“Trận đánh lớn”: “Đánh” hay dừng?
Cà phê tối - 09/04/2020 14:30 Mỹ Mỹ
Dịch Covid-19 ảnh hưởng đến việc học tập của nhiều học sinh, sinh viên. Ảnh: N.D |
Bộ GD&ĐT đã lùi thời gian dự kiến tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia lần thứ hai trong năm nay. Trước đó, các Sở GD&ĐT địa phương đã liên tiếp lùi lịch học của học sinh. Và, với những diễn biến khó lường của dịch Covid-19, không ai dám khẳng định bao giờ là thời điểm an toàn để tổ chức kỳ thi tập trung triệu thí sinh và người nhà.
Câu hỏi đặt ra: Nên chăng, năm nay chỉ xét tốt nghiệp và bỏ kỳ thi THPT Quốc gia năm nay? Việc tuyển sinh đại học, cao đẳng sẽ cho các trường tự lựa chọn hình thức và thời điểm thích hợp.
Rất nhiều lý do hợp lý cho quyết định này. Đầu tiên, trước bối cảnh bệnh dịch khó lường, cả xã hội vào cuộc ngăn dịch bệnh, Bộ GD&ĐT cùng các Sở địa phương cũng đã liên tiếp phải nối dài thời gian nghỉ học của học sinh. Việc bỏ kỳ thi tập trung đông người (dự kiến hiện tại là vào tháng 8/2020), đương nhiên, sẽ có lợi cho công cuộc chống dịch chung dù cho lúc đó chúng ta có khống chế cơ bản được dịch.
Thứ hai, những tháng qua, giáo dục đã chuyển đổi cách dạy học từ không gian vật lý là lớp học sang học online, học qua truyền hình. Các cách học mới không hẳn không hay nhưng việc chuyển đổi bị động này không thể ăn khớp ngay được.
Vô vàn ví dụ cho việc này: Nào là học sinh đang học online chỉ kịp thốt lên: “Cô ơi con bị ra ngoài rồi” (do sự cố kỹ thuật) khiến học sinh học câu được câu chăng, lớp cũng bị phân tán bởi hết bạn này “out” đến bạn kia “out”. Nào là quyền tiếp cận giáo dục bị ảnh hưởng khi không phải nhà nào cũng có máy tính hoặc TV. Nào là “cá mập cắn cáp” khiếp bài giảng liên tiếp bị “lag” (ngôn ngữ mạng ý chỉ đường truyền chập chờn)....
Và nữa, theo số liệu của Bộ GD&ĐT, năm 2019, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp là 94.6%. Cả kỳ thi năm ngoái, ngoài việc tuyển chọn thí sinh xuất sắc cho các trường đại học, cao đẳng thì kỳ thi sàng lọc được gần 6% học sinh không đủ tiêu chuẩn tốt nghiệp. Việc xét tốt nghiệp liêm chính quãng 6% (hoặc hơn hoặc kém trong năm nay) không phải bất khả thi khi giao các trường, các phòng giáo dục hay sở xử lý.
Tuy nhiên, lực cản lớn nhất với việc bỏ kỳ thi THPT năm nay là Luật giáo dục năm 2019. Luật có hiệu lực từ 7/1/2020. Theo đó, học sinh buộc phải thi kỳ thi THPT Quốc gia mới được tốt nghiệp. Và, phải tốt nghiệp mới được thi đại học. Tức là, kỳ thi THPT Quốc gia không thể thiếu nếu muốn xét tuyển Đại học.
Giải bài toán này, PGS.TS Nguyễn Kim Hồng (nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) chia sẻ trên Tuổi trẻ: Với thực tế hiện nay cho thấy Luật giáo dục đã có khiếm khuyết là không quy định trường hợp dịch bệnh kéo dài như thế này nên chỉ có cách là sửa luật và đây là quyền và trách nhiệm của Quốc hội.
Trước đây, ngành giáo dục đã dồn toàn lực thực hiện đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Một trong những tâm điểm của đề án này là nhập hai kỳ thi tốt nghiệp và xét tuyển đại học thành kỳ thi THPT Quốc gia. Ngành coi đây “trận đánh lớn”.
Song trong bối cảnh của một trận chiến dài hơi chống “giặc Covid-19” của toàn xã hội, đã đến lúc Bộ cân nhắc các phương án sao cho “trận đánh lớn” của Bộ không ảnh hưởng tới trận chiến chung.
Và quan trọng hơn, sao cho học sinh yên tâm học làm người chứ không nháo nhào học để thi!
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 9/4 Tính đến 7h sáng ngày 9/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 209 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 1,51 triệu người nhiễm virus corona ... |
Covid-19 đã khiến một người đàn ông trở thành 'cửu vạn' bất đắc dĩ Nếu mọi việc suôn sẻ thì chỉ còn 1 tuần nữa anh Thanh sẽ có chứng chỉ thợ hàn. Anh sẽ quay trở lại miền ... |
Hàng xóm của bệnh nhân 243 nhiễm Covid-19, nâng tổng số ca lên 251 Sáng nay (8/4), Bộ Y tế thông báo có thêm 2 ca nhiễm Covid-19, trong đó gồm có một người hàng xóm của bệnh nhân ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng