“Tiến sĩ Cuội” và lỗ hổng hệ thống
Cà phê tối - 28/11/2023 16:32 MỸ ANH
Cụ thể, ông N.T.H - người vừa bị phát hiện dùng bằng thạc sĩ, tiến sĩ giả, đã được bổ nhiệm làm Trưởng khoa Công nghệ thông tin của Trường Cao đẳng Công thương Việt Nam vào giữa tháng 9, sau nửa tháng “thử việc”.
Đến tháng 10, những tin đồn về tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ của ông tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TP HCM) tới tai lãnh đạo nhà trường.
Nhà trường đã đi kiểm tra chéo, xác minh và nhận được kết quả từ phía Trường Đại học Khoa học Tự nhiên rằng tấm bằng của ông H. không có trên hệ thống. Và nhìn bằng mắt cũng thấy nhiều điểm bất thường cho thấy đây là bằng giả! Đến bằng cử nhân của ông H. hiện thời cũng “chưa tìm thấy trên hệ thống” và “đang xác minh thêm”.
Sau đó, nhà trường có trao đổi với ông H. Ông này khẳng định bằng mình là bằng thật và yêu cầu trường phải tin vào bằng cấp của mình. Trường cho ông H. thời gian làm việc, xác minh với Trường Đại học Khoa học Tự nhiên để báo cáo kết quả lại. Một ngày sau, ông H. xin nghỉ việc “vì lý do gia đình”. Trường cũng như báo giới không thể liên lạc lại với ông H. từ đó.
Kỳ khôi ở chỗ, ông H. có bản hồ sơ công việc tương đối đẹp khi đi dạy và thỉnh giảng ở nhiều trường cao đẳng, đại học lớn trong Thành phố. Và điều này là thật chứ không giống những tấm bằng của ông.
Trên mặt báo, các trường đều thanh minh về những tờ giấy công chứng bằng có dấu đỏ mà ông H. cung cấp cùng sự hiện diện của ông trong các trường lớn nên đã bị lừa. Cả niềm tin nội tâm rất đơn giản rằng “ai lại đi làm giả bằng vào giảng dạy” cũng là lý do được nêu ra để biện giải tình trạng “con voi chui lọt lỗ kim”. Nhiều trường cũng đã khẳng định sẽ chặt chẽ hơn trong quá trình thẩm định bằng cấp để không xảy ra tình trạng tương tự.
Chuyện ông H. là chuyện bi hài với giáo dục cao đẳng, đại học. Lực lượng chức năng đang làm việc, và nếu thực sự ông H. làm giả con dấu của cơ quan tổ chức, hành vi của ông sẽ bị trừng trị. Nhưng những lỗ hổng để một người có thể dùng tấm bằng “không có trên hệ thống”, nhìn bằng mắt cũng thấy bất thường mà đứng lớp, thậm chí làm trưởng khoa của các trường cao đẳng, đại học bộc lộ rất nhiều sự dễ dãi trong quá trình tuyển dụng.
Về quy trình tuyển dụng giảng viên, nhất là những người ở vị trí lãnh đạo khoa, vấn đề không đơn giản là thắt chặt quy trình kiểm tra bằng. Để ứng tuyển những vị trí như vậy, người ta cần những thư giới thiệu của những người uy tín trong giới và cả những số điện thoại xác minh của các đồng nghiệp, thượng cấp cũ trong môi trường công tác. Chưa kể, một điều vô cùng quan trọng với một giảng viên hay quản lý khoa, đó là lý lịch học thuật.
Kể cả ông H. có bằng thật, các trường cũ đều đồng tình ông giảng dạy, quản lý tốt, thì quá trình nghiên cứu, hướng phát triển khoa học của ông H. cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng để các trường cân nhắc xem có lựa chọn ứng viên này hay không. Bởi, câu chuyện không đơn giản là tấm bằng, mà tuyển dụng ở đây đang xét trên yếu tố con người, cụ thể là người nghiên cứu khoa học.
Nếu chỉ tìm tên đề tài nghiên cứu thạc sĩ, tiến sĩ của ông H. và các công trình của ông, các trường lập tức thấy ngay những bất thường trong bằng cấp của ông. Và gần như chắc chắn, quá trình tuyển dụng của một loạt trường đã bỏ qua khâu này, dẫn tới việc ông H. “bán thịt lừa” cho hết trường này tới trường khác.
Và câu chuyện của “tiến sĩ Cuội” là lời cảnh tỉnh nghiêm khắc tới quy trình tuyển dụng và bổ nhiệm trong môi trường học thuật của các trường đại học, cao đẳng. Ông H. đang bị nạn vì những tấm bằng. Nhưng vấn đề lớn hơn cần đặt ra không phải đơn giản chuyện bằng cấp mà vấn đề là tư duy tuyển dụng, bổ nhiệm cần xem xét đầy đủ về quá trình, quan điểm, tư duy học thuật của con người đó.
Có như vậy, việc giáo dục đại học, cao đẳng mới thực sự mang tính khai phá thay vì chỉ đếm tiến sĩ, giáo sư để “lấy số” tuyển sinh!
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 11/09/2024 13:08
Tình dân tộc, nghĩa đồng bào mạnh hơn trong bão lũ…
Hơn 200 người chết và mất tích do lũ chồng bão trong loạt thiên tai chưa từng có đang hoành hành miền Bắc và con số ấy có thể không phải là cuối cùng.
Cà phê tối - 04/09/2024 16:58
Bịa đặt lời Bộ trưởng và ném đá Hoa hậu, công kích trẻ sai!
Phát biểu của Bộ trưởng bị bịa đặt theo ý xấu, câu nói bị cắt cúp của Hoa hậu thành cơn bão công kích trên mạng, chia sẻ chưa chuẩn mực trong nhóm nhỏ của học sinh 17 tuổi nhận vùi dập không thương tiếc…
Cà phê tối - 02/09/2024 14:21
Tết Độc lập
Trong cuộc đời mình, vào những năm tháng làm nghề phóng viên, có lúc là báo hình, có lúc là báo viết, tôi từng được đón mừng ngày Quốc khánh ở nhiều địa phương trong nước, có năm còn đón mừng ngày lễ ở một Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.
Cà phê tối - 28/08/2024 14:46
Lừa đảo hơn nấm sau mưa. Lỗi tại ai?
Lâm, nhân viên một công ty bao bì ở Bình Dương nhận được điện thoại có kiện hàng 176 nghìn đồng. Anh nói đang đi làm thì đầu dây bên kia nói anh chuyển khoản rồi shipper gửi hàng xóm tối về anh nhận. Đang làm và nghĩ khoản tiền nhỏ nên Lâm chuyển luôn và cuối cùng tiền mất hàng không có! Chuyện như Lâm cùng vô số biến tướng của những trò lừa đảo ngày càng nhiều, mặc cho cảnh báo và bất chấp hàng loạt biện pháp ngăn chặn.
Cà phê tối - 25/08/2024 11:38
Để không còn chuyện “bắt quả tang cô giáo dạy thêm”
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo thông tư, trong đó giáo viên trường công được dạy thêm ngoài nhà trường với học sinh các thầy cô dạy trên lớp. Điều này chính danh hóa việc dạy thêm của thầy cô dựa trên nhu cầu của học trò và phụ huynh song cũng đặt ra nhiều vấn đề cần cân nhắc.
Cà phê tối - 24/08/2024 15:02
Chuyện đêm mưa
Cơn mưa cường độ lớn kéo dài từ tối muộn đến hết đêm thứ Năm (22/8) khiến nhiều tuyến phố của Hà Nội ngập úng, thậm chí một số khu vực ngập sâu khiến giao thông đi lại cực kỳ khó khăn.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Bình Dương: Chính quyền, công đoàn và người dân ủng hộ đồng bào miền Bắc bị bão lũ
- May 10 tuyển nhiều vị trí hấp dẫn tại Hà Nội: Cơ hội thu nhập cao và phát triển lâu dài
- Thông báo dời lịch tổ chức thi vòng 2 kỳ tuyển dụng viên chức đợt 1 năm 2024
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ 1 ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024