“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 8: "Tư vấn các loại phí mở thẻ là trách nhiệm của ngân hàng"
Pháp luật lao động - 28/09/2024 18:32 Luật sư Lương Minh Tuấn
Thẻ tín dụng nếu người sử dụng nắm rõ và sử dụng đúng cách thì có thể đem lại nhiều lợi ích như sự tiện lợi và linh hoạt giúp chúng ta thực hiện thanh toán, giao dịch nhanh chóng và dễ dàng đặc biệt là trong thời đại công nghệ số như hiện nay.
Thẻ tín dụng thường đi kèm với các ưu đãi, giảm giá và điểm thưởng khi sử dụng. Điều này giúp người sử dụng tiết kiệm được tiền hoặc nhận được các phần thưởng hấp dẫn.
Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích của thẻ tín dụng đem lại thì cũng tồn tại những rủi ro nếu người sử dụng thẻ không quản lý tốt chi tiêu hoặc không nắm rõ các loại phí liên quan đến thẻ dẫn đến việc lạm dụng thẻ tín dụng hoặc không thanh toán cho ngân hàng đúng hạn.
Luật sư Lương Minh Tuấn. Ảnh: M.N |
Lúc này người sử dụng thẻ phải đối mặt với các khoản phí trễ hạn và sẽ bị tính lãi suất rất cao dẫn đến việc tăng số tiền nợ nhanh chóng và tích luỹ nợ không kiểm soát. Cùng với đó khi người sử dụng thẻ đã hình thành nợ xấu tại ngân hàng có thể cản trở trong việc vay vốn và thực hiện giao dịch gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người sở hữu thẻ.
Ngoài thẻ tín dụng hiện nay, nhiều người sở hữu ít nhất vài thẻ ATM trong ví. Mặc dù không sử dụng hoặc làm mất thẻ nhiều năm nhưng khi đó thẻ chưa đóng nên vẫn trong trạng thái hoạt động, vẫn mất phí thường niên, phí cộng dồn.
Về trách nhiệm của phía ngân hàng khi phát hành thẻ và lỗi tư vấn sai lệch thông tin, không tư vấn, tự điền một số thông tin khách hàng (nếu có), thì đây là việc làm lừa dối khi mở thẻ, tức là việc làm lừa dối trong giao dịch dân sự.
Việc phát hành, mở thẻ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng là một giao dịch dân sự. Thẻ tín dụng (chi tiêu trước, trả tiền sau) về bản chất là hợp đồng vay tài sản giữa người mở thẻ và ngân hàng phát hành thẻ.
Nhiều công nhân cho biết họ không được tư vấn kỹ càng về các khoản phí hoặc phương thức khóa, hủy thẻ nếu không có nhu cầu sử dụng. Ảnh: T.C.C |
Khoản 1, điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Việc tư vấn các loại phí khi mở thẻ tín dụng cho khách hàng là trách nhiệm ngân hàng, khi ngân hàng không tư vấn hoặc tư vấn không chính xác các loại phí dẫn đến việc khách hàng đồng ý mở thẻ thì có thể thấy hành vi của ngân hàng đã vi phạm theo Điều 127 Bộ luật dân sự 2015 Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.
Lừa dối trong giao dịch dân sự được hiểu là hành vi cố ý của một bên nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xác lập giao dịch đó.
Vì vậy trong trường hợp khách hàng không được ngân hàng tư vấn hoặc đã được tư vấn, tuy nhiên tư vấn không chính xác nên đã xác lập giao dịch với ngân hàng, khách hàng hoàn toàn có thể yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu theo Điều 127 Bộ luật dân sự 2015 nếu có đủ căn cứ chứng minh.
Một công nhân đang làm việc ở Đà Nẵng cho biết chi có 3/5 chiếc thẻ ngân hàng mở ở 3 ngân hàng thương mại khác nhau từ lâu không dùng, nhưng "cứ để thế" vì không thấy ngân hàng tư vấn gì. Ảnh: H.T.L.L |
Việc ngân hàng thay khách hàng tự điền một số thông tin của khách hàng để mở thẻ tín dụng khi chưa được sự đồng ý của khách hàng hoặc khách hàng không biết về việc này, nếu có thì đây là vi phạm quy định về sự tự nguyện khi tham gia giao dịch dân sự của khách hàng. Do đó, giao dịch này là giao dịch vô hiệu.
