Bạo lực gia đình và biện pháp an toàn cho người phụ nữ
Đời sống - 18/10/2019 15:30 TKTS
Tuy là võ sư nhưng người đàn ông trong ảnh không hề ngại ngần "tung chưởng" với vợ ngay cả khi cô đang bế đứa con nhỏ. |
Tại Việt Nam, tình trạng nam giới có hành động bạo lực với nữ giới, đặc biệt là chồng đối với vợ, vẫn còn rất phổ biến. Theo một nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, trong 10 năm qua, có đến một phần ba người vợ là nạn nhân của bạo lực gia đình.
Ngày nay, nhờ có mạng xã hội mà tình trạng này được phơi bày khá rõ nét. Gần đây nhất, ngày 27/8 vừa qua, trên mạng mạng xã hội lan truyền một đoạn video dài hơn 2 phút do camera an ninh trong một gia đình tại Hà Nội ghi lại, cho thấy cảnh một phụ nữ trẻ bế con nhỏ chỉ vài tháng tuổi, liên tục bị người chồng, là một võ sư cao to tát, đấm đá và ném sỏi vào người, khiến người mẹ trẻ cùng em bé nhiều lần ngã xuống nền nhà, vậy mà người chồng không buông tha.
Đoạn video này đã gây phẫn nộ dư luận, thế nhưng sau đó, người vợ lại rút đơn tố cáo và xin hòa giải, nên công an địa phương đã tạm thả người chồng về, chờ xử lý sau. Điều này cho thấy một thực trạng là ít có nạn nhân nào dám đi đến cùng trong quá trình pháp lý để cho pháp luật trừng trị nghiêm khắc những kẻ gây ra bạo hành trong gia đình.
Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình có rất nhiều. Nguyên nhân về tiền, nguyên nhân về sự bất hòa trong cách cư xử của cả hai, nguyên nhân về ngoại tình, nguyên nhân về sự suy đồi đạo đức của một trong hai người (hoặc cả hai)... khiến vợ chồng hục hoặc và có động thái thích đối đầu hơn đối thoại.
Phần lớn nạn nhân của bạo lực gia đình đều là phụ nữ. |
Và khi đối đầu, đương nhiên phụ nữ thua. “Yếu trâu còn hơn khỏe bò”, sức nào cho lại với mấy gã vũ phu với cái máu “cạn tình” ngùn ngụt bốc lên đỉnh đầu. Vậy trong trường hợp đó, chị em cần làm gì?
Để thoát khỏi bạo lực gia đình, trước hết, chị em phải tìm sự hỗ trợ từ bên ngoài. Chị em cần nói ra câu chuyện bạo lực với người thân, hàng xóm, cán bộ tại địa phương để được chia sẻ, tư vấn và hỗ trợ giải quyết; dặn hàng xóm một số dấu hiệu cho biết bạn đang bị bạo lực để họ sang can thiệp kịp thời. Ví dụ: Khi nào anh chị nghe thấy tiếng em kêu to “tôi có làm gì đâu” thì anh chị sang giúp em ngay...
Biện pháp 2 là nhận diện bạo lực và tránh đi. Chị em cần quan sát và nhận biết một số dấu hiệu cho thấy bạo lực sắp xảy ra và tìm cách tránh đi chỗ khác. Ví dụ: Khi thấy anh ấy nghiến chặt hàm lại thì tôi biết anh ấy đang lên cơn tức giận và sắp đánh tôi. Tôi phải tìm cách ra khỏi nhà hoặc tránh mặt anh ấy ngay lập tức.
Biện pháp 3 là tìm chỗ đứng an toàn. Chị em cần đứng gần cửa ra vào hay cửa ngách khi có tranh luận hay cãi cọ để dễ bề thoát hiểm. Không nên trốn vào những nơi chứa vật dụng có thể gây thương tích, ví dụ không nên trốn vào nhà bếp có dao, kéo…
Biện pháp 4 là chị em nghĩ trước những nơi có thể tạm lánh an toàn; gửi hàng xóm hoặc một người thân tin cậy các giấy tờ cá nhân quan trọng như chứng minh thư, sổ hộ khẩu, một số quần áo tư trang và một ít tiền. Việc này giúp bạn có đủ giấy tờ và hành lý khi bạn muốn đi khỏi nhà và tạm lánh một thời gian.
Biện pháp 5 là xử lý tình huống khẩn cấp. Phát tín hiệu “cấp cứu” để các người bạn hoặc hàng xóm biết bạn đang bị bạo lực và hỗ trợ bạn kịp thời; gọi ngay các số điện thoại hỗ trợ hoặc gọi 113 trong trường hợp khẩn cấp.
Biện pháp 6 là bạn phải biết kiềm chế cơn nóng giận vì kiềm chế sự nóng giận có thể giúp bạn nói chuyện tỉnh táo, mạch lạc hơn, và góp phần hạn chế nguy cơ bị bạo lực. Khi thấy mình sắp nóng giận, bạn nên đi ra chỗ khác; hít thở sâu; đếm từ 1 đến 20; uống một cốc nước lạnh...
Đạt 107/107 chỉ tiêu, vì sao “nước sạch” sông Đà vẫn chưa thể uống được? Mặc dù đạt 107/107 chỉ tiêu đạt chuẩn QCVN, nhưng nước sạch sông Đà vẫn chưa thể dùng để ăn và uống được. |
Sự cố nước sông Đà và tình người Hà Nội Chia nhau từng chai nước sạch ít ỏi, nhường nước cho bà già, trẻ nhỏ... đó là những hình ảnh thật đẹp về tình người ... |
Thời tiết ngày 18/10: Bắc Bộ có nơi dưới 20 độ, Trung Bộ mưa lớn trên diện rộng Bắc Bộ trời lạnh vào đêm và sáng sớm, có nơi dưới 20 độ, trong khi khu vực Trung Bộ dự báo có mưa lớn ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025