Thứ bảy 04/05/2024 14:02
Xổ số miền Nam và những nghịch lý trông thấy

Bài 1: Bên này “cười nụ”, bên kia “khóc oà”

Đời sống - TRẦN LƯU

Nhìn đồng hồ đã điểm qua 16 giờ 20 phút, bà Nguyễn Kiến Hoa (SN 1969) chỉ biết khóc trong tuyệt vọng. 15 tờ vé số bà phải “ôm” chiều nay tương đương 150.000 đồng, bao công sức đi bán trong một ngày coi như mất trắng…

Nước mắt trên đường phố

Mỗi ngày, cứ khoảng hơn 3 giờ chiều, tại các giao lộ ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ lại nhan nhản những người bán vé số dạo tràn ra đường. Khi xe dừng đèn đỏ, họ chạy đến chào mời người mua bằng những lời năn nỉ và nước mắt. Tình trạng trên xuất hiện ngày càng dày đặc hơn – từ khi các đại lý triển khai “luật ngầm” không cho người bán dạo trả lại vé số ế.

Đứng ở mép đường Cách Mạng Tháng Tám, bà Nguyễn Kiến Hoa liên tục chìa xấp vé số ra đường, nhưng những dòng xe cứ lướt qua trong tuyệt vọng. Có hai thanh niên ghé lại mua giúp bà 5 tờ vé số, nhưng sau cùng bà vẫn phải “ôm” 15 tờ.

Bài 1: Bên này “cười nụ”, bên kia “khóc oà”
Một người phụ nữ lớn tuổi phải ra đường để cầu mong mọi người mua vé số. Ảnh: Tr.L.

Bà Hoa thuê trọ ở phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, đi bán vé số dạo đã 4 năm. Những ngày nắng, bà có thể đi xa vài chục cây số, bán hết 200 tờ vé số và kiếm được 200.000 đồng. Nhưng mấy ngày qua, miền Tây đang vào mùa mưa bão. Các quá cà phê, quán nhậu thưa thớt khách, ai cũng trong nhà, nên vé số của bà Hoa thường xuyên ế ẩm.

“Liên tiếp mấy ngày qua, ngày nào tui cũng còn trên dưới 10 tờ không bán được, đại lý thì không cho trả vé. Ngày nào sang tay lại được thì mừng, còn không thì phải “ôm”, công sức bỏ ra một ngày coi như mất trắng. Có hôm phải nhịn đói đi bán, mà vẫn không đủ tiền đóng trọ”, bà Hoa nghẹn ngào nói.

Bài 1: Bên này “cười nụ”, bên kia “khóc oà”
Bà Hoa ngồi thất thần vì phải "ôm" vé số ế. Ảnh: Tr.L.

Sáu năm làm nghề bán vé số dạo, đối với chị Đinh Thị Quỳnh (40 tuổi), cứ mỗi ngày, vào khoảng 4 giờ chiều là chị lại lo âu, thấp thỏm. Hai năm trước, chồng chị không may đột quỵ qua đời, để lại chị một mình gồng gánh nuôi 2 đứa con gái. Chị kể, chưa ai có được cuộc sống đủ đầy từ nghề bán vé số dạo, tiền làm ra ngày nào là hết ngày đó, với bao chi phí phải trang trải. Ai có nhà thì đỡ, nhưng phần lớn là ở trọ giống như tôi.

“Mấy bữa nay mưa tối trời tối đất, những người bán vé số dạo như tôi rất vất vả, vừa phải dầm mưa nhưng bán thì không được, ngày nào cũng ôm hơn 10 tờ vé số. Do đại lý không cho trả vé, nên mọi người hết cách phải rủ nhau ra các tuyến đường để nhờ người qua lại cứu giúp”, chị Quỳnh chia sẻ.

Video: Người bán vé số dạo mưu sinh ven đường vào giờ tan tầm

Bà Nguyễn Thị Tuyết Nga (63 tuổi) cũng là người bán vé số dạo ở Cần Thơ. Bà nói, nghề bán vé số dạo không chỉ cực nhọc mà còn phải chịu biết bao tủi nhục. Không ít lần bà năn nỉ khách mua, bị họ từ chối và chửi thẳng vào mặt vì làm phiền. “Tại một số quán cà phê, quán nhậu, người ta treo bảng không cho vào bán vé số, bước vào là bị đuổi ra liền. Có hôm tui phải vừa khóc vừa chạy khắp nơi để năn nỉ người ta mua vì gần tới giờ xổ số, mà không bán được số vé còn “ôm” - bà Nga kể.

Siêu lợi nhuận từ kinh doanh “may rủi”

Hiện nay, XSKT khu vực miền Nam gồm 21 tỉnh, thành, gồm: TP.HCM, Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Thuận, Bình Dương, Bình Phước, Đà Lạt, Cần Thơ, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Long An, Tiền Giang và Bến Tre. Các công ty XSKT có thị trường phát hành vé số qua lại lẫn nhau. Chẳng hạn như vé số Sóc Trăng vẫn được bán ở Trà Vinh và ngược lại.

Bài 1: Bên này “cười nụ”, bên kia “khóc oà”
Những người bán vé số dạo ngồi nghỉ ven đường sau một ngày mưu sinh mệt nhọc. Ảnh: Tr.L.

Các công ty này sẽ phát hành (bán vé) và mở thưởng 1 kỳ/tuần. Cá biệt có TP.HCM phát hành và mở thưởng 2 kỳ/tuần. Và mỗi ngày, sẽ có ít nhất “2 đài” mở thưởng để người mua vé số “cầu may”.

Có thể hình dung, “vòng đời” của mỗi tờ vé số/ngày, sẽ do các tác nhân sau đây chi phối. Đầu tiên, vé số được in xong sẽ chuyển về đại lý cấp 1. Đây là tổng đại lý vé số, là nơi sẽ trực tiếp nhận vé số từ các công ty XSKT. Những đại lý này có ký hợp đồng với các công ty XSKT, tùy vào đại lý lớn, nhỏ, nhu cầu tiêu thụ ở mỗi nơi, mà mỗi đại lý sẽ lấy số lượng vé số khác nhau. Đại lý cấp 1 sẽ ràng buộc với các công ty XSKT về chỉ tiêu, doanh số tiêu thụ…

Kế đến là đại lý cấp 2. Đại lý này không ký hợp đồng với công ty XSKT, mà sẽ nhận vé số và chịu sự chi phối của đại lý cấp 1 (chỉ tiêu ít nhất trên 1.000 vé mỗi ngày). Kế đến nữa là đại lý cấp 3, cấp 4… Người bán dạo sẽ nhận vé số từ những đại lý này, rồi rong ruổi khắp nơi để đi bán.

Theo tìm hiểu của PV, mỗi tờ vé số, các đại lý cấp 1 được hưởng 15%, nhưng bị công ty XSKT trừ lại 0,75% thuế thu nhập của đại lý, tức là còn lại 14,25%. Và trong 14,25% này, đại lý cấp 1 chỉ thực hưởng 0,5% (50 đồng). Khi chuyển đến đại lý cấp 2, rồi cấp 3… lần lượt các đối tượng này được hưởng 0,5 - 0,75%... Sau cùng là người bán dạo được hưởng 10 - 13% (tương đương 1.000 - 1.300 đồng/tờ vé số), tùy vào hình thức trả tiền mặt hay thiếu nợ lại đại lý.

Bài 1: Bên này “cười nụ”, bên kia “khóc oà”
Từ công ty XSKT đến các đại lý đều giàu, chỉ có người bán dạo là nghèo khó. Ảnh: Tr.L.

Một vị là cựu lãnh đạo Công ty XSKT tỉnh Hậu Giang cho biết: Xét về tỉ lệ ăn chia phần trăm của 3 nhóm trên (không tính công ty XSKT), thì người bán dạo được hưởng phần trăm cao nhất, nhưng nó cũng chỉ tương đương với 1.000 đồng/tờ vé số. Một người bán dạo vất vả cả ngày bán được 100 tờ cũng chỉ kiếm được 100.000 đồng. Đó là chưa kể vì áp lực chỉ tiêu mà hiện nay, nhiều công ty XSKT và đại lý đã không cho người bán dạo trả lại “vé số ế”. Với mức thu nhập ít ỏi như vậy, người bán dạo chỉ cần “ôm” khoảng 10 tờ vé số/ngày là cuộc sống của họ sẽ điêu đứng.

