NLĐ phải bồi thường lên đến 3 tháng lương nếu làm hỏng dụng cụ, thiết bị làm việc
Pháp luật

NLĐ phải bồi thường lên đến 3 tháng lương nếu làm hỏng dụng cụ, thiết bị làm việc

Văn Quân
Tác giả: Văn Quân
Người lao động (NLĐ) sơ suất làm hỏng dụng cụ, thiết bị làm việc gây thiệt hại tài sản của công ty thuộc một trong các hành vi phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động công ty.
Đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần, NLĐ có được truy lĩnh bảo hiểm thất nghiệp hay không?
NLĐ phải bồi thường lên đến 3 tháng lương nếu làm hỏng dụng cụ, thiết bị làm việc
Ảnh minh họa.

Làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của công ty có phải bồi thường không là thắc mắc chung của nhiều NLĐ. Về nội dung này, Luật sư Đặng Văn Thành - Công ty Luật Bảo Tín, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, tuỳ thuộc vào mức độ hư hỏng của dụng cụ, thiết bị mà NLĐ bị xử lý ở các mức độ khác nhau.

Cụ thể, theo Điều 129, Bộ luật Lao động 2019 quy định:

1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Bộ luật này.

2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.

Luật sư Đặng Văn Thành - Công ty Luật Bảo Tín, Đoàn Luật sư TP Hà Nội

Đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần, NLĐ có được truy lĩnh bảo hiểm thất nghiệp hay không? Đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần, NLĐ có được truy lĩnh bảo hiểm thất nghiệp hay không?

Truy lĩnh bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được hiểu là việc người lao động hưởng quyền lợi BHTN đúng ra được nhận từ trước đó ...

Tin mới hơn

Dừng cấp thẻ bảo hiểm y tế giấy từ 1/6: làm gì để không gián đoạn khám chữa bệnh?

Dừng cấp thẻ bảo hiểm y tế giấy từ 1/6: làm gì để không gián đoạn khám chữa bệnh?

Từ ngày 1/6/2025, cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ không cấp thẻ bảo hiểm y tế bản giấy cho người tham gia. Thay vào đó, người dân sẽ sử dụng thẻ bảo hiểm y tế điện tử trên ứng dụng VssID hoặc VNeID khi đi khám, chữa bệnh.
Vụ sạt lở thủy điện Tả Páo Hồ 1A: Chế tài pháp lý đối với doanh nghiệp dùng lao động dưới 18 tuổi?

Vụ sạt lở thủy điện Tả Páo Hồ 1A: Chế tài pháp lý đối với doanh nghiệp dùng lao động dưới 18 tuổi?

Vụ sạt lở nghiêm trọng tại công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A, tỉnh Lai Châu không chỉ cướp đi sinh mạng của nhiều công nhân, trong đó có cả lao động chưa thành niên, mà còn để lại những câu hỏi về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp.
Thắng kiện, người lao động còn được bồi thường tăng thêm 550 triệu đồng

Thắng kiện, người lao động còn được bồi thường tăng thêm 550 triệu đồng

Nhờ hỗ trợ của công đoàn, một người lao động ở Bà Rịa – Vũng Tàu khởi kiện ra tòa và thắng kiện, được doanh nghiệp bồi thường hơn 1,24 tỷ đồng; tại phiên tòa phúc thẩm, hai bên còn đạt thỏa thuận doanh nghiệp bồi thường tăng thêm cho người lao động 550 triệu đồng.

Tin tức khác

Thắng kiện 750 triệu đồng: Một vụ việc, nhiều tiếng nói

Thắng kiện 750 triệu đồng: Một vụ việc, nhiều tiếng nói

Vụ thắng kiện hơn 750 triệu đồng của ông Lê Quang Trung chỉ là một trong hàng ngàn trường hợp mà tổ chức Công đoàn tỉnh Đồng Nai đã âm thầm sát cánh, hỗ trợ người lao động đòi lại công bằng trong những năm qua.
Vụ người lao động yêu cầu bồi thường gần 1 tỷ đồng: Tạm ngừng phiên tòa phúc thẩm

Vụ người lao động yêu cầu bồi thường gần 1 tỷ đồng: Tạm ngừng phiên tòa phúc thẩm

Vừa qua, Tạp chí Lao động và Công đoàn đã đăng bài “Người lao động khởi kiện đòi doanh nghiệp bồi thường gần 1 tỷ đồng”. Phiên tòa phúc thẩm được Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mở vào chiều 29/4, tuy nhiên tại đây, hội đồng xét xử (HĐXX) đã quyết định tạm ngừng phiên tòa 15 ngày.
Người lao động khởi kiện đòi doanh nghiệp bồi thường gần 1 tỷ đồng

Người lao động khởi kiện đòi doanh nghiệp bồi thường gần 1 tỷ đồng

Nhận thấy phán quyết của Tòa án sơ thẩm là chưa thỏa đáng, Liên đoàn Lao động tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa có văn bản gửi Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh xét xử phúc thẩm vụ án lao động về “Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” nêu quan điểm rõ ràng nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Vừa qua, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Bệnh viện Đa khoa Hạnh Phúc - An Giang đã có đơn gửi các cơ quan chức năng tỉnh An Giang về việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại bệnh viện này.
Lúng túng trong thực hiện chính sách cho giáo viên ở Lâm Đồng

Lúng túng trong thực hiện chính sách cho giáo viên ở Lâm Đồng

Nhiều giáo viên tại xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng băn khoăn vì cùng một địa bàn nhưng mỗi trường thực hiện chính sách theo Nghị định 76 lại khác nhau.
Chi tiết 12 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) năm 2024

Chi tiết 12 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) năm 2024

Luật Công đoàn (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ XV gồm 6 chương, 37 Điều, tăng 4 điều so với luật hiện hành.
Xem thêm