Tín hiệu vui sau phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời”

Người lao động - MINH KHÔI

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cao Bằng nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện đề án xây mới, sửa nhà công vụ cho đoàn viên trên địa bàn; bên cạnh đó, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã hỗ trợ 3 tỷ đồng xây nhà công vụ cho giáo viên, hiện các công trình đã sắp hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Đó là những tín hiệu tích cực cho thấy sự vào cuộc quyết liệt, đầy trách nhiệm của tổ chức Công đoàn tỉnh Cao Bằng, sự quan tâm của cộng đồng xã hội đối với những bất cập, khó khăn về nhà ở cho giáo viên vùng cao. Thực trạng này đã được phản ánh trong phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời” của Tạp chí Lao động và Công đoàn.

Tín hiệu vui sau phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời”

Xây hơn chục phòng công vụ cho giáo viên

Cuối tháng 4/2024, nhóm phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn cùng đi với đoàn khảo sát của LĐLĐ tỉnh Cao Bằng tới 8 điểm trường thuộc các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Nguyên Bình để tìm hiểu về thực trạng, nhu cầu nhà ở công vụ của giáo viên tại đây.

Trong hai ngày di chuyển liên tục tới các điểm trường, nhóm phóng viên đã ghi nhận thực trạng khó khăn và những tâm tư nặng trĩu của các giáo viên khi thiếu nhà công vụ, hoặc đang phải sống trong những căn nhà tạm bợ, thiếu kiên cố... Tất cả được phản ánh chân thực, sinh động trong bài phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời”, đăng tải trên Tạp chí điện tử laodongcongdoan.vn.

Ở đó, có hình ảnh thầy giáo Nông Văn Phán với gần chục năm công tác tại Điểm trường Lũng Mần (xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm), người luôn sống với ước mơ được có thêm nhà công vụ và nhà vệ sinh cho thầy cô. Có cô giáo Tạ Thu Huyền – Hiệu trưởng Trường Mầm non Mai Long, huyện Nguyên Bình với mong mỏi thiết tha được hỗ trợ xây nhà công vụ, bởi trong 6 điểm trường thì có tới 4 điểm trường chưa có điện, phải mua điện nhà dân, và “không hề có nhà công vụ nào”.

Chúng tôi cũng không quên ánh mắt đầy trăn trở của ông Hà Văn Hùng - Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, kiêm Chủ tịch LĐLĐ huyện Bảo Lâm, khi ông chia sẻ rằng tại địa phương “có những trường lên đến 50 giáo viên mà phòng công vụ chỉ có 8”; để rồi hệ lụy thiếu nhà công vụ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý các thầy cô...

Tín hiệu vui sau phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời”
Tín hiệu vui sau phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời”
Các thầy cô giáo Trường Tiểu học Nặm Pắt họp khẩn trong căn phòng bị tốc mái sau trận mưa tối 21/4/2024 - Ảnh: Minh Khôi
Tín hiệu vui sau phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời”
Nhà ở của các thầy cô Điểm trường Khuổi Hẩu, huyện Nguyên Bình - Ảnh: Văn Quân

Theo đồng chí Lý Thị Huệ - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Cao Bằng, mặc dù phòng ở công vụ cho giáo viên từ trước đến nay đã được quan tâm đầu tư xây dựng nhưng vẫn chưa thể giải quyết thấu đáo, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu thực tế nên ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống giáo viên, đặc biệt là những huyện có nhiều giáo viên từ nơi khác đến công tác. Chính vì vậy, việc xây dựng phòng ở công vụ cho giáo viên là yêu cầu mang tính cấp thiết và lâu dài giúp đội ngũ giáo viên gắn bó với những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

Đồng chí Lý Thị Huệ cho biết, sau khi phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời” được đăng tải, dư luận và chính quyền địa phương rất quan tâm. Căn cứ vào thực tế đã được ghi nhận, phản ánh, LĐLĐ tỉnh Cao Bằng trước mắt đề xuất xây dựng 12 phòng ở công vụ, 1 bếp ăn học sinh và 1 nhà vệ sinh tại 4 trường, điểm trường trên địa bàn huyện Nguyên Bình.

Cụ thể, tại Trường Mầm non Mai Long xây 4 phòng, tổng diện tích 192m2; tại Điểm trường Khuổi Phung (Trường Mầm non Mai Long) xây 2 phòng công vụ với diện tích 96m2, có phòng ở, bếp ăn, vệ sinh khép kín, mỗi phòng dự kiến 2-3 giáo viên; tại Điểm trường Khuổi Hẩu (Trường Tiểu học Mai Long) xây 3 phòng công vụ, 1 bếp ăn học sinh, 1 nhà vệ sinh, tổng diện tích 156m2; tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Mai Long xây nhà công vụ gồm 3 phòng (107m2).

Tổng kinh phí dự kiến trên 3 tỷ đồng. LĐLĐ tỉnh Cao Bằng cho biết số tiền này hiện đã được Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản ủng hộ. Các công trình đang sắp hoàn thiện, đưa vào sử dụng cho thầy cô và các em học sinh trong năm học mới 2024-2025.

Video: Cô giáo Tạ Thu Huyền - Hiệu trưởng Trường Mầm non Mai Long, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn sáng 29/8, cô giáo Tạ Thu Huyền - Hiệu trưởng Trường Mầm non Mai Long, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng phấn khởi chia sẻ: "Hiện nay đã có nhà công vụ khang trang, chắc chắn và sạch đẹp, chúng tôi rất vui mừng, hào hứng, cảm thấy yên tâm hơn trong công tác. Chúng tôi hứa sẽ bảo quản, sử dụng có hiệu quả nhà công vụ mà các đơn vị đã tài trợ, xây dựng... Điều này chắc chắn tiếp thêm động lực cho các thầy cô giáo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao".

Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi “đỉnh trời” Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi “đỉnh trời”

Tại những nơi buồn vắng của “đỉnh trời” Cao Bằng, rất nhiều giáo viên hằng ngày phải vật lộn dưới những mái nhà xập xệ ...

Đề xuất huy động 334 tỷ đồng xây nhà công vụ

Trong dự thảo lần 2 của đề án xây mới, sửa nhà công vụ cho đoàn viên trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, giai đoạn 2024-2028, LĐLĐ tỉnh Cao Bằng nhấn mạnh đây là yêu cầu cấp thiết và lâu dài giúp đội ngũ giáo viên, viên chức y tế gắn bó với nghề tại các địa phương vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn, trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, làm cơ sở cho việc kêu gọi đầu tư, huy động các nguồn lực, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực góp phần cùng với cấp uỷ, chính quyền thực hiện mục tiêu kiên cố hoá trường lớp, nâng cao chất lượng giáo dục, khám chữa bệnh cho người dân; từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, giúp cho đoàn viên yên tâm công tác, cống hiến lâu dài tại các địa phương vùng cao của tỉnh.

Tín hiệu vui sau phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời”
Đồng chí Lý Thị Huệ - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Cao Bằng (bên phải) trong lần đi khảo sát thực trạng, nhu nhà ở công vụ cho giáo viên địa bàn huyện Bảo Lâm.

Hiện nay qua khảo sát của LĐLĐ tỉnh Cao Bằng, địa phương có 254 trường học, cơ sở y tế đề nghị xây mới, sửa phòng công vụ là 1.327 phòng (trong đó đề nghị 876 phòng xây mới, 451 phòng sửa); số đoàn viên là giáo viên, nhân viên y tế đang ở tại các phòng tạm được dựng bằng gỗ trên 1.500 người.

Đề án đặt ra mục tiêu cụ thể, giai đoạn 2024-2028, 100% đoàn viên, giáo viên, viên chức y tế công tác tại vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh lưu trú tại nơi công tác đều có phòng công vụ để ở.

Tín hiệu vui sau phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời”
Cán bộ Công đoàn tỉnh Cao Bằng tặng quà cho các em học sinh Điểm trường Lũng Mần, xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm, tháng 4/2024. Ảnh: Minh Khôi

Tổng kinh phí thực hiện đề án dự kiến 334 tỷ đồng. LĐLĐ tỉnh Cao Bằng đề xuất huy động nguồn vốn đầu tư xây dựng phòng ở công vụ cho giáo viên, viên chức y tế từ Tổng LĐLĐ Việt Nam; nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025 phân bổ các huyện; ngân sách tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn vốn đầu tư công, nguồn sự nghiệp phân bổ cho các huyện hằng năm; nguồn vốn huy động từ nguồn xã hội hóa, đóng góp của các tổ chức kinh tế, các nhà hảo tâm trong, ngoài nước và các nguồn huy động hợp pháp khác.

Hiện tại, đề án đang trong quá trình xây dựng dự thảo để xin ý kiến các cấp, các ngành. Dự kiến trong tháng 9/2024 sẽ hoàn thành và báo cáo Tỉnh uỷ thông qua.

Video: Phỏng vấn đồng chí Lý Thị Huệ - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Cao Bằng

Có những giáo viên làm thêm 3 tháng hè để 9 tháng còn lại không phải lo lắng Có những giáo viên làm thêm 3 tháng hè để 9 tháng còn lại không phải lo lắng

Trao đổi với PV Tạp chí Lao động và Công đoàn, TS Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam nói ...

Để lại gì cho đời Để lại gì cho đời

Một người đàn ông qua đời ở Bệnh viện Xanh Pôn vào tối 24/8 vừa qua. Anh đã đăng ký hiến tạng trước đó, và ...

Lương không đủ sống Lương không đủ sống

Lương mỗi tháng của H’ Chuyên Niê, công nhân Nông trường Cao su Cuôr Đăng (Đắk Lắk) chỉ 5, thậm chí 3 triệu đồng. Và ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?

Đời sống -

Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?

Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.

Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê

Đời sống -

Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê

Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.

Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động

Đời sống -

Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động

Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.

Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng

Người lao động -

Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng

Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.

Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo

Đời sống -

Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo

Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…

Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”

Người lao động -

Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”

Nhiều năm gần đây, người lao động nhập cư ở nhiều thành phố, đô thị lớn dần có xu hướng quay trở về quê hương làm việc. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định này, trong số đó là quan điểm “muốn về gần nhà” và sự thay đổi trong chính sách thu hút nhân lực của các địa phương.

Những người thầy đặc biệt của học sinh đặc biệt Podcast

Những người thầy đặc biệt của học sinh đặc biệt

Hành trình 30 năm từ những ngày đầu gian khó, đến những trái ngọt hôm nay là những kỷ niệm khó quên với các thầy, cô giáo tại Trường Nuôi dạy trẻ khiếm thị Hải Phòng.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có

Đồng chí Lê Khánh Minh, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Luxshare ICT Nghệ An chia sẻ về những kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

“Thủ lĩnh” tuyên giáo công đoàn phải có tư duy và tầm nhìn đổi mới Video

“Thủ lĩnh” tuyên giáo công đoàn phải có tư duy và tầm nhìn đổi mới

Sáng 8/11, tại TP. Vinh, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho các Trưởng ban Tuyên giáo Công đoàn.

Đọc thêm

Hàng trăm công nhân tham gia Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2

Người lao động -

Hàng trăm công nhân tham gia Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2

Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc vừa tổ chức Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2, thu hút sự tham gia của vận động viên tại 17 doanh nghiệp.

Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin

Đời sống -

Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin

Có đến 30,2% trẻ em từ độ tuổi 0 đến dưới 16 là con của công nhân đang phải sống xa cha mẹ. Điều này khiến trẻ đối mặt với nguy cơ thiếu thốn tình cảm và giảm khả năng phát triển toàn diện.

Vay lãi suất thấp, công nhân bị loại vì… thu nhập cao!

Đời sống -

Vay lãi suất thấp, công nhân bị loại vì… thu nhập cao!

“Tôi nghĩ thu nhập càng cao thì càng dễ vay vốn, vì có đủ khả năng trả nợ, đằng này hồ sơ của tôi lại bị loại”, một nam công nhân chia sẻ khi nói về những quy định mới thuộc Thông tư 33 của Ngân hàng Nhà nước.

Dồn tiền bán đất ở quê hơn 1 năm vẫn chưa mua được chung cư Hà Nội

Người lao động -

Dồn tiền bán đất ở quê hơn 1 năm vẫn chưa mua được chung cư Hà Nội

Nhiều năm tích góp, thậm chí bán đất ở quê để nuôi hy vọng mua nhà ở Hà Nội, nhưng người lao động vẫn chật vật vì số tiền gom được không “kịp” theo tốc độ tăng của giá nhà.

Bộ đội giúp dân khắc phục sau cơn bão Trà Mi

Đời sống -

Bộ đội giúp dân khắc phục sau cơn bão Trà Mi

Miền Trung đang bước vào mùa bão lũ. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế nhiều địa phương đã bị thiệt hại nặng trong những đợt mưa bão tháng 10, nhất là cơn bão Trà Mi. Cùng với lực lượng công an, các chiến sĩ, bộ đội, lực lượng dân quân đại phương cũng tất tả ngược xuôi giúp, giầm mình trong mưa bão để gia cố từng mét kè biển, nhặt từng tấm tôn, tấm ngói bão thổi bay để giúp nhân dân ổn định đời sống, vượt qua những khó khăn, mất mát.

Giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt, người lao động hụt hơi "giấc mơ an cư”

Người lao động -

Giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt, người lao động hụt hơi "giấc mơ an cư”

Giá chung cư tăng phi mã từ quý IV/2023 đến nay khiến công nhân, người lao động nhập cư ngày càng khó tiếp cận.

Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí

Người lao động -

Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí

Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 đã cho thấy sự quan tâm của chuyên môn và công đoàn các cấp trong ngành về ATVSLĐ.

Xót thương nam thanh niên xung kích bị lũ cuốn trôi khi tham gia cứu hộ

Đời sống -

Xót thương nam thanh niên xung kích bị lũ cuốn trôi khi tham gia cứu hộ

Vừa thực hiện xong nghĩa vụ quân sự, trở về quê lập nghiệp, anh Lê Ngọc Hơn (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) xung phong tham gia Tổ xung kích phòng, chống thiên tai. Trong quá trình hỗ trợ bà con dọn dẹp tránh lụt, anh không may bị nước lũ cuốn trôi.

Quảng Bình, Quảng Trị: Huy động người lao động trên biển vào tránh bão an toàn

Đời sống -

Quảng Bình, Quảng Trị: Huy động người lao động trên biển vào tránh bão an toàn

Để đảm bảo an toàn cho người lao động trên biển trước khi bão số 6 (Trà Mi) đổ bộ vào đất liền, tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị đã triển khai các giải pháp ứng phó với bão, chú trọng huy động người lao động trên biển vào đất liền trú ẩn, bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tại khu neo đậu.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Tăng đãi ngộ để nhà giáo yên tâm công tác

Đời sống -

Dự thảo Luật Nhà giáo: Tăng đãi ngộ để nhà giáo yên tâm công tác

Chính phủ vừa có tờ trình gửi Quốc hội xem xét cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khoá XV về dự thảo Luật Nhà giáo.