Thứ sáu 29/03/2024 05:07

Xây dựng, phát hành các thực đơn mẫu về bữa ăn ca cho NLĐ

Chính sách mới - HÀ VY

Tổng LĐLĐ Việt Nam giao Ban Quan hệ lao động phối hợp với Viện Khoa học An toàn và vệ sinh lao động nghiên cứu, xây dựng, phát hành các thực đơn mẫu về bữa ăn ca, ăn trưa để doanh nghiệp tham khảo, thực hiện nhằm đảm bảo dinh dưỡng, chất lượng bữa ăn ca của người lao động (NLĐ).
Hậu khai giảng

Nghiên cứu, xây dựng, phát hành các thực đơn mẫu về bữa ăn ca, ăn trưa để doanh nghiệp tham khảo, thực hiện nhằm đảm bảo dinh dưỡng, chất lượng bữa ăn ca của NLĐ là một trong những nhiệm vụ Tổng LĐLĐ Việt Nam giao cho Ban Quan hệ lao động, Viện Khoa học An toàn và vệ sinh lao động tại Công văn số 246/KH-TLĐ ngày 9/9/2022.

Cụ thể, tại Công văn số 246/KH-TLĐ, Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành Kế hoạch triển khai Kết luận số 03/KL-BCH ngày 18/01/2022 của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 7c/NQ-BCH ngày 25/2/2016 về “Chất lượng bữa ăn ca của NLĐ”.

Xây dựng, phát hành các thực đơn mẫu về bữa ăn ca cho NLĐ

Hội thi nấu ăn nâng cao chất lượng bữa ăn ca cho NLĐ ngành Công thương nhằm khuyến khích công đoàn cơ sở và doanh nghiệp xây dựng các thực đơn mẫu đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm và dinh dưỡng. Ảnh: THC

Theo đó, bữa ăn ca trị giá thấp nhất 20.000 đồng đến 25.000 đồng/suất (đối với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thuộc vùng I, II); từ 18.000 đồng đến 22.000 đồng/suất (đối với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thuộc vùng III, IV).

Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị tiếp tục quán triệt triển khai Nghị quyết 7c/NQ-BCH và Kết luận 03/KL-BCH trong các cấp công đoàn; xác định nhiệm vụ nâng cao chất lượng bữa ăn ca, đảm bảo an toàn thực phẩm là cơ sở để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần cho NLĐ, là động lực quan trọng giúp tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao đời sống của NLĐ.

Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động, cán bộ công đoàn và các đối tác liên quan về tầm quan trọng, vai trò, lợi ích mang lại cho các bên khi thực hiện nâng cao chất lượng bữa ăn ca cho NLĐ; xây dựng và chia sẻ mô hình doanh nghiệp thực hiện tốt bữa ăn ca cho NLĐ; biểu dương các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp tiêu biểu trong công tác này.

Xây dựng, phát hành các thực đơn mẫu về bữa ăn ca cho NLĐ
Một bữa ăn ca của NLĐ trong khu công nghiệp. Ảnh: HOÀNG DŨNG

Đẩy mạnh đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể có nội dung về bữa ăn ca với giá trị thấp nhất từ 20.000 đồng đến 25.000 đồng/suất trở lên (đối với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn vùng I, vùng II) và từ 18.000 đồng đến 22.000 đồng/suất trở lên (đối với địa bàn vùng III, vùng IV).

Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng thực hiện mức tối đa theo quy định tại Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH ngày 1/9/2016 hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền ương và tiền thưởng đối với NLĐ làm việc trong Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh thực phẩm và tổ chức bữa ăn ca theo quy định. Tham gia nghiên cứu, đề xuất, ban hành định mức calo đảm bảo dinh dưỡng đối với bữa ăn ca nói chung và một số ngành nghề đông công nhân lao động (như Dệt May, Da giày, Thủy sản…) để làm căn cứ đối thoại, thương lượng và hỗ trợ bữa ăn ca cho NLĐ.

Tăng cường ứng dụng thông tin, số hóa trong công tác theo dõi, giám sát, phân tích, khai thác thông tin và nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của NLĐ về bữa ăn ca. Xây dựng nội dung truyền thông, chia sẻ các mô hình “Bếp ăn ca”, “Bếp ăn tập thể” điển hình.

Xây dựng, phát hành các thực đơn mẫu về bữa ăn ca cho NLĐ
Cán bộ ở Phân xưởng Phục vụ đời sống (Công ty Than Hạ Long) nấu bữa ăn ca cho thợ mỏ. Ảnh: NVCC

Tổng LĐLĐ Việt Nam giao Ban Quan hệ lao động phối hợp với Viện Khoa học An toàn và vệ sinh lao động nghiên cứu, xây dựng, phát hành các thực đơn mẫu về bữa ăn ca, ăn trưa để doanh nghiệp tham khảo thực hiện nhằm đảm bảo dinh dưỡng, chất lượng bữa ăn ca của NLĐ.

