Phẫn nộ với phát ngôn mèn mén là cám lợn
Văn hóa - Xã hội - 21/03/2023 16:14 MỸ ANH
Một doanh nhân livestream gọi mèn mén là cám lợn. Ảnh: Internet |
Cụ thể, theo Báo điện tử Dân trí, đại diện Phòng An ninh chính trị nội bộ (PA03), Công an tỉnh Hà Giang cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận đơn kiến nghị, phản ánh của công dân Thào Thị M. (trú xóm Chúng Pả A, xã Phó Cáo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) về việc bà Hoàng Hường lên mạng xã hội xúc phạm người dân Hà Giang.
Bà H là tổng giám đốc một công ty cổ phần dược phẩm, chủ một phòng khám đa khoa quốc tế. Bà cũng thực hiện nhiều phiên livestream bán hàng được cộng đồng mạng quan tâm. Bên cạnh đó, ngày 13/ă4/2022, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã xử phạt 65 triệu đồng về quảng cáo của công ty dược phẩm của bà H.
Nổi lên nhờ thị phi, thành công cõi mạng, thứ mà giới chuyên môn gọi là “nền kinh tế gây chú ý”, việc bà H gọi mèn mén là cám lợn không phải là lần đầu bà khiến dư luận xôn xao. Trước đó, việc bà nhận nuôi một bé người Mông (từng nổi tiếng trên các diễn đàn mạng về nụ cười hồn nhiên) rồi sau đó ngừng hợp tác để lại vô số những ồn ào.
Đến hôm nay, khi bà H. gọi mèn mén là cám lợn, kỳ thực, mọi việc đã đi quá giới hạn của gây sốc… cho vui. Nên nhớ, mèn mén hay các món ăn từ ngô là món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Với người Mông ở Hà Giang, món mèn mén còn đặc biệt hơn nữa.
Để có được một bát mèn mén mà bà H. cầm cợt nhả trong video, đồng bào đã phải rẽ đá tìm từng mẩu đất giữa cao nguyên đá điệp trùng. Làm núi đá có mầm sống, rồi nở hoa, và kết bắp là một quá trình lao động kỳ vĩ nhiều đời của đồng bào Mông ở Hà Giang. Tất cả chắt thành món ăn đặc trưng của đồng bào: mèn mén.
Chúng ta có thể không thích món ăn. Chúng ta cũng có thể nói thẳng cảm nghĩ của mình với những nhận xét chân thành về món ăn đó. Và nó chỉ dừng ở khẩu vị cá nhân. Còn khi người ta đã đi xa hơn thế, ví von một món ăn truyền thống của đồng bào là thức ăn gia súc, đó là điều rất tệ hại.
Chưa kể, bà H nhận thức được video của mình có rất nhiều người xem. Điều này gây những nhận thức sai lệch, những định kiến không hề tốt về một vùng đất, một nhóm người thiểu số.
Đáng buồn hơn, bà H. không phải trường hợp duy nhất đang dùng hình ảnh đồng bào để gây chú ý trên mạng xã hội.
Có vô vàn biến thể tinh vi của việc củng cố những định kiến, thông tin sai lệch trên mạng xã hội. Nào là clip hài với nhân vật chính là một “anh dân tộc” ngờ nghệch. Nào là những câu chuyện bùa ngải được gắn với một nhóm đồng bào dù không có gì xác thực. Nào là những truyện cười phóng đại về lối tư duy của đồng bào mà đọc xong không cười nổi…
Bà H. và những phát ngôn của bà có vi phạm không, vi phạm tới đâu sẽ được các cơ quan điều tra cũng như Sở Thông tin - Truyền thông Hà Giang sớm trả lời dư luận. Còn những clip, những mẩu truyện đang củng cố những định kiến, những nhận thức sai lệch về đồng bào dân tộc thiểu số cũng cần hơn nữa những điều chỉnh của từ phía cộng đồng.
Văn hóa là sự khác biệt. Tới một vùng đất, gặp những nhóm người thiểu số, điều chúng ta cần không chỉ là mở lòng. Chúng ta cần cả sự hiểu biết và thấu cảm. Nói như Dam Bo, một nhà nghiên cứu người Pháp nổi tiếng với tác phẩm “Vùng đất huyền ảo” viết về đồng bào thiểu số ở Tây Nguyên: “Phải hiểu để mà yêu”.
Nếu không hiểu, không biết, sai lầm một cách chân thành cũng để lại những hệ lụy khó lường với nhận thức cộng đồng.
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Có cồn vẫn lái xe và những mạng người oan khốc "Liên quan đến vụ xe hơi tông chết 3 người trong cùng gia đình ở thành phố Bắc Giang, cơ quan công an xác định ... |
Hái lá ngón nấu canh, ba người tử vong Buồn nôn, tê chân tay, tê miệng là biểu hiện sau khi ăn lá ngón của người 5 người dân ở xã Linh Hồ, huyện ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.