Tiêm vắc xin COVID-19 có bị sốt không?
Người lao động - 25/06/2021 13:00 An Bình
Phụ nữ mang thai có nên tiêm vaccine ngừa Covid-19 hay không? Vaccine có thực sự là lá chắn Covid-19? Đến cuối tháng 8, dự kiến toàn bộ công nhân các khu công nghiệp được tiêm vaccine |
Hầu hết tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin COVID-19 là những phản ứng thông thường liên quan đến phản ứng tại vị trí tiêm và các triệu chứng “giả cúm” như đau đầu, ớn lạnh, mệt mỏi, buồn nôn, sốt, chóng mặt, đau cơ, nhịp tim nhanh… Các triệu chứng này xảy ra sớm sau khi tiêm vắc xin, tự khỏi và không gây ra vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe cũng như không để lại di chứng. Theo các chuyên gia, phản ứng sau tiêm chủng vắc xin phòng virus corona thậm chí là có lợi vì đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể đã có đáp ứng miễn dịch đối với vắc xin.
Vắc xin COVID-19 - chiến dịch tiêm chủng lớn nhất cả nước từ trước đến nay. (Ảnh: Internet) |
Vắc xin COVID-19 là gì?
Vắc xin phòng COVID-19 là loại vắc xin cung cấp kháng thể giúp hệ miễn dịch của người được tiêm chủng có khả năng nhận biết và tiêu diệt virus SARS-COV-2. Đây là loại virus gây ra đại dịch trên thế giới, lây lan và bao trùm tất cả các châu lục và vùng lãnh thổ trên toàn cầu.
Tại sao bị sốt sau khi tiêm vắc xin COVID-19 là hoàn toàn bình thường?
Phản ứng sau tiêm chủng hay sự cố bất lợi sau tiêm chủng được định nghĩa là “hiện tượng bất thường về sức khỏe bao gồm các biểu hiện tại chỗ tiêm hoặc toàn thân xảy ra sau tiêm chủng, không nhất thiết do việc sử dụng vắc xin”.
Giống như với tất cả các loại vắc xin khác, vắc xin COVID-19 có thể gây ra các phản ứng phụ, mặc dù không phải ai cũng gặp phải. Trong các nghiên cứu lâm sàng, hầu hết các tác dụng phụ không mong muốn của vắc xin COVID-19 đều ở mức độ từ nhẹ đến trung bình và đều được giải quyết trong vòng vài ngày.
PGS. TS Đào Xuân Cơ, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai khẳng định, hệ thống y tế hiện nay của Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng xử trí các phản ứng, tai biến sau tiêm vắc xin COVID-19. (Ảnh: Internet) |
Để được đưa vào sử dụng, tất cả các loại vắc xin COVID-19 trên thế giới đều phải nghiên cứu để đảm bảo tính an toàn và hiệu lực, cũng như trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt trước khi tiêm rộng rãi trong cộng đồng. Sau khi tiêm vắc xin, người được tiêm chủng có thể sẽ bị sốt, điều này là hoàn toàn bình thường và nằm trong dự liệu. Sốt là một dấu hiệu phản ứng xảy ra chứng tỏ vắc xin đang kích thích cơ thể tạo phản ứng miễn dịch. Đây là một phần của quá trình huấn luyện hệ miễn dịch cách nhận diện mục tiêu và tiêu diệt virus Sars-Cov-2 nếu mắc phải.
Tùy theo cơ địa của từng cá thể mà vắc xin có thể khiến cơ thể bị sốt hoặc không. Do đó, việc theo dõi phản ứng phụ sau tiêm vắc xin COVID-19 là việc làm hết sức quan trọng.
Tiêm phòng vắc xin COVID-19 cho nhân viên y tế tại Bệnh viện Thanh Nhàn. (Ảnh: Đậu Tiến Đạt) |
Sốt là một trong số tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin COVID-19 thường gặp
Trong các nghiên cứu lâm sàng, hầu hết các tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin COVID-19 đều ở mức độ từ nhẹ đến trung bình và đều sẽ tự hết trong vài ngày.
Phản ứng phụ rất thường gặp (≥10%):
- Tác dụng phụ tại vị trí tiêm (phản ứng tại chỗ tiêm):
- Tăng cảm giác đau
- Đau
- Nóng
- Đỏ
- Ngứa
- Sưng
- Các tác dụng phụ toàn thân (phản ứng toàn thân):
- Cảm thấy không khỏe (khó chịu)
- Mệt mỏi
- Ớn lạnh hoặc cảm thấy sốt (nhiệt độ không rõ)
- Đau đầu
- Buồn nôn
- Đau khớp hoặc đau cơ
- Tác dụng phụ thường gặp (1-10%)
- Sốt (nhiệt độ đo được từ 38° C/100.4° F trở lên)
Tiêm phòng vắc xine COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. (Ảnh: Internet) |
Theo dõi các phản ứng sau tiêm tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng để là nguyên tắc cần phải tuân thủ sau tiêm vắc xin, áp dụng cả với vắc xin COVID-19, vì đây là khoảng thời gian có thể xuất hiện các biến chứng sau tiêm COVID-19 sớm và nặng, như phản ứng phản vệ.
Tại điểm tiêm chủng, các trường hợp phản ứng phản vệ cần được phát hiện và điều trị sớm cũng như phải được chăm sóc, theo dõi và điều trị tích cực tại các cơ sở y tế. Trong trường hợp đã về nhà, người được tiêm chủng cần tự theo dõi trong 48h nhằm phát hiện các biểu hiện đầu tiên của phản ứng phản vệ để đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Nhân viên y tế mở hộp vắc xin AstraZeneca. (Ảnh: Internet) |
1. Các lưu ý phải nhớ về tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin COVID-19 Không tiêm vắc xin với những trường hợp có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần hoạt chất hoặc tá dược nào liệt kê trong mục thành phần vắc xin. Không tiêm vắc xin cho người có cơ địa dị ứng hoặc bệnh lý có sẵn. Nếu không chắc chắn về tình trạng dị ứng do cơ địa, hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn. Không tiêm vắc xin COVID-19 khi hệ miễn dịch suy yếu (suy giảm miễn dịch) hoặc đang dùng thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch (như corticosteroid liều cao, thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc ung thư). Không tiêm vắc xin nếu đang bị nhiễm trùng, sốt (≥ 37,5°C). Không tiêm vắc xin khi có các vấn đề về xuất huyết/chảy máu hoặc bầm tím, hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông máu). 2. Lưu ý sau khi tiêm mũi vắc xin COVID-19 thứ 2 Theo nghiên cứu, tiêm mũi 2 vắc xin COVID-19 của công ty Astrazeneca sẽ ít có phản ứng phụ hơn so với liều thứ 1. Nhiều kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy, người lớn tuổi có xu hướng ít có tác dụng phụ sau tiêm đáng lo ngại so với người trẻ. Điều này có thể gây ra do hệ thống miễn dịch của người lớn tuổi không có phản ứng mạnh, hoặc nhận thức về cơn đau của người lớn tuổi đã được nâng cao. |
Bắc Ninh cho phép tất cả các doanh nghiệp hoạt động trở lại Đó là một trong những nội dung quan trọng được UBND tỉnh Bắc Ninh đưa ra trong văn bản hỏa tốc về việc tiếp tục ... |
Bình Dương yêu cầu dừng chợ tự phát, chuẩn bị tiêm vaccine cho công nhân Bình Dương hiện có khoảng gần 1,3 triệu lao động đang làm việc tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Với ... |
"Vẫn còn hàng chục nghìn công nhân cần chúng tôi giúp đỡ" “Khi 67.000 công nhân phải cách ly tại nhà trọ, cách ly tập trung hay điều trị Covid-19, chúng tôi nhận nhiệm vụ phải chi ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 22/11/2024 08:01
Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
Hơn 90% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hài lòng. Đây là kết quả cho những nỗ lực đổi mới, đồng lòng trong phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên ngành Y.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?