Nghệ sĩ nhân dân tương đương tiến sĩ: Thấy gì từ đề xuất kỳ cục?
Văn hóa - Xã hội - 07/03/2023 18:53 Mỹ Anh MỸ ANH
Cụ thể, vào hôm qua (6/3), trong buổi làm việc với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội đã đưa ra đề xuất, giảng viên có danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) được tính học hàm tương đương thạc sĩ; giảng viên có danh hiệu NSND có học hàm tương đương tiến sĩ.
Đây có thể coi là đề xuất kỳ cục. Bởi việc quy danh hiệu ra học hàm là điều rất khó chấp nhận. Cụ thể trong trường hợp các nghệ sĩ, các danh hiệu NSƯT, NSND là ghi nhận những cống hiến của nghệ sĩ với các lĩnh vực nghệ thuật. Còn học hàm là thước đo ghi nhận những đóng góp học thuật của các cá nhân trong các lĩnh vực họ tham gia nghiên cứu, tìm tòi, đóng góp tri thức.
Danh hiệu và học hàm dùng hai thước đo khác nhau, quy chuẩn khác nhau không thể đánh đồng và trộn lẫn. Thậm chí, không thể so sánh xem danh xưng nào “số má” hơn danh xưng nào!
Quay lại câu chuyện của Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh, thực tế, có vẻ như các NSND, NSƯT ở đây cũng không quá ham học hàm, học vị qua cách quy đổi kỳ cục. Nhưng qua chia sẻ, thấy rõ, dù là trường đặc thù đào tạo diễn xuất song trường vẫn bị “trói” bởi các quy định liên quan tới học hàm học vị trên đầu giảng viên.
Tức là, phương thức quy đổi nghe kỳ cục được trường đề xuất cũng chỉ để đảm bảo hài hòa các tiêu chí chung áp vào môi trường đặc thù. Thực tế, đây là cách xử lý tình huống dễ dàng nhưng không phải tốt nhất. Bởi thấy rõ, cách quy đổi này gây bất bình rất lớn với một bộ phận công chúng. Hơn thế, chính những nghệ sĩ chân chính chắc hẳn cũng không hề vui vẻ gì khi danh xưng NSƯT, NSND đang bị biến thành trò cười với những viễn ảnh về “tiến sĩ chèo”, “thạc sĩ hài kịch”...
Vấn đề mấu chốt của các môi trường đặc thù như Đại học Sân khấu - Điện ảnh là giảm các tiêu chí liên quan tới học hàm hơn là tìm cách quy đổi tương đương. Bởi các tiến sĩ đào tạo diễn xuất không thể bằng các NSND, những người đã nhiều năm hành nghề, được công chúng và giới chuyên môn ghi nhận.
Điều tương tự diễn ra ở trường thể dục thể thao khi xuất hiện rất nhiều luận án liên quan tới các bộ môn thể dục thể thao mà dân gian vẫn nói vui là “tiến sĩ cầu lông”. Các vận động viên hoặc huấn luyện viên chuyên nghiệp, khẳng định được vị thế của mình trong giới qua các cuộc thi quốc tế hệ số chưa chắc đã bằng một người theo con đường học thuật, làm luận văn về cầu lông, cờ vua…
Trong khi Ánh Viên dạy bơi cho học viên sẽ tốt hơn một tiến sĩ bơi lội; HCV Olympics Hoàng Xuân Vinh dạy bắn súng cũng hiệu quả gấp ngàn lần một thạc sĩ bắn súng… Nhưng cách tính và yêu cầu của Bộ có phần máy móc, thiếu cơ chế cho những ngành đặc thù dẫn tới đề xuất khó hiểu như của Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh.
Đề xuất kỳ cục ấy thoạt nghe thì nực cười, nhưng nghĩ kỹ lại, nó là phần nổi của tảng băng cứng nhắc, rập khuôn, đã và đang ám ảnh nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo đặc thù. Tiếng cười ấy không phải chỉ để mua vui hay phẫn nộ mà nó đặt ra những vấn đề bức bách của thực tế nhiều trường đòi hỏi giải pháp từ những nhà làm luật.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục

Văn hóa - Xã hội - 01/06/2023 17:43
“Bài toán” học đại học
Nam, hiện là học sinh lớp 12 ở một tỉnh miền Trung, đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh đã từ bỏ giấc mơ vào đại học dù chưa đến thời gian xét tuyển chung. Điều đó không chỉ vì với đồng lương công nhân ít ỏi hằng tháng, bố mẹ em không đủ sức gồng gánh nuôi em ăn học mà còn vì gia đình đã tính toán, đặt ra câu hỏi và cũng là câu kết luận: “Ra trường bao lâu mới “lấy lại” được học phí?”.

Văn hóa - Xã hội - 31/05/2023 18:06
Kỳ án Phương Hằng ngày càng kịch tính
Mấy hôm nay, kỳ án Nguyễn Thị Phương Hằng lại khiến dư luận chú ý dù đã qua cả năm trời điều tra với nhiều diễn biến bất ngờ, nhiều tình tiết mới xuất hiện được coi là ngoài dự kiến.

Văn hóa - Xã hội - 24/05/2023 19:40
Sách giáo khoa vẫn nóng hổi câu chuyện mọi nhà
Hôm qua 23/5, câu chuyện giá sàn, giá trần sách giáo khoa lại được bàn thảo và nóng lên giữa nghị trường Quốc hội. Câu chuyện về sách giáo khoa đã được nghị sự nhiều lần, thu hút dư luận và đến nay vẫn chưa phải đã có hồi kết.

Văn hóa - Xã hội - 20/05/2023 20:51
Điều đáng lo từ một va chạm nhỏ
Sáng 18/5, trên mạng xã hội xuất hiện 1 clip ghi lại hình ảnh một cô gái mặc váy ngắn, áo phông, đeo tai nghe và balo, bất ngờ lao ra giữa đường chặn ô tô, sau đó còn hành hung cả người dân.

Văn hóa - Xã hội - 18/05/2023 17:33
Đen Vâu và thông điệp của lòng tử tế
Trong những ngày qua MV "Nấu ăn cho em" trên mạng xã hội của rapper Đen Vâu đã thu hút trên 5 triệu lượt xem và lan tỏa nhanh trong cộng đồng, giúp cho 1000 em học sinh vùng cao Tây Bắc được nhận nuôi.

Văn hóa - Xã hội - 17/05/2023 18:00
Bóng đá càng phải công bằng và cao thượng
SEA Games 32 đã kết thúc. Nhưng trong trận chung kết bóng đá nam giữa Thái Lan và Indonesia, cuộc hỗn chiến giữa các cầu thủ hai đội mà nguyên nhân trực tiếp do sự thiếu kiềm chế của cầu thủ Thái Lan là một ấn tượng xấu khó phai.
Kinh tế - Chính sách

EVN - Xin lỗi rồi sao nữa?

Giảm thuế VAT để khoan thư sức dân

Lao động mất việc và đòi hỏi thực tế

EVN - Lỗ lớn và lời to

Kiểm toán khai thác khoáng sản và "kê đơn" trách nhiệm
Môi trường - Sức khỏe

Nước đến chân mới nhảy

Mặt trái của tờ hợp đồng bảo hiểm

Giày cao gót và dép lê - mối nguy hiểm với người lái xe

Nước sạch, hàng hóa công và câu chuyện pháp lý