“Sở dĩ các đại lý cấp 1, cấp 2 giàu có là nhờ tiêu thụ vé số với số lượng lớn mặc dù tỉ lệ chiết khấu không cao. Có đại lý một ngày bán sạch cả trăm cây (mỗi cây 1.000 vé). Thêm vào đó, họ được các công ty XSKT xem như “con cưng”, cho phép “gối đầu”, “chiếm dụng vốn” trong 3 kỳ, tức là họ có thể lấy chịu vé số từ công ty trong 3 kỳ và trong thời gian này, có thể dùng tiền để làm chuyện khác. Thời điểm tôi còn làm ở công ty XSKT, mỗi ngày chỉ tiêu thụ khoảng 60% - 70% lượng vé số in ra, nhưng bây giờ mức tiêu thụ đã hơn 90% mỗi ngày. Điều đó cho thấy, doanh thu từ vé số chỉ tăng chứ không thể giảm và lượng người mua vé số cũng không ngừng gia tăng”, vị này chia sẻ.

Đó là thu nhập của đại lý, vậy còn các công ty XSKT giàu cỡ nào? Hiện tại, sau khi trừ đi các khoản thuế và trả thưởng, mỗi tờ vé số, công ty XSKT thu lợi nhuận khoảng 10%, tương đương với khoảng 1.000 đồng/1 tờ vé số. Với doanh số phát hành 12 triệu vé/kỳ, nếu đạt tỉ lệ tiêu thụ 100%, một công ty XSKT sẽ kiếm được 12 tỷ đồng/kỳ. Hiện tại, mỗi công ty XSKT phát hành 1 kỳ/tuần, tương đương với 4-5 kỳ/tháng, quy ra từ 52-53 kỳ/năm. Như vậy mức lợi nhuận sẽ hơn 600 tỉ đồng/năm.

Tại Hội nghị XSKT khu vực miền Nam lần thứ 130 (tổ chức ở TP Cần Thơ vào ngày 24/7 vừa qua), ông Dương Minh Tú, Phó Chủ tịch Hội đồng XSKT khu vực miền Nam cho biết, 6 tháng đầu năm doanh số phát hành xổ số truyền thống đạt 69.920 tỉ đồng, tăng gần 12% so với cùng kỳ năm 2022. Doanh thu đạt 68.843 tỉ đồng, tăng 16,41% với tỉ lệ tiêu thụ bình quân khu vực đạt 98,46%, trong đó có nhiều công ty XSKT đạt 100%. Lợi nhuận đạt 8.784 tỉ đồng, tăng 10,45% và nộp ngân sách hơn 22.000 tỉ đồng, tăng hơn 25% và đạt gần 61% kế hoạch năm 2023.

Theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 75/2013/TT-BTC "hướng dẫn chi tiết về kinh doanh hoạt động xổ số", vé số không bán hết sẽ cho phép thu hồi, trả lại. Nhưng do áp lực sợ bị “cắt vé” từ đại lý cấp 1, nên các đại lý cấp 2, 3… đã áp dụng "luật ngầm" ép người bán dạo ôm vé ế, không cho trả lại. Tại TP Cần Thơ, cứ khoảng 3 giờ chiều là người bán dạo tràn xuống lề đường, thậm chí tại ngã ba, ngã tư để chào mời bán vé số đã gây mất an toàn giao thông. Tại hội nghị của Hội đồng XSKT khu vực miền Nam mới đây, đã thống nhất sắp tới, nếu các đại lý nào còn để xảy ra tình trạng không cho người bán dạo trả lại vé số dư, thì các công ty xổ số sẽ thanh lý hợp đồng với đại lý đó.

Đón đọc bài 2: “Lô đề quốc doanh” và chuyện doanh thu tỉ lệ thuận với cái nghèo

Hành trình 30 năm xây dựng và phát triển CĐCS Công ty Xổ số kiến thiết Lào Cai Hành trình 30 năm xây dựng và phát triển CĐCS Công ty Xổ số kiến thiết Lào Cai

Từ 06 đoàn viên ban đầu, đến nay Công đoàn cơ sở Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Lào Cai đã trải qua ...

Công nhân thiếu việc cuối năm – Bài 1: Xoay xở đủ nghề duy trì thu nhập Công nhân thiếu việc cuối năm – Bài 1: Xoay xở đủ nghề duy trì thu nhập

Thị trường suy giảm, doanh nghiệp không có đơn hàng, tình trạng công nhân thiếu việc, mất việc đang xảy ra trên diện rộng. Rất ...

Chuyện về những phận đời đi “bán giấc mơ” Chuyện về những phận đời đi “bán giấc mơ”

Họ vất vả mưu sinh trên từng con phố, ngõ hẻm để mang lại nguồn thu khủng cho các công ty xổ số kiến thiết ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Niềm vui của cô giáo sau 12 năm về nhà chồng

Đời sống -

Niềm vui của cô giáo sau 12 năm về nhà chồng

Sau 12 năm về nhà chồng, nhờ chương trình "Mái ấm Công đoàn", cô giáo Phạm Thị Thu Trang - đoàn viên Công đoàn Trường Tiểu học Tây Bắc Sơn (xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã có thể thực hiện được ước mơ về ngôi nhà riêng cho gia đình nhỏ của mình.

Công đoàn nhà trường đồng hành với học sinh thiểu số ở đô thị vàng

Đời sống -

Công đoàn nhà trường đồng hành với học sinh thiểu số ở đô thị vàng

Song hành với việc vận động học sinh đến trường, học sinh có nguy cơ bỏ học, bằng sự quan tâm cả vật chất và tinh thần, đoàn viên, nhân viên Trường THCS Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) cũng thường xuyên tổ chức các lớp phụ đạo để bổ trợ kiến thức cho các em học sinh người dân tộc thiểu số. “Chúng tôi sẽ không bỏ rơi học sinh nào lại phía sau”, thầy Trần Ngọc Định - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường quả quyết.

Công nhân vệ sinh gồng mình làm việc giữa cái nắng thiêu đốt

Đời sống -

Công nhân vệ sinh gồng mình làm việc giữa cái nắng thiêu đốt

Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả nhưng họ luôn cảm thấy tự hào bởi công việc mình làm đã góp phần làm cho môi trường thành phố thêm sạch đẹp...

Công nhân bị nợ lương bươn chải mưu sinh dịp lễ

Người lao động -

Công nhân bị nợ lương bươn chải mưu sinh dịp lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, nhiều công nhân Công ty Dệt Hoà Khánh (Đà Nẵng) vẫn bươn chải để có thu nhập trang trải cuộc sống.

Người lao động làm việc xuyên lễ trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Đời sống -

Người lao động làm việc xuyên lễ trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Gác lại kỳ nghỉ 30/4-1/5, hàng ngàn kỹ sư, công nhân đang miệt mài lao động trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối để đưa dự án về đích đúng hẹn.

Công nhân với vòng luẩn quẩn rút bảo hiểm xã hội một lần

Đời sống -

Công nhân với vòng luẩn quẩn rút bảo hiểm xã hội một lần

Rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần nhưng chỉ đủ trang trải chi phí sinh hoạt trong 2 tháng, nữ công nhân chỉ biết than trời.

Vacxin Video

Vacxin

Thời gian nghỉ thai sản người lao động có được tính nâng lương? Tôi công nhân

Thời gian nghỉ thai sản người lao động có được tính nâng lương?

Nếu doanh nghiệp và người lao động đã thống nhất tính thời gian thai sản vào thời gian làm việc xét nâng lương thì người lao động đang nghỉ thai sản sẽ được xem xét nâng lương theo đúng thỏa thuận ban đầu.

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó"

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Bùi Thị Ngọc Thủy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàng Mai.

6 hoạt động phối hợp giữa Tổng Liên đoàn và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Infographic

6 hoạt động phối hợp giữa Tổng Liên đoàn và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Căn cứ chương trình hoạt động năm 2024 của 02 tổ chức, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam và Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ Việt Nam thống nhất phối hợp hoạt động thực hiện năm 2024 như sau:
Bản tin công nhân: Sập bẫy "việc nhẹ lương cao", 5 lao động Việt bị đưa sang Lào làm lừa đảo Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Sập bẫy "việc nhẹ lương cao", 5 lao động Việt bị đưa sang Lào làm lừa đảo

Bản tin công nhân ngày 3/5 gồm những nội dung: Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 73.200 người lao động; Sập bẫy "việc nhẹ lương cao", 5 lao động Việt bị đưa sang Lào làm lừa đảo; Cần thêm 60.000-80.000 lao động, Bình Dương tuyển dụng vẫn khó; TP HCM: Công nhân thuê trọ chật vật chống chọi nắng nóng...

Người dừng đóng BHXH tự nguyện bao lâu thì được rút BHXH 1 lần Video

Người dừng đóng BHXH tự nguyện bao lâu thì được rút BHXH 1 lần

Đọc thêm

Công nhân làm xuyên lễ được tăng lương, tăng tiền ăn

Đời sống -

Công nhân làm xuyên lễ được tăng lương, tăng tiền ăn

Khối lượng công việc tương đương ngày thường trong khi tiền lương được chi trả lại cao hơn là lý do khiến nhiều công nhân hăng hái đăng ký đi làm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Kinh nghiệm khi đi du lịch mùa nắng nóng

Người lao động -

Kinh nghiệm khi đi du lịch mùa nắng nóng

Cả nước đang bước vào đợt nắng nóng đỉnh điểm, kéo dài trong suốt thời gian nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Chúng ta cần đặc biệt lưu ý những kinh nghiệm khi đi du lịch dưới đây để được an toàn và khỏe mạnh.

Bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

Đời sống -

Bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

Hướng tới mục tiêu cao nhất của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: dân giàu - nước mạnh - dân chủ - công bằng - văn minh, đồng thời góp phần vào mục tiêu của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, một vấn đề quan trọng cần thực hiện đó là chính sách bảo đảm an sinh xã hội. Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trong những năm qua, công tác bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, từ quá trình này cũng đặt ra một số vấn đề đòi hỏi phải có những định hướng giải pháp nhằm giải quyết rốt ráo để công tác bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam đạt kết quả tốt hơn nữa trong thời gian tới.

Bông hoa sống với nghề bằng trái tim nhiệt huyết và yêu thương

Đời sống -

Bông hoa sống với nghề bằng trái tim nhiệt huyết và yêu thương

Đến với miền núi phía Tây huyện hướng Hóa, dưới chân núi Trường Sơn hùng vĩ, có một ngôi trường mang tên Trường Tiểu học Hướng Phùng. Ở nơi đó, có những người thầy, người cô dành trọn cả thanh xuân của mình cho học sinh thân yêu. Khi bước chân đến ngôi trường này, người để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cũng như sự ngưỡng mộ trong mỗi chúng ta là một nữ Phó Hiệu trưởng trẻ trung, thân thiện với khuôn mặt phúc hậu, tác phong nhanh nhẹn và đặc biệt là phong cách giao tiếp hết sức chân tình, cởi mở với mọi người.

Vụ 7 công nhân tử vong: Đau thương người ở lại

Đời sống -

Vụ 7 công nhân tử vong: Đau thương người ở lại

Các công nhân tử vong trong vụ tại nạn lao động tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái đều có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.

Dành cho người lao động những gì tốt đẹp nhất

Đời sống -

Dành cho người lao động những gì tốt đẹp nhất

Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu (CPTM&XNK) Việt Hồng Chinh có trụ sở tại TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị luôn đặt lợi ích của người lao động (NLĐ) lên trên hết.

Giải pháp nào để con lao động di cư được sống cùng cha mẹ?

Người lao động -

Giải pháp nào để con lao động di cư được sống cùng cha mẹ?

Tiền lương thấp ảnh hưởng đến quyết định sinh con của 72% người lao động. Đó cũng là lý do 17,6% người lao động di cư cho biết không sống cùng con dưới 18 tuổi.

Lương giáo viên sau cải cách: Thầy cô “nặng” tâm tư

Đời sống -

Lương giáo viên sau cải cách: Thầy cô “nặng” tâm tư

Nghị quyết 27/NQ-TW khẳng định mức lương mới của cán bộ, công chức sẽ không thấp hơn tiền lương hiện hưởng. Thế nhưng, nhiều thầy cô băn khoăn với mức lương sau cải cách.

“Cây sáng kiến” của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá

Đời sống -

“Cây sáng kiến” của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá

Không ngừng học tập, lao động và sáng tạo, những năm qua, anh Lê Đức Vưỡng - Quản đốc xưởng sản xuất của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá (thuộc Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị) đã có nhiều đề tài, sáng kiến, cải tiến giúp nhà máy làm lợi hàng tỉ đồng. Với những cống hiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực đó, anh Vưỡng vinh dự là gương mặt tiêu biểu duy nhất của tỉnh Quảng Trị được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ IV, năm 2023.

Niềm vui của người lao động dưới “mái ấm Super Horse”

Đời sống -

Niềm vui của người lao động dưới “mái ấm Super Horse”

Thăm nhà máy Super Horse trong một ngày nắng rát, giữa tiếng máy móc, dây chuyền sản xuất khô khốc và ồn ào, chúng tôi tìm thấy những điều thân thương nhất trong đời sống công nhân lao động vốn rất hiếm gặp ở thời công nghiệp hóa.