Trong đó, LĐLĐ các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai Nghị quyết 7c/NQ-BCH và Kết luận 03/KL-BCH phù hợp với tình hình địa phương, ngành.

Đồng thời tham mưu, đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, đơn vị chức năng tăng cường thực hiện công tác quản lý Nhà nước về an toàn, vệ sinh thực phẩm và chất lượng bữa ăn ca của NLĐ; coi trọng thanh tra, kiểm tra, giám sát là một giải pháp chăm lo đời sống, xây dựng giai cấp công nhân theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 02-NQ-TW ngày 12/6 của Bộ Chính trị.

Hiện tại, bộ thực đơn mẫu về bữa ăn ca đã được xây dựng, dựa trên kết quả nghiên cứu của Đề tài "Đánh giá gánh nặng lao động, nhu cầu dinh dưỡng, khẩu phần và xây dựng bộ tiêu chí về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm bữa ăn ca cho NLĐ một số ngành nghề" do TS. Đỗ Trần Hải - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và vệ sinh lao động làm Chủ nhiệm.

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá gánh nặng lao động (GNLĐ), nhu cầu dinh dưỡng, các vấn đề sức khỏe liên quan đến dinh dưỡng và xây dựng Bộ tiêu chí về dinh dưỡng cho NLĐ làm việc tại 48 cơ sở Dệt May và Giày Da. Các phương pháp sử dụng để đánh giá GNLĐ và sức khỏe dinh dưỡng bao gồm: Bấm thời gian lao động và phân tích đặc điểm lao động; đánh giá khẩu phần ăn bữa ăn trưa bằng phương pháp định tính (phỏng vấn) và định lượng; thăm khám và làm một số xét nghiệm cận lâm sàng.

Xây dựng, phát hành các thực đơn mẫu về bữa ăn ca cho NLĐ
Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng (áo xanh giữa) cùng đoàn công tác ân cần thăm hỏi công nhân lao động Công ty TNHH E&W Vina về chất lượng bữa ăn. Ảnh: KHOA NAM

Viện Khoa học An toàn và vệ sinh lao động đã đề ghị Ban Chủ nhiệm Đề tài phối hợp thực hiện tài liệu hướng dẫn xây dựng thực đơn mẫu về bữa ăn ca cho NLĐ với 30 thực đơn. Về nguyên tắc, để đưa ra được thực đơn thì cần tính toán mức tiêu hao năng lượng ở con người. Tùy theo mức độ, điều kiện lao động nặng nhọc hay bình thường mà tính toán được mức tiêu hao năng lượng là bao nhiêu, phải bù đắp bao nhiêu để tái sản xuất sức lao động.

Ví dụ, mức tiêu hao là 100 calo với người làm công việc nhẹ, là 350 calo với người làm công việc nặng. Từ đó, tính ra sau một ca làm việc, để bù đắp được số calo tiêu hao thì phải bổ sung một lượng thực phẩm là bao nhiêu. Tuy nhiên, đó mới là nội dung về năng lượng.

Đề tài còn nghiên cứu yếu tố vi lượng liên quan đến phân bổ các chất đạm, đường, béo và các vitamin. Với cơ sở khoa học như vậy, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã phối hợp với Bộ Y tế nghiên cứu để đưa ra thực đơn mẫu, là cơ sở để các doanh nghiệp tham khảo.

3 năm thi đạt trên 27 điểm khối C, vẫn trượt! 3 năm thi đạt trên 27 điểm khối C, vẫn trượt!

Thi 4 năm, với 3 năm liên tiếp đạt trên 27 điểm khối C, Nguyễn Linh (sinh năm 2001, Hải Phòng) vẫn trượt Nguyện vọng ...

"Cá chép hoá rồng" và "hội chứng sân bay"

Trong muôn vàn thông tin cập nhật hằng giờ thì quyết định của tỉnh Sóc Trăng có thể không quá nóng, nhưng nó vẫn được ...

Quỹ xã hội hóa - Quỹ xã hội hóa - "lô cốt mỹ miều" cho nạn lạm thu

Qũy xã hội hóa đang trở thành cái tên mỹ miều cho các khoản lạm thu hoặc bị các uyển ngữ “trên tinh thần tự ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028

Chính sách mới -

Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã thành công tốt đẹp. Nhiệm kỳ mới với những chính sách và nhiệm vụ mới, đặt tổ chức Công đoàn đứng trước những thách thức rất lớn về việc làm sao thu hút được nhiều NLĐ tham gia. Điều này đòi hỏi truyền thông công đoàn (TTCĐ) trong giai đoạn mới phải đi trước, đi nhanh, đi thận trọng và đi đến đích; đảm nhiệm cho được vai trò mở đường dẫn lối cho những lĩnh vực khác của công đoàn hoàn thành mục tiêu đặt ra trong nhiệm kỳ đặc biệt quan trọng, đánh dấu 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam.

Đưa Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam vào cuộc sống

Công đoàn -

Đưa Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam vào cuộc sống

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam (CĐVN) diễn ra từ ngày 1-3/12/2023, tại thủ đô Hà Nội. Với phương châm “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”, 1.095 đại biểu tham dự Đại hội đã phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, trách nhiệm cao thảo luận sâu sắc các văn kiện trình Đại hội, hoàn thành trọng trách trao gửi của hơn 11 triệu đoàn viên công đoàn (ĐVCĐ) cả nước. Đại hội thành công tốt đẹp là tiền đề quan trọng để các cấp công đoàn (CCCĐ) sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống.

6 nội dung hoạt động Tháng Công nhân 2024

Chính sách mới -

6 nội dung hoạt động Tháng Công nhân 2024

Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2024 gồm 6 hoạt động trọng tâm.

Những vấn đề đặt ra với truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028

Chính sách mới -

Những vấn đề đặt ra với truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028

Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa thay mặt Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn ký ban hành Chương trình số 01/CTr-BCH về “Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023 – 2028.

Một số doanh nghiệp được lùi đóng kinh phí công đoàn đến cuối năm

Chính sách mới -

Một số doanh nghiệp được lùi đóng kinh phí công đoàn đến cuối năm

Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa quyết định lùi đóng kinh phí công đoàn đến ngày 31/12/2023 cho một số doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu đơn hàng.

Vai trò Công đoàn cần được nâng cao, rõ nét hơn trong công tác kiểm tra, giám sát

Chính sách mới -

Vai trò Công đoàn cần được nâng cao, rõ nét hơn trong công tác kiểm tra, giám sát

Trong nhiều chức năng của mình, việc trở thành chủ thể kiểm tra, giám sát sẽ giúp Công đoàn Việt Nam nâng cao vai trò, vị thế cũng như bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng cho đoàn viên, người lao động hiện nay.

Bản tin công nhân: Hàng hoá đua nhau tăng giá trước tăng lương Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Hàng hoá đua nhau tăng giá trước tăng lương

Bản tin công nhân ngày 28/3/2024 gồm những nội dung chính sau: Hàng hoá đua nhau tăng giá trước tăng lương; Nhà trọ công nhân - người ưu tiên giá rẻ, người chọn an ninh; Hòa Bình: Thêm khu công nghiệp, cơ hội việc làm cho hành nghìn người...

Đề xuất hai phương án mới nhất về rút bảo hiểm xã hội một lần Tôi công nhân

Đề xuất hai phương án mới nhất về rút bảo hiểm xã hội một lần

Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội đã có báo cáo một số vấn đề lớn trong tiếp thu, giải trình, chỉnh lý Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) (sửa đổi), sẽ cho ý kiến tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách. Trong đó đưa ra 2 phương án về rút BHXH một lần.

Talk Công đoàn: Kêu gọi nguồn lực chăm lo đoàn viên thì không có gì ngại Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Kêu gọi nguồn lực chăm lo đoàn viên thì không có gì ngại

Đồng chí Vàng A Lả - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Sơn La chia sẻ trên Talk Công đoàn về việc kêu gọi các nguồn lực để chăm lo cho đoàn viên và người lao động.

Thể lệ cuộc thi về Fanpage công đoàn cơ sở ngành Dệt May Việt Nam Infographic

Thể lệ cuộc thi về Fanpage công đoàn cơ sở ngành Dệt May Việt Nam

Công đoàn Dệt May Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi xây dựng và quản trị Fanpage Công đoàn cơ sở năm 2024.
Bản tin công nhân: Hà Nội dừng giải quyết bảo hiểm thất nghiệp trực tiếp tại 13 sàn vệ tinh Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Hà Nội dừng giải quyết bảo hiểm thất nghiệp trực tiếp tại 13 sàn vệ tinh

Bản tin công nhân ngày 27/3 gồm những nội dung chính sau: Hà Nội dừng giải quyết bảo hiểm thất nghiệp trực tiếp tại 13 sàn vệ tinh; Vì sao thẻ BHYT mẫu mới không ghi ngày hết hạn sử dụng? Trả lương “chín chữ số” mỗi tháng, doanh nghiệp vẫn “đỏ mắt” tìm nhân lực...

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Tổng Công đoàn Mông Cổ thúc đẩy hợp tác vì người lao động Video

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Tổng Công đoàn Mông Cổ thúc đẩy hợp tác vì người lao động

Chiều ngày (19/3), tại trụ sở Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, đã diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Tổng Công đoàn Mông Cổ nhằm thúc đẩy hợp tác vì người lao động.

Đọc thêm

Lấy ý kiến Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi): Công đoàn có được trực tiếp khởi kiện DN?

Chính sách mới -

Lấy ý kiến Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi): Công đoàn có được trực tiếp khởi kiện DN?

Với vai trò là tiếng nói của người lao động (NLĐ), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị lấy ý kiến cán bộ công đoàn khắp cả nước về Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi. Từ thực tiễn tại miền Trung - Tây Nguyên, các cán bộ công đoàn đã nêu những ý kiến và đề xuất những nguyện vọng chính đáng của NLĐ… với mong muốn Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) sẽ hoàn thiện hơn.

19 nội dung lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam

Chính sách mới -

19 nội dung lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam

Đây là những nội dung quan trọng mà Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam hướng dẫn các cấp công đoàn triển khai lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Ghi nhận đề xuất, kiến nghị điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024

Chính sách mới -

Ghi nhận đề xuất, kiến nghị điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có văn bản gửi đến UBND các tỉnh, thành phố đề nghị tiến hành rà soát, đánh giá việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng tại các doanh nghiệp áp dụng từ ngày 1/7/2022.

Nghiên cứu hoàn thiện các nội dung cụ thể về cải cách tiền lương và phụ cấp mới

Chính sách mới -

Nghiên cứu hoàn thiện các nội dung cụ thể về cải cách tiền lương và phụ cấp mới

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Nội vụ nghiên cứu hoàn thiện các nội dung cụ thể của cải cách chính sách tiền lương và phụ cấp mới trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thực hiện vào thời điểm thích hợp.

Công đoàn Hà Nội tiếp tục hỗ trợ lao động mất việc

Chính sách mới -

Công đoàn Hà Nội tiếp tục hỗ trợ lao động mất việc

Người lao động ở Hà Nội bị mất việc, giảm giờ làm do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng sẽ được hỗ trợ mức từ 700 nghìn đến 3 triệu đồng.

Quy định mới về phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn cơ sở

Chính sách mới -

Quy định mới về phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn cơ sở

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 5692/QĐ-TLĐ quy định về chế độ phụ cấp đối với cán bộ công đoàn các cấp (gọi tắt là QĐ 5692), trong đó có cán bộ công đoàn cơ sở. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2023, thay thế Quyết định số 3226/QĐ-TLĐ ngày 20/9/2021 (gọi tắt là QĐ 3226).

Từ 01/01/2023: Áp dụng quy định mới về chế độ phụ cấp đối với cán bộ công đoàn các cấp

Công đoàn -

Từ 01/01/2023: Áp dụng quy định mới về chế độ phụ cấp đối với cán bộ công đoàn các cấp

Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 5692/QĐ-TLĐ quy định về chế độ phụ cấp đối với cán bộ công đoàn các cấp (gọi tắt là QĐ 5692). Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2023, thay thế Quyết định số 3226/QĐ-TLĐ ngày 20/9/2021 (gọi tắt là QĐ 3226).

Chính phủ yêu cầu đảm bảo lương, thưởng cuối năm cho người lao động

Chính sách mới -

Chính phủ yêu cầu đảm bảo lương, thưởng cuối năm cho người lao động

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký ban hành Nghị quyết số 156/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2022. Trong đó, Chính phủ yêu cầu Bộ LĐ-TB và XH chuẩn bị các điều kiện hỗ trợ người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo... đón Tết và đảm bảo trả lương, thưởng cuối năm cho người lao động (NLĐ).

Xây dựng lộ trình cải cách tiền lương, sửa đổi quy định thu nhập đặc thù

Chính sách mới -

Xây dựng lộ trình cải cách tiền lương, sửa đổi quy định thu nhập đặc thù

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình cấp có thẩm quyền về lộ trình thực hiện cải cách chính sách tiền lương, thu nhập đặc thù của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước theo Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Vấn đề về công tác cán bộ công đoàn khi xem xét, sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn

Chính sách mới -

Vấn đề về công tác cán bộ công đoàn khi xem xét, sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn

Luật Công đoàn 2012 qua 10 năm thực hiện đã phát huy vai trò to lớn của nó trong thực tiễn; tuy nhiên, cũng bộc lộ những điểm bất cập cần được nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi để phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.