Sài Gòn đau đáu trong tim cả nước
Cà phê tối - 21/08/2021 12:26 Vũ Hùng
Người dân TP.HCM ai ở đâu ở yên đó từ ngày 23/8. Ảnh: Hồng Lam |
Mọi động thái, mọi sự việc, mọi tin vui nỗi buồn từ Sài Gòn được cập nhập, được theo dõi trên báo đài, trên MXH có thể nói là theo từng phút, chứ không phải là theo từng giờ nữa, trong toàn xã hội, từ các lãnh đạo Đảng, Chính phủ cho tới mỗi thường dân.
Thông tin được tất cả mọi người quan tâm nhất là từ 0h ngày 23/8, TP HCM sẽ tăng cường biện pháp chống dịch với yêu cầu "ai ở đâu ở yên đó", nhà cách ly với nhà, tổ dân phố với tổ dân phố... Chủ trương này đưa ra khi TP HCM đã ghi nhận 164.342 ca nhiễm trong đợt bùng phát dịch thứ tư và trải qua 43 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và 16 +
“Thực túc binh cường”, bài học quý báu của cha ông, kinh nghiệm xương máu của mọi cuộc chiến, đã được nêu ra và được cụ thể hoá bằng những biện pháp quyết liệt. Muốn an dân, muốn cho “ai ở đâu ở yên đó”, muốn cho các chiến sĩ y tế, bộ đội, công an bền sức vững chí trên tuyến đầu chống giặc Covid-19, vấn đề lương thực đã được Chính phủ quán triệt tới các bộ, ngành và lãnh đạo TP HCM, được đặt vào tầm quan trọng bậc nhất, cùng với công tác lo liệu lượng vaccine đủ cho nhu cầu tiêm chủng cần thiết.
Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Quốc phòng, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ tại TP HCM cho biết, để bảo đảm lương thực, thực phẩm cho gần 10 triệu người dân TP HCM trong 15 ngày, các bộ, ngành, trong đó có quân đội, công an, ngành Công Thương sẽ cùng nhau hợp tác chặt chẽ để giải quyết vấn đề này.
Trên tinh thần đó, từ ngày 23.8 đầu tuần tới, người dân TP HCM sẽ được phát lương thực tới tận từng nhà. Quân đội sẽ lập các đội công tác đặc biệt, với sự tham gia của cựu chiến binh, phụ nữ, thanh niên, các Công đoàn viên..., để đưa lương thực, thực phẩm, thuốc điều trị đến từng ngõ xóm, từng nhà dân.
Về phía TP HCM, bà Phạm Thị Thắng, Phó chủ tịch UBND cho biết, thành phố dự kiến các mặt hàng thiết yếu theo giá trị dinh dưỡng, từ đó tính cụ thể, chi tiết số lượng hàng hóa (gạo, đường, nước mắm, dầu ăn...) mỗi ngày.
Sở Công Thương TP HCM phối hợp với 24 quận, huyện, thành phố Thủ Đức triển khai xuống phường/xã để thống kê số cửa hàng tiện lợi, tiện ích cũng như khảo sát nhu cầu người dân. Trên cơ sở này, cơ quan chức năng siết chặt hơn một bước, không để người dân tự đi chợ mà tổ chức "cung ứng" theo 2 hình thức: Người dân tự trả tiền và được hỗ trợ miễn phí.
Còn từ phía Chính phủ, ngay tối 19/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định, Chính phủ và TP HCM bảo đảm mọi nhu cầu để mỗi xã, phường là một pháo đài chống dịch, dứt khoát thực hiện "ai ở đâu ở đó". Để người dân chấp hành cách ly nghiêm ngặt thì phải đáp ứng mọi nhu cầu thiết yếu, gồm: Bảo đảm an sinh xã hội, không để bất kỳ ai thiếu ăn, thiếu mặc; đáp ứng mọi yêu cầu y tế của mọi người dân ở mọi lúc, mọi nơi; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, an dân.
Chiều qua nghe thông tin về việc tăng cường lực lượng quân đội, công an hỗ trợ TP.HCM chống dịch mà thấy cảm giác như đang sống trong thời chiến. Mà chính xác đây là cuộc chiến. Cuộc chiến đấu không phải với kẻ thù hữu hình. Kẻ thù lần này là virus, nó phải soi kính hiển vi xét nghiệm mới thấy rõ, và vì thế càng đáng lo, đáng sợ.
Nhưng rồi, tôi lại thấy yên tâm hơn khi nghe quân đội giữ vai trò chủ trì nhiệm vụ mới này. Và tôi hi vọng, cùng với những quyết sách cứng rắn từ Chính phủ xuống thành phố, Sài Gòn thân thương của chúng ta sẽ sớm lành bệnh.
Từ hôm qua đến ngày 23/8, các chuyến bay dân dụng sẽ đưa 1.000 bộ đội từ Hà Nội là y bác sĩ, giảng viên và học viên của Học viện Quân y, được điều động vào TP HCM để thiết lập các bệnh viện dã chiến.
Cả nước hướng về miền Nam, cả nước hướng về TP HCM. Cả nước cùng mong ngóng, trông đợi ngày miền Nam hoàn toàn hết dịch. 2 tuần, 1 tháng, thậm chí có thể lâu hơn nữa, bằng mọi giá phải kiểm soát được dịch, để hồi sinh lại một thành phố năng động bậc nhất.
Còn rất nhiều gian nan, còn rất lắm cam go. Nhưng, tin rằng, giải pháp giãn cách tuyệt đối, cùng với việc lo liệu đầy đủ lượng vaccine cần thiết, nhất định sẽ tạo ra một bước ngoặt mới trong cuộc chiến chống dịch của Sài Gòn, của cả nước
Bước ngoặt đó sẽ đẩy lùi giặc Covid-19, sẽ đem về trạng thái bình thường mới, sẽ đem về cuộc sống bình yên cho mọi người dân Sài Gòn cũng như cả nước
Sài Gòn - nỗi đau. Sài Gòn - niềm tin yêu và hi vọng. Sài Gòn- nỗi lo toan và niềm thương nhớ không nguôi trong mỗi trái tim người dân Việt hôm nay! Hãy cố lên, Sài Gòn- TP HCM nhé!
Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội đến ngày 6/9 Thường trực Thành ủy Hà Nội đã đồng ý tiếp tục thực hiện cách ly xã hội toàn TP Hà Nội đến 6h ngày 6/9 ... |
Tản mạn xung quanh vụ bắt giam ông Trần Hùng Chiều hôm 17.8, Bộ Công an thông tin: Cục Cảnh sát CO3 đã khởi tố, bắt tạm giam ông Trần Hùng, kiểm soát viên chính, ... |
Khoảng 1,2 triệu người dân ra đường mỗi ngày tại TP HCM Đó là thông tin được ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP HCM cho biết tại buổi họp báo cung cấp thông tin ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng