Ranh giới
Cà phê tối - 09/09/2021 15:55 Vũ Hùng
"Ranh giới" là bộ phim tài liệu của đạo diễn Tạ Quỳnh Tư phát sóng trong khung giờ VTV Đặc biệt (ảnh VTV) |
"Ranh giới" - bằng những hình ảnh sống động chân thực nhất về các bác sĩ, y sĩ, hộ sinh, điều dưỡng tại Bệnh viện Hùng Vương (TPHCM) đã cho thấy một phần sự quên mình lớn lao của đội ngũ y tế trong việc cứu chữa các sản phụ bị F0 trong thời gian qua.
"Ranh giới" - một bộ phim đã lấy đi bao nước mắt xót xa và cảm phục của hàng triệu khán giả truyền hình trong cả nước. Ngay sau khi xem xong bộ phim đó, cũng hàng triệu khán giả đã bày tỏ những tình cảm, những bức xúc, những suy nghĩ của mình về ngành Y và các bác sĩ, nhân viên y tế trên khắp MXH. Đủ các thành phần nghề nghiệp, đủ các lứa tuổi, từ bà nội trợ cho tới ông nhà văn, từ cô giáo viên cho tới bác công nhân, từ người y tá cho tới vị giáo sư - bác sĩ, tất cả đều có chung một tâm trạng: ngưỡng mộ và kính phục, thương cảm và chia sẻ với sự hi sinh vô bờ bến của các y bác sĩ trong phim cũng như của toàn thể nhân viên y tế ngoài đời trên tuyến đầu chống dịch Covid-19.
Cũng trong những ý kiến đó, chúng ta đọc thấy còn hàng loạt những điều bất hợp lý với các y bác sĩ tại các bệnh viện đang tham gia cứu chữa cho bệnh nhân mắc Covid-19 hiện nay. Và không phải tìm đâu xa, ngay trong Công văn ký ngày 6/9 của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP HCM, gửi Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP HCM đề nghị hỗ trợ lực lượng y tế tại các bệnh viện dã chiến đã thể hiện rất rõ các bất hợp lý mà các y bác sĩ đang phải chịu đựng.
Công văn của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn được đưa ra sau thời gian Bộ phận thường trực đặc biệt kiểm tra và làm việc với một số bệnh viện dã chiến, ghi nhận các điểm bất hợp lý, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần nhân viên y tế.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, mỗi y bác sĩ phụ trách số lượng người bệnh quá lớn, 140-150 bệnh nhân, khiến chất lượng điều trị và chăm sóc bị giảm sút. Bác sĩ và điều dưỡng thường xuyên phải trực cấp cứu 12 giờ mỗi ngày nếu được điều động tăng cường. Khi kết thúc công việc chuyên môn, nhân viên y tế tiếp tục phải làm hồ sơ hành chính, có ngày lên đến 12 giờ. Một số bệnh viện khi rút người đã không đủ nhân sự để thay đổi ca, dồn việc cho các nhân viên còn lại. "Áp lực công việc quá lớn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe nhân viên y tế", công văn nêu.
Hằng ngày, nhân viên y tế được phát cơm hộp với suất ăn 120.000 đồng một ngày. Khẩu vị không được điều chỉnh cho lực lượng hỗ trợ đến từ miền Bắc khiến họ khó ăn, không đảm bảo sức khỏe chống dịch. Ngoài ra, những nhân viên y tế nhiễm Covid-19 trong quá trình công tác được điều chuyển lên khu người bệnh thì suất ăn của họ cũng chuyển sang tiêu chuẩn của người bệnh là 80.000 đồng một ngày. Tinh thần nhân viên y tế không may nhiễm bệnh càng thêm suy sụp.
Vấn đề khác cũng được chỉ ra là, lực lượng an ninh, quân sự đã kiểm tra nghiêm khắc với lực lượng y tế mỗi khi họ ra ngoài mua thêm đồ ăn uống bổ sung (yêu cầu nhân viên y tế mở túi đồ để kiểm tra). Điều này ảnh hưởng đến đời tư, tinh thần của nhân viên y tế.
Xem "Ranh giới", đọc Công văn của Thứ trưởng Bộ Y tế, thật sự trong mỗi chúng ta đều dấy lên những câu hỏi đầy lo lắng và ám ảnh. Nhân viên y tế đang là lực lượng tuyến đầu, đặc biệt, nhiều người từ các tỉnh thành khác vào Sài Gòn chống dịch, hy sinh quyền lợi bản thân, tình cảm gia đình, rồi lạ nước lạ cái, ăn uống không hợp khẩu vị nên rất khổ. Họ cần được không chỉ tôn vinh bằng lời nói mà còn bằng cả sự chăm sóc chu đáo, thế mà sao lại nỡ đối xử với họ như vậy?
Một facebooker đặt câu hỏi: Nhìn cách cư xử như vậy, liệu ai còn muốn xung phong vào nơi tâm dịch để hỗ trợ nữa? Một người khác viết: Nhân viên y tế là chiến sỹ chống giặc. Khi chẳng may mắc bệnh thì họ khác gì là thương binh? Thương binh cần phải được chăm sóc chu đáo và có chế độ đãi ngộ riêng chứ? Các chiến sỹ công an chẳng may bị bệnh có bệnh viện riêng cho cán bộ công an mà y tế bị bệnh sao không có?
Facebooker có tên Hai Yen Nguyen viết: “Buồn và thương quá! Nhóm mình đang hỗ trợ tuần 3 bữa ăn cho nhóm bác sĩ Hà Nội đang ở Sài Gòn mà thương vô cùng. Một nhóm đang ở trường mầm non, một nhóm ở nhà văn hoá phường, ngày nào cũng làm sấp mặt tối ngày chữa trị F0 tại nhà. Đã thế bác sĩ không dám xin đồ cho mình mà còn xin đồ cho F0 nghèo đói thiếu ăn và nói để bọn chị xách cho họ khi đến đưa thuốc và khám. Từ giấy vệ sinh, nước uống cũng thiếu cần hỗ trợ, mà bác sĩ họ không dám xin gì cả, đây là bọn mình biết thiếu tự hỗ trợ thôi. Đồ ăn 3 bữa họ được cung cấp nhưng thực sự rất khó ăn vì quá ngọt không hợp, làm việc vất vả lại càng khó ăn. Không ăn được ngọt thì cũng nên nói mà họ cũng không dám nói vì họ nghĩ những người phục vụ nấu ăn cũng vất vả lắm rồi. Nhóm mình cho họ mượn 1 bếp lẩu và mua mì miến để họ tự nấu ăn thêm. May có chị tình nguyện viên gần đó xung phong nấu giúp tuần 3 bữa cải thiện mà bác sĩ vui vẻ, phấn chấn hẳn lên. Tinh thần vô cùng quan trọng lúc này nhất là đối với các bác sĩ tuyến đầu chống dịch. Cần lắm những động viên hỗ trợ các bác sĩ lúc này…”
"Ranh giới" còn là một bài học quý với những người làm báo. Một khi phản ánh hiện thực một cách chân thực nhất, không tô hồng mà cũng không bôi đen, một khi sản phẩm báo chí được làm ra không chỉ bằng tay nghề, mà cả bằng cả tâm huyết của mình, các tác phẩm báo chí sẽ lập tức trở thành hiện tượng truyền thông, thu hút sự quan tâm theo dõi và cảm phục của hàng chục triệu khán giả, độc giả. Và nó sẽ sống mãi cùng thời gian. Xin cảm ơn những người của ngành Y và những người đã làm nên bộ phim "Ranh giới"! Trân trọng!
Phụ huynh loay hoay dạy học khi con kẹt lại Sài Gòn Sau bữa cơm trưa, anh Đoàn Đình Hiệp (37 tuổi) vội vã ngồi viết tiếp bài Tiếng Việt lớp 2 để “kịp chương trình” buổi ... |
“Thiên thần” cũng cần sống như người thường Gần 1 tháng trước, khi các đoàn y bác sĩ chi viện từ Bắc vào TP HCM giúp đỡ và chung tay chữa trị cho ... |
Hướng dẫn thực hiện chế độ BHXH đối với NLĐ tại các đơn vị phá sản còn nợ đóng BHXH Thời gian qua, ở các đơn vị sử dụng lao động phá sản không đóng đủ tiền BHXH dẫn đến quyền lợi về BHXH của ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
- Mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động
- Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
- Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
- Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất