"Nỗi đau này không phải của riêng ai..."
Cà phê tối - 26/02/2022 16:07 VŨ HÙNG
Một phụ nữ bị thương sau cuộc không kích của Nga tại một khu chung cư ở thành phố Chuhuiv, tỉnh Kharkiv Oblast, Ukraine, vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. (Ảnh: Wolfgang Schwan/Getty Images) |
Chỉ một ngày sau khi chiến sự xảy ra trên đất nước Ukraine vừa gần gũi với bao trái tim người Việt vừa xa xôi về mặt địa lý không gian, thì ngay tại Việt Nam đã lập tức có những biến động xã hội, đặc biệt là biến động trên thị trường qua mấy ví dụ dưới đây.
Giá vàng hôm qua là 67 triệu đồng/ lượng, tăng 3 triệu đồng chỉ sau một ngày, điều chưa từng có trong lịch sử thị trường vàng Việt Nam. Rồi giá xăng dầu nữa. Trong bối cảnh giá dầu thế giới vượt mốc 100 USD/thùng và được dự báo sẽ tăng cao trong thời gian tới, thì giá xăng dầu trong nước trong kỳ điều chỉnh tới cũng sẽ "phi mã", báo Lao Động đưa tin lúc 15h, ngày 25/2.
Giá xăng dầu tăng thì lại kéo theo sự tăng giá của vô số mặt hàng khác, đó là điều không thể tránh khỏi. Ngay cả mớ rau muống, cái món ăn bình dân mà bữa qua tôi bắt gặp thấy trong ảnh của một anh bạn chụp bày trên mâm cơm nhà cậu ta kèm bức ảnh Hội nghị G7 bên cạnh với thâm ý nói là mình ăn rau muống thì bàn chuyện chính trị thế giới làm gì? Rồi nó cũng sẽ tăng giá nay mai mà thôi, thưa anh bạn thân mến!
Kể ra mấy cái sự tăng giá ấy diễn ra chỉ 24h sau khi chiến sự ở Ukraine bùng nổ, là để nói chính trị thế giới tưởng là xa vời, nhưng nó có thể dội thẳng vào cái bình xăng xe máy bạn đang chạy, đánh thẳng vào bữa cơm bạn đang ăn, những thứ nếu không có nó bạn khó có thể sống và làm việc bình thường.
Mà đây đâu chỉ là chuyện chính trị? Đây là chuyện chiến tranh, chiến tranh thực sự, dù chiến tranh vốn được coi là một trò chơi ác của chính trị. Súng đã nổ, tên lửa đã phóng, phản lực cơ đã gầm rú xé nát bầu trời hoà bình. Cầu đã bị phá, nhà đã bị sập, binh lính đã tử trận, dân thường và trẻ em đã thương vong. Máu đã đổ thì không còn là trò đùa. Máu đã đổ thì không còn là chuyện “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”.
Bạn có thể vẫn bình thản ngồi ăn bữa chiều tối nay với đĩa rau muống giống hôm qua bạn chụp lại đăng lên trang facebook của mình, nhưng khi chiến tranh lan tới cửa nhà bạn vào một lúc nào đó, như đã từng lan tới mỗi ngôi nhà Việt trước năm 1975, và như hôm nay nó tới nhà những người dân ở Kiev, ở Ukraine, thì có thể ngay cả chỗ để bày ra mâm cơm cũng chẳng còn đâu, thưa bạn!
Bạn có thể ủng hộ Tổng thống A, căm ghét Tổng thống B. Bạn có thể yêu quốc gia này và ko yêu quốc gia khác. Bạn có thể ghét chuyện chính trị thế giới và cả chính trị trong nước. Nhưng là một con người, bạn cần phải ít nhất cũng mủi lòng thương xót, ít nhất là như thế, khi thấy máu của đồng loại, máu của những thường dân vô tội, máu của những đứa trẻ như con em cháu chắt nhà bạn đang loang đổ đỏ ngầu trên tuyết trắng lạnh ở một đất nước từng là người bạn thân thiết của Việt Nam, từng giúp đỡ chúng ta rất nhiều cả nhân lực và vật lực trong kháng chiến trước 1975 và trong xây dựng phát triển kinh tế hiện nay chứ?
Và nói như nhà thơ Nga Xô viết K. Ximonop, nhà thơ từng khoác áo lính trong Chiến tranh Vệ quốc 1941-1945, nhà thơ của một dân tộc đã từng hi sinh gần 20 triệu người cho nền hoà bình của nhân loại sau Thế chiến 2, thì Chiến tranh “là nỗi đau không của riêng ai, là nỗi đau của chung nhân loại”.
Đó là lí do tôi lấy câu thơ đó của K. Ximonop làm tựa đề cho bài viết này, và để muốn một lần nữa nhấn mạnh, chiến tranh dù xảy ra ở bất cứ đâu và vì bất cứ lí do gì, thì cũng đều là đau thương và tang tóc, đều liên quan đến mạng sống con người. Và vì thế, nó luôn là nỗi đau chung của nhân loại tiến bộ, của mỗi con người lương thiện
Và cũng chính vì thế, dù bất kể là quốc gia nào, chính quyền nào hay cá nhân nào, hễ gây ra một cuộc chiến tranh trên một đất nước vốn đang bình yên, ổn định và có chủ quyền sẽ đều là một tội ác với nhân loại...
Hà Nội: Phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động ngay tại cấp cơ sở LĐLĐ TP Hà Nội vừa ban hành công văn yêu cầu LĐLĐ các quận, huyện, thị xã; công đoàn ngành, công đoàn cấp trên trực ... |
Ninh Bình: Công nhân Công ty TNHH Dream Plastic trở lại làm việc sau 2 ngày ngừng việc Sáng 24/2/2022, toàn bộ công nhân lao động tại Công ty TNHH Dream Plastic (Cụm công nghiệp Khánh Thượng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) ... |
Quảng Bình: Sau Tết, nhiều doanh nghiệp may mặc thiếu hụt lao động Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, tình hình dịch Covid-19 đã được kiểm soát, cả nước quay trở lại trạng thái bình thường mới. Nhiều ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?