Quản lý "hung dữ"?
Đời sống - 08/11/2020 06:10 Minh Hoàng
Công nhân Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ cao Minh Quân ngừng việc tập thể Công nhân Công ty Luxshare-ICT đình công tập thể Tiếng chửi và văn hóa! |
Quản lý tổ, chuyền sản xuất là một công việc nhiều áp lực. Không ít quản lý "hung dữ" mắng chửi công nhân, dẫn đến quan hệ lao động tại doanh nghiệp có lúc căng thẳng. Trong ảnh, xưởng sản xuất của một doanh nghiệp trong giờ làm việc. Ảnh vietnambiz.vn |
“Đi chậm có mấy phút mà bị chửi, bị trừ lương. Sao mà ác vậy?”; “Cùng là người Việt, cùng làm công ăn lương, hơn nhau mỗi cái “cổ xanh” mà cứ như bố người ta ý”; “Thằng tổ trưởng ngày càng ngông cuồng. Hôm nay không biết có việc gì mà đập băng chuyền rầm rầm làm cả khu vự ồ hết lên xem, lại dọa đuổi ai đấy... Con giun xéo lắm cũng quằn nhé. “Mũ tím” còn chưa có quyền đuổi người, nó tuổi gì”...
Đấy là một số dòng trạng thái xuất hiện không quá hiếm trên mạng xã hội công nhân, phản ánh thực trạng mâu thuẫn giữa quản lý người Việt ở một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh với công nhân do họ quản lý, điều hành.
Tôi đọc những bình luận dưới mỗi tút ấy và thấy nhiều ý kiến đa chiều, đôi khi trái ngược nảy lửa. Riêng bạn nói đi chậm mấy phút bị trừ lương thì hầu hết đều cho rằng lỗi do chính bạn: “Dây chuyền sản xuất chứ có phải đi chơi đâu. Mấy nghìn người, mỗi người chậm một phút thì còn ra gì nữa?”; “Lỗi ở bạn nhé. Quản lý họ cũng phải làm việc của mình. Sao bạn không tự trách mình không đến đúng giờ?”...
Cân bằng giữa yêu cầu công việc và tôn trọng nhân phẩm người công nhân, tránh được tai tiếng quản lý "hung dữ' không phải điều dễ dàng. Trong ảnh, công nhân một xưởng sản suất tiết kiệm năng lượng. Ảnh tietkiemnangluong.com.vn |
Có một thực tế, nhiều bạn trẻ đi làm công nhân xuất thân từ nông thôn. Qua “một đêm ngủ dậy” bạn trở thành công nhân. Sự thay đổi môi trường quá nhanh khiến bạn không thích ứng kịp. Tác phong vẫn lề mề như khi còn ở nhà. Hầu hết các bạn đối tượng này không ít thì nhiều đều va vấp với kỷ luật công nghiệp.
Các doanh nghiệp lớn, các khu công nghiệp cũng là một xã hội thu nhỏ. Luôn có bạn chăm chỉ và bạn không chăm chỉ; người cầu tiến và người bất cần đời. Thậm chí không ít bạn còn mắc vào tệ nạn xã hội. Trong hàng nghìn bạn làm công nhân, thể nào cũng có bạn chây lười, bị khiển trách và bạn bức xúc trút giận lên mạng xã hội, mà như có bạn bình luận “cứ như quản lý quá hung dữ, còn mình là nạn nhân”.
