Phụ nữ và trẻ em gái: Nạn nhân của tội phạm mua bán người
Đời sống - 27/10/2019 10:05 Hải Dương (T.H)
3 tội phạm mua bán người ở Tương Dương, Nghệ An sa lưới pháp luật do cấu kết, lừa bán nhiều nạn nhân là những phụ nữ, trẻ em gái. Ảnh: BN |
Thống kê của các cơ quan chức năng cho thấy, từ năm 2011 đến hết quý III năm 2018, cả nước ta xảy ra 3.243 vụ mua bán người liên quan đến 4.731 đối tượng; chúng lừa bán 7.447 nạn nhân, phần lớn là phụ nữ và trẻ em gái (trẻ em chiếm 12,55%). Con số kinh hoàng này phần nào cho thấy vấn nạn nhức nhối của tội phạm mua bán người mà phụ nữ và trẻ em gái là những nạn nhân chủ yếu.
Lợi dụng sự hạn chế về nhận thức, khó khăn về kinh tế, thu nhập; nhu cầu muốn tìm việc làm, nhất là việc nhẹ lương cao; nhu cầu lấy chồng, kết hôn với người nước ngoài để được xuất ngoại, có cuộc sống nhàn hạ, giàu sang, hạnh phúc, có thể trợ giúp được gia đình; tội phạm mua bán người đánh vào đúng niềm mơ ước, nỗi khát khao của phụ nữ và trẻ em gái, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn, bế tắc trong cuộc sống, đỗ vỡ tình cảm, lười lao động để thực hiện hành vi phạm tội.
Thủ đoạn phổ biến là chúng lợi dụng mạng xã hội để tiếp cận những học sinh, sinh viên, thiếu nữ mới lớn với tên giả, địa chỉ, hình ảnh giả; làm quen, tán tỉnh; rủ đi chơi, ăn uống, hứa hẹn một viễn cảnh khiến đối tượng dễ xiêu lòng rồi lừa bán.
Nhiều trường hợp tội phạm giả danh là doanh nghiệp chuyên môi giới, giới thiệu việc làm, in cả Carvidit để dễ “lòe” phụ nữ, trẻ em, nhất là khu vực miền núi. Không ít trường hợp phụ nữ, trẻ em trước khi bị bán còn bị giam cầm, tra tấn, hãm hiếp dã man. Tinh vi hơn, chúng còn làm giả gấy tờ, hồ sơ tài liệu để mua bán trẻ em dưới hình thức cho, nhận con nuôi.
Một tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em gái dưới 16 tuổi bị Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bắt, bàn giao cho Công an. Ảnh soha.vn |
Theo Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an, nguyên nhân đầu tiên là nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, do thiếu thông tin cần thiết, cả tin, không lường được rủi ro khi theo người khác đi tìm việc làm, kết hôn với người nước ngoài. Không hiếm trường hợp trẻ em gái, nữ sinh, phụ nữ mặc mọi cấm cản vẫn tìm cách trốn gia đình, bố mẹ, chồng con, người thân để đi theo lời dụ dỗ, hứa hẹn của tội phạm và phải chịu những hậu quả rất thảm khốc.
Các em gái, học sinh, đặc biệt là tại các trường dân tộc nội trú, các trường khu vực miền núi, nơi các em ít nhận được sự quan tâm đầy đủ của cha mẹ do điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn và thiếu sự giao tiếp; những em gái mới lớn thiếu kỹ năng sống, không được giáo dục đầy đủ, không có khả năng nhận biết cạm bẫy, cám dỗ, không biết tự bảo vệ mình là những nạn nhân phổ biến của vấn nạn buôn người.
Một số phong tục tập quán lạc hậu, như nạn tảo hôn, tục cướp vợ, mê tín dị đoan ở các vùng đồng bào dân tộc ít người cũng được tội phạm lợi dụng để dễ dàng thực hiện hành vi. Những phụ nữ “quá lứa nhỡ thì” hy vọng tìm một mái ấm gia đình ở một chân trời xa lạ cũng dễ trở thành “mồi ngon” của những tên tội phạm buôn người bất lương.
Phụ nữ, trẻ em gái người dân tộc thiểu số là nạn nhân chủ yếu của tội phạm mua bán người. Trong ảnh, phụ nữ dân tộc thiểu số tại chợ Mèo Vạc, Hà Giang. Ảnh news.zing.vn |
Vì lợi nhuận, tội phạm mua bán người không từ một thủ đoạn nào để thực hiện hành vi; nhiều đối tượng còn lừa gạt cả những người quen biết, thân thiết, họ hàng đưa đi bán. Thậm chí, chúng còn “đầu tư” gây thiện cảm, lòng tin một thời gian dài, khi nạn nhân mất cảnh giác mới “ra tay”. Ngoài ra, việc mất cân bằng giới, tàn dư phong kiến trọng nam khinh nữ cũng khiến cho vấn nạn buôn người thêm trầm trọng.
Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an khuyến cáo, tội phạm mua bán người rất khó phát hiện, rất khó thu thập tài liệu, chứng cứ; nếu bị mua bán ra nước ngoài thì việc xác minh, giải cứu là vô cùng tốn kém, khó khăn. Do vậy, phụ nữ, trẻ em gái cần thận trọng, tìm hiểu đầy dủ thông tin trước khi tìm kiếm việc làm, nhất là việc làm ở nước ngoài hoặc có yếu tố nước ngoài cũng như lấy chồng, kết hôn với người nước ngoài. Không dễ dãi trong việc kết bạn, làm quen, nhất là trên môi trường mạng xã hội.
Thận trọng trước khi nhận lời đi chơi, ăn uống, du lịch với người mới quen, quen qua mạng hoặc chưa có đủ thông tin về người đó; nếu đi thì cần trao đổi thông tin với người thân, bạn bè về việc sẽ đi với ai, ở đâu, bao giờ về. Cũng không nên giữ kín dự định, quan hệ của mình, mà nên chia sẻ thông tin, tham vấn người khác trước các hiện tượng lạ, những “lòng tốt” bất thường mà không rõ nguyên nhân.
Xử lý cặn dầu thải sông Đà, chi phí có thể lên tới 50 triệu đồng/m3 Theo một đơn vị xử lý môi trường, chi phí để xử lý căn dầu thải sông Đà có thể lên đến 50 triệu đồng/m3. |
Cá bơi cửa Phật Người mua, kẻ bán vì đồng tiền, vì sự “tiện” đã tạo nên vòng quanh đau đớn của cuộc đời những con chim, con cá, ... |
Hội bảo vệ người tiêu dùng lặng thinh trước sự cố ô nhiễm nguồn nước sông Đà Đã nhiều ngày trôi qua, người dân vùng nhiễm nước bẩn vẫn đang phải sống chung với sự cố ô nhiễm nguồn nước sông Đà. ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng
- Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh