Thứ ba 06/06/2023 20:29
dai-hoi-cong-doan-cac-cap-nhiem-ky-2023-2028

Ngày xưa, rượu Việt

Cà phê tối - AN VINH

Sớm nay (mùng 3 Tết), tôi cùng mấy người bạn đi chúc Tết người thầy dạy mình từ hồi cấp 3, sống trong làng hoa Ngọc Hà. Thầy đã hơn 80 tuổi mà vẫn còn đầy minh mẫn và khoẻ mạnh.
Ngày xưa, rượu Việt
Ảnh minh họa: Internet

Thấy thầy vẫn còn rót rượu ra mời trò và tự uống được, tôi lấy làm thán phục. Thầy bảo: “Rượu cũng như mọi thứ trên đời này, nếu biết chừng mực thì sẽ luôn bổ ích. Ngược lại, ngon mấy thì ngon, bổ mấy thì bổ, nhưng tham lam quá đà, quên hết chừng mực, thì đều sẽ là tai hoạ cho người dùng”.

Rồi thầy từ tốn kể cho chúng tôi nghe về rượu Việt xưa. Dưới đây là chuyện kể của ông.

Từ cuối thế kỷ 14, tập tục chưng cất rượu gạo từ ​​Trung Quốc du nhập vào Việt Nam và từ đó rượu trở thành một sản phẩm thiết yếu trong đời sống người Việt, được dùng để uống hằng ngày một cách điều độ và trong các nghi lễ cúng Tết, giỗ chạp, cưới hỏi.

Vào thời xa xưa, quá trình sản xuất rượu gắn liền với chăn nuôi gia súc. Vì khẩu phần của lợn được làm từ gạo, người nông dân đã nghĩ ra "cao kiến" ủ gạo lên men, nấu thành rượu rồi cho lợn ăn phần bã. Rượu vì thế trở thành sản phẩm "cây nhà lá vườn" quen thuộc của các hộ gia đình chăn nuôi động vật.

Đến thế kỷ 19, khi nền kinh tế Việt Nam có sự phát triển và chuyên môn hóa hơn, các ngôi làng gần nhau sẽ tự phân định một vai trò trong quá trình sản xuất sản phẩm rồi cung ứng cho nhau. Ví dụ như làng này trồng gạo, làng kia làm bình gốm đựng rượu và một làng khác ủ rượu.

Làng Cù Lâm thuộc tỉnh Bình Định có loại rượu Bàu Đá nổi tiếng, được đặt tên theo nguồn nước cổ xưa được làng dùng để nấu rượu. Còn làng Vân ở Bắc Giang cứ vào ngày mùng 4 Tết hằng năm sẽ cử đại diện của dòng họ đến đền Rộc để uống máu ăn thề giữ bí mật về kỹ thuật nấu rượu của làng.

Căn cứ vào tài liệu lịch sử thì đầu thế kỷ thứ 19, Phú Lộc là một xã thuộc tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, nay là một thôn thuộc xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Bình.

Trước cách mạng, Phú Lộc có làm ruộng nhưng nguồn sống trông nhờ vào nghề nấu rượu, nuôi lợn và buôn bán nhỏ. Thời Nguyễn cả làng Phú Lộc được phép nấu rượu và rượu Phú Lộc nổi tiếng từ thời vua Thiệu Trị, Tự Đức. Rượu làng này ngon đến nỗi triều đình nhà Nguyễn đã miễn trừ quy định nghiêm ngặt về việc lưu hành rượu cho làng này. Rượu Phú Lộc có mặt hầu khắp thị trường trong tỉnh và bán rộng rãi ở Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Yên, Cát Bà, Cát Hải,…

Nhưng mọi thứ đã thay đổi dưới thời Pháp thuộc. Từ giữa thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, thực dân Pháp muốn khai thác tài nguyên từ các nước thuộc địa nên đã đẩy các nhà máy chưng cất nhỏ lẻ ra khỏi thị trường bằng cách yêu cầu giấy phép vận hành và đặt ra nhiều điều kiện mà hầu hết người dân không đáp ứng được.

Đến cuối thế kỷ 19, chính quyền thuộc địa về cơ bản đã nắm thế độc quyền về sản xuất và lưu hành rượu. Các nhà máy lớn của thực dân Pháp chỉ sản xuất ethanol công nghiệp có nồng độ cao gần như nguyên chất, rồi gọi đó là “rượu” và bán với giá gấp bốn lần giá cũ.

Loại rượu hợp pháp duy nhất là của công ty Nhà nước, thường được gọi là "rượu ty" viết tắt của “rượu công ty”. Chế độ thực dân thẳng tay đàn áp các hoạt động chưng cất rượu trái phép thông qua các khoản phạt cao ngất trời và nhiều năm tù giam. Tuy nhiên, không gì có thể ngăn cản người Việt nấu rượu Việt.

Ở miền Bắc, những cô bán rượu thường buộc bầu rượu vào dưới thân áo và di chuyển vào Nam. Người mua rượu sẽ tìm đến những cô gái có thân hình “đẫy đà” này với một chiếc cốc và một ít tiền mặt; sau đó cô sẽ đổ rượu từ vòi vào cốc, khách hàng sẽ lùi người lại để nhận rượu. Rượu bán theo cách này được gọi là "rượu lùi".

Người dân miền Nam cang cường vẫn chưng cất rượu trong các bãi cỏ đế mọc rất dày và cao mà người Pháp không thể xâm nhập được. Rượu cũng vì thế có tên là rượu đế. Cỏ đế mọc ở khắp các vùng quê và không dễ gì phát hoang, đó cũng là hình ảnh ẩn dụ cho tinh thần quật cường của người Việt trước thế lực ngoại xâm.

Khi người Pháp bắt đầu mất quyền kiểm soát Nam Kỳ, vị thế độc quyền trên thị trường rượu mạnh cũng bắt đầu lung lay và hoàn toàn sụp đổ vào năm 1945.

Sau 1954, các nhà máy rượu từ thời Pháp thuộc về quyền quản lý của Nhà nước, ngày nay là Tổng Công ty Bịa - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco).

Sản phẩm của hai công ty trên chiếm lĩnh gần như hoàn toàn thị trường rượu cả nước. Các loại rượu được bán ra với số lượng lớn và giá thành rẻ, vì thế rượu Việt hiện nay chủ yếu là được sản xuất theo phương pháp công nghiệp. Loại rượu Việt cổ xưa, những chai rượu nút lá chuối hầu như vắng bóng hoàn toàn trong các cuộc tiệc tùng, trong các bữa nhậu, liên hoan, tiệc lễ, Tết.

Hôm nay vui Xuân mới, thầy trò ta nhắc lại đôi chút về rượu Việt xưa, cũng là một cách để nhắc đến một nét ẩm thực của ngày Tết Nguyên đán - một ngày lễ cổ truyền của dân tộc Việt Nam!

Ôn cố tri tân, mong sao càng hiểu về xuất xứ của rượu Việt, mọi người Việt càng thêm nâng cao ý thức không để nạn say rượu diễn ra trong dịp lễ, Tết này, để không xảy ra những vụ ngộ độc rượu, những vụ tai nạn giao thông do người chủ phương tiện quá chén gây mất an toàn giao thông.

Hiểu về rượu để sử dụng đúng liều lượng, để nồng độ cồn không bị vượt quá quy định, đó cũng là một cách vui Tết đón Xuân đầy tích cực và có trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội.

Thói phô trương ngày Tết Thói phô trương ngày Tết

Tết là dịp mọi người đoàn tụ. Đây cũng là thời điểm, nhiều người đã rất cố gắng “gồng” để chứng minh bản thân sau ...

Cà phê cuối tuần: Tết là dịp người Việt yêu thương nhau hơn Cà phê cuối tuần: Tết là dịp người Việt yêu thương nhau hơn

Một dạo, dư luận ồn ào về ý kiến của một số người muốn bỏ Tết ta (Âm lịch), “gộp Tết ta vào với Tết ...

Cành lộc đền chùa  đầu xuân Cành lộc đền chùa đầu xuân

Mùng Năm Tết, mọi người cố gắng đi mừng tuổi nốt các cháu ở xa chưa được mừng tuổi và bắt đầu đi đền chùa ...

Uống rượu, đừng để rượu “uống người” Uống rượu, đừng để rượu “uống người”

Trong bữa tiệc ngày Tết Nguyên đán, không khí tụ họp dường như kém vui, nhạt nhòa nếu không đẩy đưa chén rượu. Thế nhưng, ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Giá trị của nhà văn không phải lượng like Facebook!

Văn hóa - Xã hội -

Giá trị của nhà văn không phải lượng like Facebook!

Nhà văn Hiền Trang, một tác giả trẻ, được ghi nhận nhiều trên văn đàn. Song gần đây, trong một buổi trò chuyện tại TP.HCM, cô đã trở thành tâm điểm tranh cãi khi phát ngôn về việc nhà văn hoàn toàn có thể được tỉ phú Elon Musk mời ăn tối.

Lao động mất việc và đòi hỏi thực tế

Kinh tế - Chính sách -

Lao động mất việc và đòi hỏi thực tế

70.000 lao động ngành dệt may trên cả nước thôi việc, mất việc và 66.600 người bị giảm giờ làm, trong năm tháng đầu năm 2023! Đấy là chưa kể hàng loạt ngành khác đang chịu tác động tương tự như da giày, chế biến thủy sản, gỗ, sản xuất linh kiện điện tử, bất động sản, dịch vụ...

Chiếc áo dài ngũ thân và kiến nghị của đại biểu

Văn hóa - Xã hội -

Chiếc áo dài ngũ thân và kiến nghị của đại biểu

Tuần vừa qua, đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) đã kiến nghị Quốc hội đưa thêm trang phục áo dài ngũ thân vào là một lựa chọn để đại biểu có thể mặc trong các sự kiện lớn.

EVN - Lỗ lớn và lời to

Kinh tế - Chính sách -

EVN - Lỗ lớn và lời to

Điện thiếu, giá tăng và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lỗ khủng không chỉ khiến mùa hè khắp nơi thêm nóng mà còn được đưa vào nghị trường bàn luận sôi nổi. Trong khi EVN đưa ra vô vàn lý do khách quan biện minh cho những thất bát của mình thì không ít những ý kiến trái chiều cho rằng họ phải xem lại năng lực quản lý điều hành. Đấy là chưa kể việc các công con lời khá lớn thì tập đoàn mẹ lại lỗ hàng chục ngàn tỷ chưa có câu trả lời thuyết phục.

“Bài toán” học đại học

Văn hóa - Xã hội -

“Bài toán” học đại học

Nam, hiện là học sinh lớp 12 ở một tỉnh miền Trung, đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh đã từ bỏ giấc mơ vào đại học dù chưa đến thời gian xét tuyển chung. Điều đó không chỉ vì với đồng lương công nhân ít ỏi hằng tháng, bố mẹ em không đủ sức gồng gánh nuôi em ăn học mà còn vì gia đình đã tính toán, đặt ra câu hỏi và cũng là câu kết luận: “Ra trường bao lâu mới “lấy lại” được học phí?”.

Kỳ án Phương Hằng ngày càng kịch tính

Văn hóa - Xã hội -

Kỳ án Phương Hằng ngày càng kịch tính

Mấy hôm nay, kỳ án Nguyễn Thị Phương Hằng lại khiến dư luận chú ý dù đã qua cả năm trời điều tra với nhiều diễn biến bất ngờ, nhiều tình tiết mới xuất hiện được coi là ngoài dự kiến.

Kinh tế - Chính sách

Hà Phan

Lao động mất việc và đòi hỏi thực tế

70.000 lao động ngành dệt may trên cả nước thôi việc, mất việc và 66.600 người bị giảm giờ làm, trong năm tháng đầu năm 2023! Đấy là chưa kể hàng loạt ngành khác đang chịu tác động tương tự như da giày, chế biến thủy sản, gỗ, sản xuất linh kiện điện tử, bất động sản, dịch vụ...
Hà Phan

EVN - Lỗ lớn và lời to

Điện thiếu, giá tăng và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lỗ khủng không chỉ khiến mùa hè khắp nơi thêm nóng mà còn được đưa vào nghị trường bàn luận sôi nổi. Trong khi EVN đưa ra vô vàn lý do khách quan biện minh cho những thất bát của mình thì không ít những ý kiến trái chiều cho rằng họ phải xem lại năng lực quản lý điều hành. Đấy là chưa kể việc các công con lời khá lớn thì tập đoàn mẹ lại lỗ hàng chục ngàn tỷ chưa có câu trả lời thuyết phục.
Phạm Xuân Dũng

Kiểm toán khai thác khoáng sản và "kê đơn" trách nhiệm

Trong báo cáo của Kiểm toán Nhà nước chuyên đề về quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản giai đoạn 2017-2021 vừa gửi đến Quốc hội, nhiều địa phương, doanh nghiệp liên quan đến khai thác khoáng sản đã bị điểm danh và "kê đơn" trách nhiệm. Nhiều địa phương đã bị nêu tên như Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Bình, Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Bình Phước...và các doanh nghiệp kể cả những doanh nghiệp đầu ngành "quả đấm thép" như Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cũng bị "thổi còi". Báo cáo cũng đề nghị tổ chức kiểm điểm làm rõ những vi phạm và xử lý trách nhiệm các đơn vị, cá nhân liên quan.
An Vinh

Xin đừng “hạ bệ” Nhà hát Lớn!

Tôi dùng chữ “hạ bệ”, vốn xưa nay chỉ dùng cho việc hạ thấp ý nghĩa, thanh danh của một thần tượng trong trường hợp này, để muốn nhấn mạnh rằng Nhà hát Lớn Hà Nội cũng chính là một thần tượng về kiến trúc và văn hoá trong lòng người dân Thủ đô và cả nước từ hàng trăm năm nay, là biểu tượng mang nhiều dấu ấn lịch sử khó phai mờ của khu vực trung tâm Thủ đô trong lòng tất cả những ai yêu quý Hà Nội.
Phạm Xuân Dũng

Thủy điện "đại khủng long": không thấy, không biết ... suốt 7 năm

Mấy ngày qua, dư luận sửng sốt trước một thông tin chưa từng có liên quan đến quản lý thủy điện. So với những vụ việc như: xây biệt phủ ngang nhiên trên đất rừng hay cả xe hàng lậu thản nhiên qua cửa khẩu... được xem "lạc đà chui lọt lỗ kim" thì cái sự nhà máy thủy điện hoạt động chui đúng là "đại khủng long chui lọt lỗ kim".

Văn hóa - Xã hội

Mỹ Anh

Giá trị của nhà văn không phải lượng like Facebook!

Nhà văn Hiền Trang, một tác giả trẻ, được ghi nhận nhiều trên văn đàn. Song gần đây, trong một buổi trò chuyện tại TP.HCM, cô đã trở thành tâm điểm tranh cãi khi phát ngôn về việc nhà văn hoàn toàn có thể được tỉ phú Elon Musk mời ăn tối.
Mỹ Anh

Chiếc áo dài ngũ thân và kiến nghị của đại biểu

Tuần vừa qua, đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) đã kiến nghị Quốc hội đưa thêm trang phục áo dài ngũ thân vào là một lựa chọn để đại biểu có thể mặc trong các sự kiện lớn.
Quốc Thắng

“Bài toán” học đại học

Nam, hiện là học sinh lớp 12 ở một tỉnh miền Trung, đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh đã từ bỏ giấc mơ vào đại học dù chưa đến thời gian xét tuyển chung. Điều đó không chỉ vì với đồng lương công nhân ít ỏi hằng tháng, bố mẹ em không đủ sức gồng gánh nuôi em ăn học mà còn vì gia đình đã tính toán, đặt ra câu hỏi và cũng là câu kết luận: “Ra trường bao lâu mới “lấy lại” được học phí?”.
Phạm Xuân Dũng

Kỳ án Phương Hằng ngày càng kịch tính

Mấy hôm nay, kỳ án Nguyễn Thị Phương Hằng lại khiến dư luận chú ý dù đã qua cả năm trời điều tra với nhiều diễn biến bất ngờ, nhiều tình tiết mới xuất hiện được coi là ngoài dự kiến.
Mỹ Anh

“Tiêu chuẩn cộng đồng” không thể cao hơn luật pháp

Đại diện Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát đi những thông điệp rất mạnh về luật pháp nhắm vào các nền tảng mạng xã hội.