Không ít quản lý người Việt ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài "hung dữ" với công nhân. Điều đó cho thấy, văn hóa doanh nghiệp là việc chưa được quan tâm đúng mức. Trong ảnh, công nhân Nhà máy Asanzo chấp hành nghiêm việc đeo khẩu trang phòng chống dịch. Ảnh baohanh.asanzo.vn |
Nhiều bạn lại chấp nhận bị chửi mắng như “một phần tất yếu” của đời người công nhân. Ví như những bình luận này: “Kiếp công nhân nó thế. Muốn không bị mắng chửi thì về nhà với mẹ”; “Làm công nhân mà còn đòi hỏi gì chứ? Quản lý họ phải cưng nựng, nịnh nọt bạn chắc?”; “Chịu khó mà làm, kiếm ít tiền rồi ra tự kinh doanh tha hồ tự do. Chủ nó bỏ ra một đống tiền lập doanh nghiệp cho bạn có việc làm là tốt rồi. Chấp nhận đi”...
Song, không phủ nhận nhiều quản lý người Việt ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh khá “hung dữ”. Họ biết ngoại ngữ, có thể giao tiếp với chủ nước ngoài, nắm bắt ý đồ ông chủ và truyền đạt lại cho công nhân. Họ cũng có khả năng quản lý nhất định, mà một trong đó là sự cục cằn, thô lỗ, thường xuyên xúc phạm công nhân.
Công nhân Công ty TNHH Luxshare - ITC (Khu công nghiệp Vân Trung, Bắc Giang) đình công hồi đầu tháng 9 vừa qua. Một trong những nguyên nhân là do quản lý người nước ngoài 'hung dữ", xúc phạm công nhân. |
Vụ việc công nhân một công ty ở Bắc Giang đình công cách đây chưa lâu, bên cạnh các lý do khác có lý do thái độ không đúng mực của quản lý người nước ngoài (theo nhiều công nhân, có cả quản lý cấp thấp người Việt ở các chuyền, tổ sản xuất). Tôi cũng xem clip một quản lý nữ người Việt một doanh nghiệp phía Nam sa sả mắng chửi công nhân. Chị này dùng những ngôn từ khá chợ búa, còn đập bàn, đập ghế...
Đất nước đang bước trên con trên đường công nghiệp hóa. Quá trình xây dựng nền sản xuất lớn đang định hình. Bản thân nhiều công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu kỷ luật công nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp đã được một số doanh nghiệp chú trọng xây dựng, trong đó có việc ứng xử tôn trọng nhân phẩm của người công nhân. Nhưng nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm vấn đề này. Đó là một trong số nguyên nhân khiến mâu thuẫn tại doanh nghiệp nảy nở, tích tụ.
Thực tế, một bộ phận thanh niên công nhân trẻ xuất thân từ nông thôn chưa rèn luyện được tác phong kỷ luật công nghiệp, dẫn đến hay xô xát với nhân viên quản lý. Đó là việc cần cải thiện để duy trì quan hệ lao động ổn định. Trong ảnh, dây chuyền sản xuất điện thoại Vsmart của Vingroup. Ảnh nld.com.vn |
Tại một số vụ đình công có nguyên nhân do thái độ ứng xử của quản lý doanh nghiệp với người lao động, tổ chức Công đoàn đã vào cuộc. Công đoàn đại diện người lao động yêu cầu doanh nghiệp tôn trọng văn hóa bản địa, tôn trọng phẩm giá người công nhân; đề nghị kỷ luật nhân viên quản lý có thái độ không đúng mực với người lao động.
Rất cần vai trò của công đoàn trong những vụ việc như thế.
Thủy điện nhỏ có lỗi không? Thủy điện nhỏ có lỗi hay không? Đây là câu hỏi mà nhiều người quan tâm, đặc biệt là trong những ngày vừa qua xảy ... |
Cập nhật TOP 5 “Trai xinh - Gái đẹp các khu công nghiệp” tuần 3 tính đến ngày 6/11 Ban tổ chức cuộc thi "Trai xinh - Gái đẹp các khu công nghiệp" tuần 3 cập nhật Top 5 thí sinh có số điểm ... |
"Yêu đương đến long trời lở đất thì sao?" Cuộc sống người công nhân còn nhiều khó khăn, những lầm lỗi không ngăn được khát khao vươn tới những điều tốt đẹp hơn ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng