Người chiến sĩ mẫn cán từ cơ sở
Đời sống - 10/07/2023 20:24 NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO
Thể lệ Cuộc thi viết về mô hình, tấm gương người tốt, việc tốt trong CNVCLĐ TP Đà Nẵng
Thượng úy Bùi Văn Hoàng và cán bộ xã Hòa Bắc trong một lần thực hiện khảo sát nhân khẩu tại địa phương. Ảnh: Công an xã Hòa Bắc |
Hạnh phúc cống hiến trên quê hương
Bùi Văn Hoàng, sinh năm 1981, người dân tộc Cơ Tu. Anh sinh ra và lớn lên tại thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc, nơi thượng nguồn sông Cu Đê. Tốt nghiệp đại học, anh về quê hương nhận nhiệm vụ. Từ năm 2012 đến năm 2019, Bùi Văn Hoàng từng làm Phó Trưởng Công an xã Hòa Bắc, công an viên thôn Giàn Bí; công an viên thường trực xã Hòa Bắc; đội chuyên trách bảo vệ rừng xã Hòa Bắc.
Đến ngày 1/12/2019 được Giám đốc Công an TP Đà Nẵng “đặc cách“ phong quân hàm Trung úy, cán bộ Công an xã Hòa Bắc và hiện là Thượng úy. Dù ở cương vị nào, Thượng úy Hoàng luôn tâm niệm một điều “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, “lúc dân cần, lúc dân khó, có công an”; cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ được giao, là người cán bộ làm cầu nối của đơn vị với đồng bào trong công việc và cuộc sống.
Đón chúng tôi tại trụ sở Công an xã Hòa Bắc vừa mới xây dựng khang trang, Thượng úy Hoàng kể: “Khi còn học phổ thông, bản thân rất thích, mơ ước một ngày nào đó, khi ra trường sẽ trở thành một chiến sĩ Công an Nhân dân để trở về phục vụ trên chính quê hương của mình. Và đến bây giờ thì ước mơ đó đã trở thành hiện thực. Từ một cán bộ công an bán chuyên trách tại địa phương, đến nay được lãnh đạo Bộ Công an, Giám đốc Công an TP và Công an huyện giúp đỡ, tạo điều kiện hết sức để tôi được đứng vào hàng ngũ của ngành. Đây là một vinh dự, một động lực rất lớn để bản thân tôi không ngừng cố gắng. Với hai thôn Tà Lang, Giàn Bí, vì bản thân là con em đồng bào, lớn lên ở đây nên tôi rất hiểu những phong tục, tập quán của dân tộc mình, hiểu được cách nghĩ, cách làm, hiểu được tiếng nói của đồng bào, vì thế rất thuận lợi trong công tác tuyên truyền, nắm bắt công việc từ cơ sở”.
Hai thôn Tà Lang, Giàn Bí chủ yếu là đồng bào dân tộc Cơ Tu sinh sống, đời sống kinh tế của người dân rất khó khăn nên những phần tử xấu có dấu hiệu lôi kéo bà con hai thôn thông qua các cuộc gặp gỡ riêng, trao quà, làm công tác từ thiện, giúp đỡ về kinh tế, truyền đạo trái phép, xuyên tạc đối với chế độ ta. Nắm được ý đồ các đối tượng này, với vai trò là công an viên của xã, người uy tín của thôn, anh Hoàng thường xuyên đi cơ sở, bám sát địa bàn, gặp gỡ các già làng, trưởng bản và những người có tiếng nói uy tín trong cộng đồng người Cơ Tu để tuyên truyền mọi người không nghe lời kẻ xấu, không để mất truyền thống tốt đẹp của người dân Cơ Tu bao đời nay. Anh đã làm tốt công tác dân tộc, tôn giáo nên trong những năm qua trên địa bàn hai thôn không có trường hợp nào vi phạm trên lĩnh vực dân tộc, tôn giáo.
Thực hiện các cuộc vận động, các phong trào an ninh trật tự tại cơ sở, Thượng úy Hoàng cùng với anh em cán bộ, chiến sĩ Công an xã Hòa Bắc đã vận động các tộc họ, bà con Nhân dân đồng bào dân tộc Cơ Tu hai thôn Tà Lang, Giàn Bí làm tốt công tác giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đạt được hiệu quả cao. Đến nay bà con đã chấp hành tốt, không có trường hợp nào tàng trữ vũ khí, vật liệu nổ. Cùng với đó, các anh còn vận động, tuyên truyền bà con Nhân dân phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào Cơ Tu và dần bãi bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, vận động bà con đi làm căn cước công dân đúng thời gian quy định.
Thượng úy Bùi Văn Hoàng và các chiến sĩ công an xã Hòa Bắc giúp dân dọn dẹp sau trận lũ lịch sử tháng 10/2022. Ảnh: Công an xã Hòa Bắc |
Luôn có “đồng đội” bên mình
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, cha của Thượng úy Hoàng là già làng Bùi Văn Siêng, cán bộ lão thành cách mạng, nguyên Bí thư thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc. Trong cuộc sống và công việc, hai cha con luôn đồng hành. Thượng úy Hoàng thường hỏi cha mình cũng như các bậc tiền bối để hiểu sâu hơn, giải quyết công việc tốt hơn trên lĩnh vực mình đảm nhận, công tác. Vì đối với đồng bào dân tộc Cơ Tu, thì già làng là những cây cao bóng cả, nên được nhiều người trọng dụng, tiếng nói của già làng, người có uy tín trong đồng bào cũng là hương ước, là quyết định một vấn đề gì đó của đồng bào. Vì vậy, mỗi khi gặp khó khăn, Thượng úy Hoàng đều tham khảo ý kiến và xin lời khuyên của cha mình. Và ngược lại, bằng sự hiểu biết pháp luật về các vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của đồng bào, Thượng úy Hoàng tham mưu để cha mình giải quyết sao cho hợp tình hợp lý.
Nhận xét về Thượng úy Hoàng, Trung tá Lê Văn Tư, Trưởng Công an xã Hòa Bắc tự hào khi gần bốn năm nhận nhiệm vụ về công tác tại xã, đã cùng cán bộ, chiến sĩ Công an xã Hòa Bắc vượt khó khăn để củng cố lực lượng nòng cốt ở cơ sở, chú trọng phát hiện nguồn tại chỗ có tâm huyết, nhiệt tình với phong trào địa phương.
“Thượng úy Bùi Văn Hoàng là một trong hai cán bộ người dân tộc Cơ Tu hiện công tác tại đơn vị. Là một người có thời gian công tác nhiều năm trong lực lượng Công an xã bán chuyên trách và nay là Công an chính quy, đồng chí Hoàng rất am hiểu địa bàn, trực tiếp tham mưu cho đơn vị thường xuyên nắm tình hình và giải quyết các vụ việc liên quan đến an ninh trật tự, góp phần bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn xã”, Trung tá Tư nhấn mạnh.
Gặp lại Thượng úy Bùi Văn Hoàng, câu chuyện của chúng tôi vẫn xoay quanh công việc, tình hình tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn xã, đặc biệt tại các khu vực giáp ranh, khu vực khai thác vàng trái phép tại Khe Đương; chuyện về công an xã đồng hành, hỗ trợ người dân trong thứ Năm hằng tuần - Ngày nông thôn mới của xã Hòa Bắc, hay những ngày băng rừng, vượt suối để tiếp cận đồng bào bị cô lập mỗi khi mùa lũ về, chia cắt phía thượng nguồn sông Cu Đê. Vui vì những thay đổi rõ nét trên vùng đất Hòa Bắc, nhiều gia đình đồng bào Cơ Tu nơi đây đã tham gia vào đề án phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương, bắt đầu làm kinh tế. Dù cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng nói theo cách của người dân nơi đây thì “đỡ khổ hơn nhiều rồi, thôn xóm bình yên hơn từ khi có cán bộ công an chính quy về xã”.
Trên vùng đất Hòa Bắc còn rất nhiều khó khăn này, để có được nguồn cán bộ là con em đồng bào, không dễ. Nhưng như cách nghĩ của Thượng úy Hoàng, mỗi nỗ lực của bản thân, dù rất nhỏ, khi đặt vào công việc chung của cả đơn vị, đó là công sức của cả tập thể luôn đoàn kết, đồng lòng. Đứng chân vào ngành, khoác lên mình màu áo của ngành, niềm tự hào của Thượng úy Hoàng cũng là niềm vui và tự hào của bà con đồng bào Cơ Tu nơi đây. Anh được Nhân dân tín nhiệm bầu chọn là người uy tín của thôn nên thuận lợi trong việc tuyên truyền vận động chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, động viên bà con đoàn kết giúp đỡ nhau cùng phát triển kinh tế, xây dựng bản làng ấm no, hạnh phúc.
“Đối với các thế hệ trẻ của đồng bào Cơ Tu hiện nay, nếu có điều kiện hãy phấn đấu, để được học hành bài bản, được cống hiến cho xã hội, mà đặc biệt là được cống hiến cho quê hương, ngay chính trên quê hương mình”, tâm sự đó của Thượng úy Hoàng cũng là mơ ước của nhiều bạn trẻ trên vùng đất Hòa Bắc hôm nay.
Thể lệ Cuộc thi viết về mô hình, tấm gương người tốt, việc tốt trong CNVCLĐ TP Đà Nẵng Liên đoàn Lao động TP. Đà Nẵng phối hợp với Hội Nhà báo TP Đà Nẵng, Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức ... |
Nhà lưu trú cho giáo viên Hòa Bắc Tại thôn Phò Nam, công trình nhà lưu trú dành cho giáo viên xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng) vừa chính ... |
Người cán bộ công đoàn giàu lòng nhân ái Đồng chí Đỗ Thị Vân, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng - Chủ tịch Công ... |
Người tổ trưởng tận tâm vì lợi ích công nhân Hơn 10 năm đảm nhiệm Tổ trưởng Tổ công nhân tự quản số 1, ông Nguyễn Thanh Dũng, (trú tại phường Hoà Khánh Bắc, quận ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?