Việc tự sử dụng thông tin cá nhân của khách hàng khi chưa được khách hàng cho phép người thực hiện hành vi này còn có thể bị xử phạt hành chính lên đến 60 triệu đồng theo NĐ 14/2022/NĐ-CP của chính phủ về hành vi sử dụng trái phép thông tin cá nhân người khác.
Đối với thẻ ATM cũng vậy nếu ngân hàng không tư vấn hoặc tư vấn không đầy đủ, chính xác các loại phí khi mở thẻ và các loại phí liên quan đến thẻ thì có thể xem là phía ngân hàng chưa làm tròn trách nhiệm.
Video Luật sư Lương Minh Tuấn chia sẻ một số nội dung liên quan đến thẻ ngân hàng
Vì những lẽ đó, theo tôi đối với người dân sử dụng thẻ ngân hàng nói chung và công nhân, người lao động nói riêng khi sử dụng thẻ tín dụng đầu tiên là khách hành phải tự bảo vệ mình để tránh trở thành con nợ một cách không lường trước được. Cụ thể là khi ký các hợp đồng mở thẻ nên đọc kỹ các điều khoản của hợp đồng về cách thức tính lãi, mức lãi suất, trong trường hợp nào thì khoản nợ trở thành nợ xấu... Trong trường hợp khách hàng không mong muốn dùng thẻ nữa thì cần liên hệ với ngân hàng để chấm dứt việc thực hiện hợp đồng tránh những tranh chấp xảy ra sau này.
Về phía ngân hang để tránh các tranh chấp phát sinh không đáng có thì ngân hàng cần theo dõi và đôn đốc khách hàng như một khoản vay nhằm giúp khách hàng sử dụng thẻ hiệu quả và hạn chế phát sinh nợ quá hạn, gây ảnh hưởng cho khách hàng sử dụng thẻ.
Đón đọc bài 9: Chưa có hướng dẫn, quy định chung cho các ngân hàng đối với các thẻ “ngủ đông”
“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 5: Ngân hàng cần minh bạch, rạch ròi Trước thực trạng trở thành những con nợ bất đắc dĩ bởi những chiếc thẻ không sử dụng, nhiều công nhân đề nghị nhà phát ... |
“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 6: Ý kiến của cán bộ công đoàn Trước tình trạng nhiều công nhân, người lao động trở thành “con nợ” bất đắc dĩ của những chiếc thẻ ngân hàng, một số cán ... |
“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 7: Mọi lợi ích thu được từ khách hàng phải hợp pháp và minh bạch “Trong một môi trường cạnh tranh như hiện nay, tôi cho rằng các ngân hàng cần phải nâng cao hơn nữa tiêu chuẩn cao về ... |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 08/11/2024 14:32
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm
Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.
Phóng sự điều tra - 07/11/2024 19:16
Nhân viên tố Công ty Outcubator Việt Nam vi phạm hợp đồng lao động
Một nhân viên kế toán của Công ty TNHH Outcubator Việt Nam (quận Tây Hồ, Hà Nội) vừa làm đơn khiếu nại lãnh đạo Công ty không tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng lao động.
Pháp luật lao động - 06/11/2024 15:27
Quy định xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động ra sao?
Việc xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động được quy định Theo Điều 90 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Pháp luật lao động - 06/11/2024 09:48
Công ty CP Môi trường xanh Friendly thoái thác trách nhiệm với người lao động
Làm việc với các cơ quan chức năng của thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng), Giám đốc Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly thoái thác trách nhiệm trả nợ tiền lương và đóng bảo hiểm xã hội của người lao động đã làm việc cho Công ty này.
Pháp luật lao động - 04/11/2024 18:47
Người lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?
Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động làm việc theo hợp đồng.
Phóng sự điều tra - 01/11/2024 19:50
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Những điểm bất hợp lý từ công văn trả lời của Sở Y tế tỉnh
Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có công văn trả lời tạp chí Lao động và Công đoàn liên quan đến vụ việc điều động bác sĩ Lê Khắc Thu tại Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy có nhiều điểm bất hợp lý trong nội dung mà cơ quan này cung cấp so với thực tế diễn ra.
- Tự thú của một tín đồ mua sắm: "Mua sắm cũng có thể gây nghiện. Thật đấy!"
- Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
- Người lao động có cần thiết phải tìm việc tại các thành phố lớn?
- Vượt lên từ số phận không may mắn, quyết tâm hoạt động thiện nguyện để sống ý nghĩa hơn
- Thở ở Hà Nội