Sông Nhuệ ô nhiễm trầm trọng, "chết" dần trong ký ức người dân
Đời sống - 16/11/2019 21:15 Ý YÊN
Từ trên cầu Sông Nhuệ nhìn xuống dòng sông Nhuệ nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối - Ảnh: M.K |
Trong khi TP Hà Nội đang lên phương án "hồi sinh" sông Tô Lịch với nhiều ý kiến của các nhà quản lý, nhà khoa học thì dòng sông Nhuệ đoạn chảy qua địa phận quận Nam Từ Liêm, Hà Đông cũng đang trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng của người dân.
Mực nước sông Nhuệ có lúc dâng cao, lúc cạn gần như trơ đáy, nhưng luôn đen ngòm, bốc mùi hôi thối và dọc 2 bờ sông đầy rác rưởi. Chung số phận với sông Tô Lịch, dọc hai bờ sông Nhuệ là hệ thống cống xả thải sinh hoạt chảy suốt ngày đêm.
Chia sẻ với Cuộc sống an toàn, ông Cương (76 tuổi), một người dân sống ven sông Nhuệ cho biết: "Gia đình tôi mua đất ở đây từ năm 1982, bấy giờ sông rất sạch, gia đình tôi còn gánh nước về lọc để ăn, trẻ con thì đi học về là nhảy xuống tắm, tha hồ vùng vẫy. Từ khi đô thị hóa thì dòng sông ô nhiễm quá, con tôi nó cũng không chịu được phải chuyển đi hết, giờ có hai ông bà cố gắng ở đây giữ miếng đất. Đêm ngủ phải đóng kín hết cửa lại, rất khó chịu''.
Phía bên kia sông, đối diện nhà ông Cương là dự án tổ hợp thương mại dịch vụ và căn hộ cao cấp Roman Plaza đang trong giai đoạn hoàn thiện. Hàng chục căn biệt thự có mặt tiền quay ra phía dòng sông Nhuệ. Sát bờ sông, bên cạnh đường nội khu, chủ đầu tư đã trồng hàng cây che kín tầm nhìn, nhưng vẫn không thể ngăn được mùi hôi thối nồng nặc bốc lên. Trong khi đó, ngay góc dự án này là cống xả thải đang chảy ra dòng nước màu vàng đục, sủi bọt, nổi bật trên nền đen ngòm của dòng sông.
Chị Hằng (32 tuổi), sống tại đường Thanh Bình, phường Mỗ Lao, quận Hà Đông chia sẻ: "Không có tiền thì mới phải ở đây chứ nếu có tiền thì gia đình tôi đã chuyển đi nơi khác rồi. Gia đình tôi phải lắp cửa kính vây kín phía sau nhà để ngăn mùi, chỉ sợ lâu ngày tích tụ rồi mang bệnh mang tật. Những nhà nào ở gần cống xả thải thì mùi còn khủng khiếp hơn".
Báo cáo gần đây của Viện Quy hoạch Thủy lợi cho biết: "Việc không đảm bảo nguồn nước bổ sung vào hệ thống, đóng cống trong nhiều ngày cũng như có nhiều nguồn thải vào hệ thống đã góp phần gây nên ô nhiễm nghiêm trọng trong hệ thống, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và sản xuất. Chất lượng nước của sông Nhuệ biến đổi theo từng năm, có xu hướng ngày kém hơn do có nhiều nguồn nước thải lớn đổ vào hệ thống".
Thông tin từ kết quả thanh tra của Tổng cục Môi trường năm 2018 chỉ ra rằng nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường sông Nhuệ là do nước thải chưa được xử lý hoặc xử lý không đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường, trong đó nguồn gây ô nhiễm lớn nhất là nước thải sinh hoạt.
Một số hình ảnh về tình trạng ô nhiễm sông Nhuệ:
Đoạn cống xả thải xuống sông Nhuệ ở khu vực góc dự án Roman Plaza, tại thời điểm ngày 13/11 và 16/11 - Ảnh: |
Rác thải ngập ngụa dưới dòng sông Nhuệ - Ảnh: M.K |
Sông Nhuệ trong xanh đẹp đẽ giờ chỉ còn lại trong ký ức của ông Cương - Ảnh: M.K |
Sông Nhuệ nhìn từ cầu Mỗ Lao - Ảnh: M.K |
Cống xả thải chảy vào sông Nhuệ tại khu vực phường Mỗ Lao, quận Hà Đông - Ảnh: M.K |
Đường sắt Cát Linh – Hà Đông lại chậm tiến độ, 28% công nhân đã bỏ đi TP Hà Nội đã đào tạo gần 1.000 nhân viên và lái tàu phục vụ cho việc vận hành đường sắt trên cao Cát Linh ... |
Sau sông Tô Lịch, công nghệ Nhật Bản cần thêm thử thách với “ao tù” UBND TP Hà Nội vừa giao cho Sở Xây dựng giới thiệu một hồ nước động ở trên địa bàn TP để Tổ chức Xúc ... |
Sông Tô Lịch đen ngòm, bốc mùi hôi thối sau khi tháo dỡ hệ thống làm sạch Sáng nay, công việc tháo dỡ các thiết bị làm sạch ở đoạn sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản đã hoàn tất. |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng