Nhà ở - thiết chế công đoàn - niềm khao khát của người lao động
Người lao động - 27/09/2019 07:00 Anh Tú
Nhà ở, trường học, nơi vui chơi giải trí luôn là niềm khao khát của người lao động - Trong ảnh: Khởi công xây dựng trường mầm non cho con người lao động tại khu công nghiệp Điện Nam, Điện Ngọc (Quảng Nam) đầu năm 2017 - Ảnh nhandan.com.vn |
Vợ chồng anh chị Đặng Văn Bích và Nguyễn Thị Kính đều là công nhân của Công ty trách nhiệm hữu hạn Khoa học kỹ thuật Texhong Ngân Hà (Khu công nghiệp Texhong Hải Hà, thuộc huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh). Hiện tại, hai vợ chồng đang thuê trọ tại xã Quảng Điền. Căn phòng này rộng 12m2 chỉ đủ kê chiếc phản lớn làm giường, một chiếc tủ tôn đựng quần áo, còn lại là một lối đi nhỏ được tận dụng để trải chiếu tiếp khách và cũng là chỗ cất xe máy vào ban đêm. Mặc dù rất chật hẹp, nhưng chi phí hằng tháng anh chị phải bỏ ra để thuê phòng (bao gồm cả tiền điện nước) cũng đã hơn một triệu đồng.
Anh Bích cho biết: Mỗi tháng công nhân lao động tại công ty được hỗ trợ 300 ngàn đồng tiền thuê nhà, xăng xe. Vợ chồng anh 2 người là 600 ngàn. Như vậy mỗi tháng, anh chị phải bù vào khoảng 500 ngàn nữa mới đủ trả tiền cho nhà chủ. Tuy sống tại phòng trọ khá bất tiện, song với phương châm “thắt lưng buộc bụng” để dành sau này về quê xây nhà; sẵn sàng cho dự định có con trong vài năm tới nên hiện tại hai vợ chồng quyết định vẫn ở đây, không muốn thuê chỗ rộng hơn vì sợ tốn thêm chi phí. “Chúng tôi cũng chưa nghĩ đến sẽ làm việc lâu dài tại đây bởi không trường, không xe buýt, không bệnh viện mà nuôi con nhỏ thì quá vất vả”, anh Bích chia sẻ.
Căn hộ mẫu, nhà ở dành cho người lao động tại Khu thiết chế công đoàn Hà Nam - Ảnh congdoancongthuong.org.vn |
Chị Trần Thị Hạnh hiện là công nhân tại Công ty CP Minh Trí (KCN Bắc Vinh, tỉnh Nghệ An) cho biết: "Là người xa quê, em mong muốn có chỗ ăn, chỗ ở thuận tiện, mát mẻ. Chứ phải sống trong các căn phòng trọ chật hẹp rất vất vả. Nhất là trong mùa hè, đi làm mệt nhọc, về phòng trọ nóng bức không thể ngủ được. Vì thế, mỗi sáng đến công ty, em cảm thấy không có sức khỏe, tinh thần để làm việc”.
Chị Nguyễn Thị Oanh làm việc tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Matrix (Khu công nghiệp Bắc Vinh, tỉnh Nghệ An) chia sẻ: Bản thân em và nhiều người lao động khác mong muốn có nhà trẻ tại khu công nghiệp. Bởi vì nhiều công nhân sau khi nghỉ sinh con đã phải chấm dứt hợp đồng lao động vì không có nơi gửi trẻ, phải ở nhà giữ con. Một số người gửi con về quê nhờ người thân giữ trẻ, nhưng tâm lý không ổn định vì họ thương nhớ con. Có bạn gửi con trẻ tại nhà trẻ tư gần khu công nghiệp, nhưng không an tâm. Chúng em làm theo ca, giờ đón trẻ rất muộn, nên gặp rất nhiều khó khăn, vất vả...
Những ý kiến của anh Bích, chị Hạnh, chị Oanh là những tâm tư, tình cảm cá nhân nhưng lại đang phản ánh những vấn đề chung của công nhân lao động, đó là sự mong muốn về những nhu cầu thiết yếu của công nhân như nhà ở, nơi gửi trẻ hay nơi vui chơi, giải trí.
Theo Liên đoàn Lao động TP. Hà Nội, vừa qua, người lao động thành phố đã có tổng cộng có 1.012 ý kiến, kiến nghị gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Tất cả được tập trung thành 6 nhóm vấn đề để đảm bảo đời sống, quyền lợi chính đáng cho người lao động thủ đô, trong đó đáng chú ý là vấn đề nhà ở, trường mầm non, trạm y tế. Nhiều công nhân mong muốn TP. Hà Nội quan tâm đầu tư xây dựng nhà ở và bố trí quỹ đất xây nhà cho công nhân mua với giá 200 - 300 triệu/căn để họ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp và thủ đô Hà Nội.
Trước ý kiến của người lao động, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân TP. Hà Nội cho rằng, điều kiện phúc lợi nhà ở cho công nhân lao động là nhu cầu chính đáng. Hiện nay, Uỷ ban nhân dân TP. Hà Nội cũng đang kêu gọi đầu tư nhà ở cho công nhân với giá dự kiến từ 200 triệu đồng cho các căn hộ 35 - 40m2 và hi vọng với sự ra đời của loại hình căn hộ này sẽ giải quyết được nhu cầu nhà ở cho công nhân lao động, nhất là công nhân lao động sống tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của thành phố.
Công đoàn Cao su Việt Nam sẽ triển khai xây dựng thiết chế công đoàn làng công nhân cao su cho người lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Chư Mom Ray và Công ty CP Cao su Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. |
Anh Lê Văn Đông, Chủ tịch Công đoàn Công ty trách nhiệm hữu hạn Khoa học kỹ thuật Texhong Ngân Hà (Quảng Ninh) cho biết: Hiện toàn công ty có trên 4.000 công nhân, trong đó chỉ có 30% được ở trong khu nhà công nhân của công ty (gồm 2 khu trong khuôn viên, 1 khu thuê ngoài). Chúng tôi luôn quan tâm, nắm bắt tâm tư của công nhân lao động nên hiểu tâm lý chung rằng mong muốn an cư thì mới có thể yên tâm làm việc với năng suất, chất lượng cao, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Nhưng cũng chỉ hỗ trợ được phần nào cho anh chị em. Còn các nhu cầu vui chơi giải trí, trường học, khám, chữa bệnh… thuận tiện thì quả thực vẫn còn nhiều khó khăn bởi đặc thù vị trí của khu công nghiệp.
Ông Vương An Nguyên, chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam, tỉnh Nghệ An cho rằng: “Với thu nhập ít ỏi của công nhân lao động, họ hiếm có cơ hội để có được một ngôi nhà riêng hoặc một căn hộ chung cư. Vì vậy, tôi cho rằng mô hình nhà ở xã hội là rất phù hợp để họ có thể mua căn hộ giá rẻ theo hình thức trả góp. Đây cũng là chính sách nhằm đảm bảo vấn đề an sinh xã hội cho người lao động và góp phần hỗ trợ vào sự phát triển ổn định, bền vững của doanh nghiệp tại khu công nghiệp. Chúng tôi hi vọng rằng, với sự quan tâm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An, Sở Xây dựng Nghệ An và các cấp các ngành liên quan, thời gian tới, các khu công nghiệp trong tỉnh sẽ có nhà ở xã hội, nhà trẻ đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người lao động”.
Dự án nhà ở, khu đô thị ở Quảng Ninh: Cung vượt quá cầu |
Hưng Yên sắp có khu nhà ở cao cấp do tập đoàn T&T làm chủ đầu tư |
Người mua chung cư Kim Thi bức xúc vì chậm được cấp sổ đỏ |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 22/11/2024 08:01
Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
Hơn 90% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hài lòng. Đây là kết quả cho những nỗ lực đổi mới, đồng lòng trong phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên ngành Y.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?