng ngày 8/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 209 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 1,42 triệu người nhiễm virus corona ...
|
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
Người lao động - 06/11/2024 19:48
Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”
Nhiều năm gần đây, người lao động nhập cư ở nhiều thành phố, đô thị lớn dần có xu hướng quay trở về quê hương làm việc. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định này, trong số đó là quan điểm “muốn về gần nhà” và sự thay đổi trong chính sách thu hút nhân lực của các địa phương.
Người lao động - 06/11/2024 13:43
Hàng trăm công nhân tham gia Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2
Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc vừa tổ chức Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2, thu hút sự tham gia của vận động viên tại 17 doanh nghiệp.
Đời sống - 04/11/2024 18:36
Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin
Có đến 30,2% trẻ em từ độ tuổi 0 đến dưới 16 là con của công nhân đang phải sống xa cha mẹ. Điều này khiến trẻ đối mặt với nguy cơ thiếu thốn tình cảm và giảm khả năng phát triển toàn diện.
Đời sống - 03/11/2024 12:02
Vay lãi suất thấp, công nhân bị loại vì… thu nhập cao!
“Tôi nghĩ thu nhập càng cao thì càng dễ vay vốn, vì có đủ khả năng trả nợ, đằng này hồ sơ của tôi lại bị loại”, một nam công nhân chia sẻ khi nói về những quy định mới thuộc Thông tư 33 của Ngân hàng Nhà nước.