Trường hợp nào người lao động vi phạm nội quy mà không bị xử phạt?

Pháp luật lao động - Văn Quân

Độc giả của Tạp chí Lao động và Công đoàn đặt câu hỏi: Người sử dụng lao động không thông báo với người lao động nội quy làm việc, khi người lao động có vi phạm thì có được xử phạt không?
Hướng dẫn người lao động ủy quyền cho công đoàn cơ sở tham gia tố tụng dân sự
Trường hợp nào người lao động vi phạm nội quy mà không bị xử phạt?
Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc. Ảnh minh hoạ.

Trả lời thắc mắc trên của người lao động, Luật sư Đặng Văn Thành - Công ty Luật Bảo Tín, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết:

Theo quy định tại Điều 118 Bộ Luật Lao động và Điều 69 Nghị định 145/2020 thì Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 nghị định 12/2022:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không thông báo nội quy lao động đến toàn bộ người lao động hoặc không niêm yết những nội dung chính của nội quy lao động ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.

Như vậy, kết hợp 2 quy định trên, trường hợp công ty bạn ban hành nội quy lao động nhưng không thông báo với người lao động cũng như không niêm yết công khai các nội dung chính tại nơi làm việc là đã vi phạm pháp luật.

Do đó, công ty không thể căn cứ vào quy định trong nội quy lao động để xử lý kỷ luật người lao động được vì bản thân người lao động không biết đến những quy định đó để thực hiện đúng.

Bên cạnh đó, theo Khoản 4 và 5 Điều 122, Điều 123, khoản 4 Điều 208 Bộ luật Lao động 2019, các trường hợp không được xử lý kỷ luật đối với người lao động bao gồm:

(1) Người lao động nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

(2) Người lao động đang bị tạm giữ, tạm giam;

(3) Người lao động đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm sau:

- Hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;

- Hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

(4) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

(5) Người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

(6) Người lao động, người lãnh đạo đình công;

(7) Hết thời hiệu xử lý kỷ luật.

Luật sư Đặng Văn Thành - Công ty Luật Bảo Tín, Đoàn Luật sư TP Hà Nội tư vấn về nội quy lao động

Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy đình trình tự xử lý kỷ luật đối với người lao động:

(1) Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi. Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động.

(2) Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động như sau:

(i) Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý kỷ luật lao động, hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động đến các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019, bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp;

(ii) Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời gian, địa điểm họp;

(iii) Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động theo thời gian, địa điểm đã thông báo quy định tại (i), (ii). Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.

(3) Nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019, trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.

(4) Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động và gửi đến các thành phần phải tham dự quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019.

Hướng dẫn người lao động ủy quyền cho công đoàn cơ sở tham gia tố tụng dân sự Hướng dẫn người lao động ủy quyền cho công đoàn cơ sở tham gia tố tụng dân sự

Trong trường hợp có nhiều người lao động có cùng yêu cầu đối với người sử dụng lao động, trong cùng một doanh nghiệp, đơn ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Trình độ thạc sĩ nhưng NLĐ chỉ được nhận lương theo bậc cử nhân có đúng không?

Pháp luật lao động -

Trình độ thạc sĩ nhưng NLĐ chỉ được nhận lương theo bậc cử nhân có đúng không?

Doanh nghiệp bắt buộc phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động để tuyển dụng lao động và thỏa thuận lương theo công việc với người lao động.

Chỉ nhận được 50% mức lương doanh nghiệp trao đổi, người lao động cần làm gì?

Pháp luật lao động -

Chỉ nhận được 50% mức lương doanh nghiệp trao đổi, người lao động cần làm gì?

Lương là một trong những vấn đề người lao động quan tâm hàng đầu khi tham gia vào mối quan hệ lao động.

Người lao động bị trừ lương với nội dung "hỗ trợ tuyển dụng" có đúng không?

Pháp luật lao động -

Người lao động bị trừ lương với nội dung "hỗ trợ tuyển dụng" có đúng không?

Người lao động làm việc tại doanh nghiệp thông qua tuyển dụng từ trung tâm dịch vụ việc làm. Tuy nhiên, ngay tại tháng lương thử việc đầu tiên, người lao động bị trừ lương mang tên "hỗ trợ tuyển dụng".

Tạm chuyển NLĐ làm công việc khác so với hợp đồng lao động cần theo nguyên tắc nào?

Pháp luật lao động -

Tạm chuyển NLĐ làm công việc khác so với hợp đồng lao động cần theo nguyên tắc nào?

Người sử dụng lao động khi tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động là nội dung được người lao động, người sử dụng lao động đặc biệt quan tâm.

NLĐ gặp tai nạn tại nơi làm việc, trách nhiệm của người sử dụng lao động như thế nào?

Pháp luật lao động -

NLĐ gặp tai nạn tại nơi làm việc, trách nhiệm của người sử dụng lao động như thế nào?

Người sử dụng lao động có trách nhiệm kịp thời đối với người lao động bị tai nạn lao động.

Công ty chỉ cho phép người lao động đi vệ sinh trong thời gian 3-5 phút có đúng không?

Pháp luật lao động -

Công ty chỉ cho phép người lao động đi vệ sinh trong thời gian 3-5 phút có đúng không?

Câu hỏi trên là thắc mắc của độc giả, người lao động gửi về Tạp chí Lao động và Công đoàn.

Talk Công đoàn: Ký thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp: Bí quyết nào? Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Ký thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp: Bí quyết nào?

Đồng chí Trần Văn Hiệu, Chủ tịch Công đoàn các KCN Bắc Ninh chia sẻ trong Talk Công đoàn.

Trường hợp nào người lao động phải ký hợp đồng đào tạo nghề? Tôi công nhân

Trường hợp nào người lao động phải ký hợp đồng đào tạo nghề?

