“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 10: Các ngân hàng cần rà soát vấn đề thẻ một cách tổng thể

Đại biểu Quốc hội Trương Xuân Cừ (Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội) và đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương) đã có những chia sẻ với Tạp chí Lao động và Công đoàn liên quan đến loạt bài “Bẫy nợ” thẻ ngân hàng mà tạp chí đăng tải những ngày vừa qua.

"Không thể im ỉm mà thu tiền phí

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn, đại biểu Quốc hội Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Người cao tuổi Việt Nam, Đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cho rằng hiện nay, Nhà nước chưa quản lý về việc mỗi người được mở tối đa bao nhiêu thẻ ATM mà trên các phương tiện thông tin đại chúng mới chỉ khuyến cáo không nên có nhiều thẻ.

Việc người dùng có nhiều thẻ ATM theo một cách nào đó cũng có thể hiểu lượng tiền trong ngân hàng tăng lên. Và điều đó đang có lợi cho các ngân hàng nhưng việc có nhiều thẻ mà không dùng hết cũng đang gây những thiệt hại cho người dùng.

Có thể lướt qua thấy mỗi tháng người dùng phải chịu phí chỉ vài nghìn đồng thì thấy là ít nhưng được cộng dồn qua từng tháng, từng quý, từng năm thì số tiền là rất lớn mà đến chính bản thân người dùng không thể hình dung được. Đặc biệt, với những thẻ ATM không dùng đến, người dùng không được cho người khác sử dụng vì việc này dễ dẫn đến việc các thẻ ATM rơi vào tay các đối tượng lừa đảo trên mạng.

Bài 10: Các ngân hàng cần rà soát vấn đề thẻ một cách tổng thể

Đại biểu Quốc hội Trương Xuân Cừ. Ảnh: Ngô Khiêm

Liên quan loạt bài về vấn đề “Bẫy nợ” thẻ ngân hàng” trên Tạp chí Lao động và Công đoàn, vị đại biểu nhận định trách nhiệm là ở cả 2 bên: Ngân hàng và người lao động.

Các ngân hàng cấp thẻ cho khách hàng thì cần cung cấp thông tin đầy đủ trước khi ký hợp đồng. Ngân hàng phải cung cấp cho người lao động thông tin chi tiết về các loại phí liên quan, bao gồm phí mở thẻ, phí duy trì thẻ, phí giao dịch, lãi suất và các loại phí phạt (nếu có). Những thông tin này cần được trình bày rõ ràng, dễ hiểu, có thể bằng văn bản hoặc dưới dạng tài liệu giải thích để người lao động có thể đọc và hiểu trước khi ký kết.

Ngoài ra ngân hàng nên có trách nhiệm giải thích mọi điều khoản trong hợp đồng cho người lao động, đặc biệt là những điều khoản liên quan đến chi phí và nghĩa vụ tài chính. Đồng thời, cần hướng dẫn cho khách hàng cài ứng dụng ngân hàng trên điện thoại để tiện theo dõi các giao dịch.

Với khách hàng không có giao dịch trong thời gian dài, ngân hàng cần phải nhắc nhở, đôn đốc và tư vấn để họ kịp thời khóa thẻ, chứ không thể im ỉm mà thu tiền phí. Việc này vô hình trung sẽ tạo nên sự không minh bạch trong thị trường thẻ ATM.

Xã hội số đòi hỏi những công dân số

Cũng theo đại biểu Trương Xuân Cừ, với người dùng thẻ, khi chuyển sang đơn vị khác mà yêu cầu cấp thẻ mới thì cần phải liên hệ ngay với ngân hàng để đóng thẻ cũ.

“Chúng ta không nhất thiết phải dùng quá nhiều thẻ một lúc, bởi hiện nay các ngân hàng đã có sự liên thông với nhau nên việc thanh toán vô cùng tiện lợi, nhanh nhạy. Xã hội số đòi hỏi người dùng phải là những công dân số và hãy quan tâm nhiều hơn đến tài sản của mình, trong đó có những chiếc thẻ ATM. Người dùng khi đặt bút ký với ngân hàng về việc mở thẻ ATM thì hãy quan tâm nhiều hơn đến các điều khoản, quyền lợi và nghĩa vụ của mình.”, đại biểu Cừ khuyên.

Để tiến tới một Chính phủ điện tử, giao dịch điện tử thì việc tuyên truyền này phải thật rõ ràng, đầy đủ để khách hàng hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình, đặc biệt vì lý do cụ thể như chuyển công tác, cơ quan đổi thẻ ATM thì phải liên hệ với ai để hủy tài khoản cũ.

Bài 10: Các ngân hàng cần rà soát vấn đề thẻ một cách tổng thể
Thông tin giới thiệu dịch vụ thẻ được một ngân hàng thương mại quảng cáo trên mạng xã hội (Ảnh chụp màn hình)

Liên quan vấn đề trên, trao đổi với PV Tạp chí Lao động và Công đoàn, đồng chí Nguyễn Thị Việt Nga, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, Ủy viên Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội, cho rằng hiện nay công tác truyên truyền theo tôi là chưa tốt. Công việc của công nhân rất bận rộn, họ không quan tâm đến chuyện này và vô hình trung họ đã trở thành “con nợ” của ngân hàng. Ngoài công nhân thì người hưu trí và sinh viên – những người đang số lượng lớn thẻ nhận lương, thẻ ATM hầu như không quan tâm đến vấn đề này và cũng đang là “nạn nhân”.

Về phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng cần tăng cường rà soát, kiểm tra để sớm tìm ra vấn đề bất thường trong các nhóm thẻ tại các ngân hàng. Ví dụ thẻ ghi nợ không phát sinh giao dịch trong thời gian dài mà tiền phí duy trì thẻ vẫn được cộng dồn thì cần xem xét lại, trao đổi với khách hàng để tiến tới đóng thẻ.

“Tôi được biết có những nhân viên còn cho khách hàng ký khống vào tờ mở thẻ, tạo ra rủi ro rất lớn cho khách hàng, đội ngũ nhân viên ngân hàng cần phải chú ý đến việc này và phải cần phải bị xử lý nghiêm. Người dân cũng cần nâng cao hiểu biết của mình về công nghệ, về các loại thẻ của ngân hàng đến chuẩn bị tâm thế là một công dân số”, đại biểu Nga nói thêm.

Bất cập khi phát hành thẻ tràn lan

Cũng theo đồng chí Nguyễn Thị Việt Nga việc sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ATM ở Việt Nam là bước phát triển đáng kể để tiến tới việc người dân giảm lưu hành tiền mặt. Số lượng người có thẻ tín dụng, thẻ ATM tăng rất nhanh và đó là xu hướng tất yếu của thời đại. Tuy nhiên, việc triển khai đang gặp nhiều bất cập mà một trong những bất cập là việc phát hành thẻ ATM một cách tràn lan, dẫn đến việc chủ sở hữu thẻ bị đẩy vào cảnh dở khóc, dở cười do phát sinh dư nợ không ngờ.

Bài 10: Các ngân hàng cần rà soát vấn đề thẻ một cách tổng thể
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga. Ảnh: T.

Vị đại biểu Quốc hội nhận định, nhiều ngân hàng đã giao chỉ tiêu phát triển khách hàng, phát hành thẻ ATM cho nhân viên nên dẫn đến việc nhân viên tư vấn mở càng nhiều thẻ càng tốt. Tuy nhiên, trong quá trình tư vấn mở thẻ, nhân viên lại tư vấn không đầy đủ, chỉ nhấn mạnh đến quyền lợi mà nói rất ít đến trách nghiệm, nghĩa vụ về các loại phí cần nộp hay vấn đề liên quan đến hủy thẻ cần gặp ai, thủ tục ra sao, thậm chí có nhân viên còn tư vấn sai, bảo “cứ mở thẻ đi không mất gì đâu”. Chính những điều này dẫn đến việc mở thẻ một cách tràn lan. Ngân hàng cũng không kịp thời rà soát hiện tượng bất thường này và thiệt hại thuộc về khách hàng.

Về phía khách hàng họ vẫn có lỗi khi không tìm hiểu kỹ về các điều khoản ràng buộc cũng như việc không sử dụng thẻ nữa thì làm thế nào.

“Tôi nhớ là đã ý kiến trong kỳ họp Quốc hội rằng, hiện nay chúng ta chưa có quy định tối đa mỗi cá nhân được mở bao nhiêu thẻ ở các ngân hàng dẫn đến tình trạng “loạn” thẻ tín dụng, thẻ ATM và đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tội phạm công nghệ cao tràn lan. Thậm chí có một thực tế là một người có nhiều tài khoản ngân hàng mà đến chính họ cũng không nhớ nổi.

Trách nhiệm về phía ngân hàng là không thể trốn tránh được. Hiện nay chưa có con số thống kê đầy đủ về số người bị phát sinh dư nợ không mong muốn nhưng tôi tin là không ít, đặc biệt là trong đội ngũ công nhân lao động. Thậm chí ngay những người phát sinh dư nợ cũng không hề biết số tiền bị trừ một tháng là bao nhiêu, rồi một năm bị trừ bao nhiêu nhưng có điều chắc chắn là từ số tiền không lớn ban đầu nhưng được cộng dồn sẽ là không ít”, đại biểu Nga nói.

Về giải pháp, vị đại biểu nhấn mạnh thêm: “Để giải quyết dứt điểm hiện tượng này và để tránh những thiệt hại cho người dân, theo tôi về phía các ngân hàng cần rà soát vấn đề này một cách tổng thể. Tôi kiến nghị các ngân hàng cần nghiên cứu, xem xét để quy định giới hạn số lượng tài khoản mỗi cá nhân được sở hữu. Như thế nếu không sử dụng tài khoản nào, người dân buộc phải hủy để mở tài khoản khác, tránh được tình trạng “bỏ quên tài khoản” hoặc bị lợi dụng mở hộ tài khoản, bán tài khoản. Ngân hàng phải tư vấn cho khách hàng một cách chi tiết, đầy đủ, rộng rãi, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng như chúng ta đã và đang tư vấn về bảo hiểm xã hội.”.

Bài cuối:

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần phải vào cuộc thanh tra, kiểm tra

“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 7: Mọi lợi ích thu được từ khách hàng phải hợp pháp và minh bạch “Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 7: Mọi lợi ích thu được từ khách hàng phải hợp pháp và minh bạch

“Trong một môi trường cạnh tranh như hiện nay, tôi cho rằng các ngân hàng cần phải nâng cao hơn nữa tiêu chuẩn cao về ...

“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 8: “Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 8: "Tư vấn các loại phí mở thẻ là trách nhiệm của ngân hàng"

Luật sư Lương Minh Tuấn, Công ty Luật TNHH Năng & Partner (Hà Nội) chia sẻ ý kiến của mình về công tác phát hành, ...

“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 9: Chưa có hướng dẫn chung cho các ngân hàng đối với thẻ “ngủ đông” “Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 9: Chưa có hướng dẫn chung cho các ngân hàng đối với thẻ “ngủ đông”

Theo bà Nguyễn Hồng Thanh, Trưởng Tiểu ban Chính sách của Chi Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, hiện ...

Cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã

Cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã

Cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã được cơ quan có thẩm quyền cho nghỉ thôi việc thì được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm.
Vì sao thời gian nghỉ thai sản không được tính là thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

Vì sao thời gian nghỉ thai sản không được tính là thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

Người lao động nghỉ chế độ thai sản thì thời gian nghỉ chế độ thai sản không được tính là thời gian tham gia Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Đi ngược chiều: Tài xế ô tô, xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?

Đi ngược chiều: Tài xế ô tô, xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại Nghị định 168, nhiều hành vi vi phạm có mức xử phạt vi phạm hành chính tăng rất cao, trong đó có hành vi đi ngược chiều.
Lỗi dừng đỗ xe ô tô sai quy định bị phạt bao nhiêu từ 1/1/2025?

Lỗi dừng đỗ xe ô tô sai quy định bị phạt bao nhiêu từ 1/1/2025?

Lỗi dừng đỗ xe ô tô sai quy định phạt bao nhiêu từ 1/1/2025, và dừng đỗ xe ô tô những vị trí nào thì bị phạt, mời bạn tìm hiểu trong phần dưới đây.
Để trẻ từ 6 tuổi trở lên ngồi trước xe máy sẽ bị phạt từ 8-10 triệu đồng

Để trẻ từ 6 tuổi trở lên ngồi trước xe máy sẽ bị phạt từ 8-10 triệu đồng

Từ ngày 1/1/2025, việc chở trẻ em trên 6 tuổi ngồi phía trước xe máy có thể bị phạt nặng, lên tới 14 triệu đồng. Thông tin này được đưa ra dựa trên các quy định sửa đổi về xử phạt vi phạm giao thông, nhằm tăng cường an toàn cho trẻ em.
Hiệu lực "nhanh" của Nghị định 168: Hiểu đúng để không hiểu lầm

Hiệu lực "nhanh" của Nghị định 168: Hiểu đúng để không hiểu lầm

Gần đây, mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng "Nghị định 168/2024/NĐ-CP xây dựng sai thủ tục, do có hiệu lực chưa đủ 45 ngày sau khi ban hành". Tuy nhiên, đại diện Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an khẳng định đây là nhận định thiếu chính xác.
Ứng lương nghỉ Tết: Thủ tục, thời hạn và những lưu ý quan trọng

Ứng lương nghỉ Tết: Thủ tục, thời hạn và những lưu ý quan trọng

Ứng lương nghỉ Tết đang là nội dung được nhiều người lao động quan tâm.
Những chế độ với cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác ở cơ sở

Những chế độ với cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác ở cơ sở

Điều 12 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định, CBCCVC tăng cường đến làm việc tại cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã được trợ cấp một lần bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác.
Chính sách dành cho công an, quân đội nghỉ hưu trước tuổi khi tinh gọn bộ máy

Chính sách dành cho công an, quân đội nghỉ hưu trước tuổi khi tinh gọn bộ máy

Chính sách, chế độ với đối tượng thuộc lực lượng vũ trang khi tinh gọn bộ máy được nêu rõ tại Nghị định số 178 của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025.
Viên chức, người lao động thôi việc khi tinh gọn bộ máy được trợ cấp ra sao?

Viên chức, người lao động thôi việc khi tinh gọn bộ máy được trợ cấp ra sao?

Theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP do Chính phủ ban hành, viên chức và người lao động nghỉ thôi việc khi tinh gọn bộ máy sẽ được hưởng nhiều chính sách trợ cấp.