Việc đào tạo nghề là một trong những vấn đề liên quan đến người lao động thường nhận được sự quan tâm. Theo quy định hiện hành, trường hợp nào phải ký hợp đồng đào tạo nghề?

Đón xem Talk Công đoàn: Ký thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp: Bí quyết nào? Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Ký thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp: Bí quyết nào?

Talk Công đoàn 20 giờ ngày 15/6/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Trần Văn Hiệu, Chủ tịch Công đoàn các KCN Bắc Ninh về những kinh nghiệm ký kết thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp.

6 hoạt động trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong tháng 6/2024 Infographic

6 hoạt động trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong tháng 6/2024

Công đoàn Việt Nam xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 6/2024.
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Sẵn sàng cho ngày hội lớn của người lao động Đắk Lắk Video

Sẵn sàng cho ngày hội lớn của người lao động Đắk Lắk

Ngày hội Việc làm tỉnh Đắk Lắk năm 2024 đã hoàn tất, sẵn sàng tiếp đón trên 1.000 người lao động, đại biểu, quan khách tham dự. Chương trình do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk, Tạp chí Lao động Công đoàn phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk tổ chức, chính thức diễn ra lúc 8 giờ ngày 14/6 tại số 9, đường 10 tháng 3 (đường Vành Đai).

Đọc thêm

Người lao động vi phạm nội quy ở mức độ nào thì bị đình chỉ công việc, đuổi việc?

Sổ tay pháp luật -

Người lao động vi phạm nội quy ở mức độ nào thì bị đình chỉ công việc, đuổi việc?

Đình chỉ công việc, đuổi việc (sa thải) là hai hình thức kỷ luật nặng nhất được đưa ra tại nội quy lao động.

Ban hành, sửa nội quy không tham khảo ý kiến, công ty bị xử phạt như thế nào?

Sổ tay pháp luật -

Ban hành, sửa nội quy không tham khảo ý kiến, công ty bị xử phạt như thế nào?

Nội quy lao động và quy trình ban hành nội quy lao động là vấn đề người sử dụng đặc biệt quan tâm.

Đồng hành đòi quyền lợi cho người lao động

Pháp luật lao động -

Đồng hành đòi quyền lợi cho người lao động

Ngày 17/4/2024 vừa qua, người lao động Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh vô cùng vui mừng khi doanh nghiệp đã thanh toán 1,420 tỷ đồng tiền nợ bảo hiểm xã hội.

NLĐ phải bồi thường lên đến 3 tháng lương nếu làm hỏng dụng cụ, thiết bị làm việc

Pháp luật lao động -

NLĐ phải bồi thường lên đến 3 tháng lương nếu làm hỏng dụng cụ, thiết bị làm việc

Người lao động (NLĐ) sơ suất làm hỏng dụng cụ, thiết bị làm việc gây thiệt hại tài sản của công ty thuộc một trong các hành vi phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động công ty.

Chi tiết cách tính lương làm thêm giờ, làm tăng ca dễ hiểu nhất ở các trường hợp

Pháp luật lao động -

Chi tiết cách tính lương làm thêm giờ, làm tăng ca dễ hiểu nhất ở các trường hợp

Tính lương tăng ca đòi hỏi theo dõi nhiều hạng mục và có thể phải tính toán phức tạp ứng với từng trường hợp người lao động cụ thể.

Người lao động khởi kiện ở những trường hợp nào sẽ được miễn tạm ứng án phí và án phí?

Sổ tay pháp luật -

Người lao động khởi kiện ở những trường hợp nào sẽ được miễn tạm ứng án phí và án phí?

Khi người lao động khởi kiện thì tạm ứng án phí, án phí là vấn đề được đặc biệt quan tâm.

Yêu cầu người lao động làm tăng ca nhưng không trả lương bị xử phạt như thế nào?

Pháp luật lao động -

Yêu cầu người lao động làm tăng ca nhưng không trả lương bị xử phạt như thế nào?

Tiền lương làm thêm giờ là vấn đề được nhiều người lao động quan tâm.

Hướng dẫn người lao động ủy quyền cho công đoàn cơ sở tham gia tố tụng dân sự

Pháp luật lao động -

Hướng dẫn người lao động ủy quyền cho công đoàn cơ sở tham gia tố tụng dân sự

Trong trường hợp có nhiều người lao động có cùng yêu cầu đối với người sử dụng lao động, trong cùng một doanh nghiệp, đơn vị thì họ được ủy quyền cho một đại diện của công đoàn thay mặt họ khởi kiện vụ án lao động.

Vụ 7 công nhân thương vong ở Hà Tĩnh: Có người chưa thành niên

Pháp luật lao động -

Vụ 7 công nhân thương vong ở Hà Tĩnh: Có người chưa thành niên

Trong danh sách 18 công nhân bị ảnh hưởng của sự cố sạt lở khiến 7 người thương vong do UBND thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cung cấp, có 2 người sinh năm 2007, tức là mới 17 tuổi.

Cơ quan quản lý tích cực vào cuộc sau loạt bài “Bóc lột lao động trẻ chưa thành niên”

Phóng sự điều tra -

Cơ quan quản lý tích cực vào cuộc sau loạt bài “Bóc lột lao động trẻ chưa thành niên”

Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh quyết định thanh tra đột xuất 7 doanh nghiệp; xác minh trực tiếp tại 17 doanh nghiệp thực hiện thuê lại lao động. Các doanh nghiệp, đơn vị đều vi phạm quy định pháp luật liên quan đến lao động trẻ em, dưới thành niên, tổng mức xử phạt trên 330 triệu đồng.