Môi trường - Sức khỏe

An Vinh

Nước đến chân mới nhảy

Câu ngạn ngữ từ xa xưa ấy của cha ông ta, đáng tiếc thay lại vẫn đúng và vẫn diễn ra ở thời hiện tại. Và đáng tiếc hơn nữa là lại diễn ra tại ngành Y, diễn ra trong khi xử lý việc cấp bách số một là giành lại mạng sống cho các bệnh nhân.
Mỹ Anh

Mặt trái của tờ hợp đồng bảo hiểm

Việc ca sĩ Ngọc Lan tố công ty bảo hiểm nhân thọ “lừa” mình đã gây chấn động cộng đồng. Mới nhất, Bộ Tài chính đã chỉ đạo cụ thể để các bên liên quan thông tin rõ vụ việc. Đúng- sai trong trường hợp của riêng nữ ca sĩ sẽ chóng được phân xử. Song, câu chuy
An Vinh

Giày cao gót và dép lê - mối nguy hiểm với người lái xe

Chiều 5/4, đã xảy ra vụ tai nạn liên hoàn do xe ô-tô Kia Forte tông vào 17 xe máy tại ngã tư Võ Chí Công - Xuân La (quận Tây Hồ, Hà Nội) khiến 18 người bị thương. Trong đó, có 2 trương hợp tiên lượng nặng, ở trạng thái nguy kịch.
Quốc Thắng

Nước sạch, hàng hóa công và câu chuyện pháp lý

Khi nghĩ hành tinh có đến 3/4 là nước, chúng ta quên mất rằng nước ngọt đang ngày càng trở nên khan hiếm. Khi có nước sử dụng hằng ngày, chúng ta quên mất rằng nếu sự cố xảy ra, một đường ống nước “độc quyền” sẽ gây ra nhiều khó khăn cho bạn trong đời sốn
Hà Phan

“Cấp cứu trong cấp cứu” cùng lời chúc ngày 27/2

Đó là 5 từ mà Giám đốc Bệnh viện Việt Đức gói gọn cho tình trạng của nhiều bệnh viện lớn đang thiếu cả vật tư y tế lẫn thuốc men hiện nay. Có lẽ họ đang cần và mong mỏi sớm chấm dứt tình trạng này hơn cả những lời chúc tụng nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam h
Talk Công đoàn: Người lao động là “tai mắt” tốt nhất giám sát bản thoả ước Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Người lao động là “tai mắt” tốt nhất giám sát bản thoả ước

Dệt may là ngành đầu tiên và duy nhất trên cả nước xây dựng, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ngành. Vậy, người lao động, doanh nghiệp được lợi gì từ TƯLĐTT ngành? Cùng lắng nghe chia sẻ của đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm – Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam trong Chương trình Talk Công đoàn.
Gói tín dụng 120 000 tỷ đồng: cách nào để “tiêu” được? Kinh tế tuần

Gói tín dụng 120 000 tỷ đồng: cách nào để “tiêu” được?

Ngày 24/05, chính lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã cho biết, sau hơn 1 tháng triển khai, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội (NOXH) vẫn chưa phát sinh dư nợ, nghĩa là chưa có đồng vốn nào được cho vay ra. Vậy điều gì khiến cho gói tín dụng có lãi suất ưu đãi hơn từ 1,5-2% lại không giải ngân được? Điểm tắc nghẽn nằm ở đâu? Và làm thế nào để thúc đẩy giải ngân gói tín dụng này trong thời gian tới góp phần thực hiện thành công Đề án 1 triệu căn NOXH từ nay đến năm 2030?
3 gợi ý công việc cho NLĐ mất việc ngoài 40 tuổi Tôi công nhân

3 gợi ý công việc cho NLĐ mất việc ngoài 40 tuổi

Chương trình Tôi công nhân ngày hôm nay sẽ gợi ý 3 công việc phù hợp với người lao động (NLĐ) ở tuổi ngoài 40.
30 năm phát triển Công đoàn Ngân hàng Việt Nam Công đoàn số

30 năm phát triển Công đoàn Ngân hàng Việt Nam

Công đoàn Ngân hàng Việt Nam được thành lập đánh dấu sự đổi mới về nội dung hoạt động trong hệ thống Ngân hàng, đồng thời khẳng định vị trí và vai trò mới của tổ chức Công đoàn - đại diện cho người lao động trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

Đọc thêm

Kiểm toán khai thác khoáng sản và "kê đơn" trách nhiệm

Kinh tế - Chính sách -

Kiểm toán khai thác khoáng sản và "kê đơn" trách nhiệm

Trong báo cáo của Kiểm toán Nhà nước chuyên đề về quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản giai đoạn 2017-2021 vừa gửi đến Quốc hội, nhiều địa phương, doanh nghiệp liên quan đến khai thác khoáng sản đã bị điểm danh và "kê đơn" trách nhiệm. Nhiều địa phương đã bị nêu tên như Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Bình, Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Bình Phước...và các doanh nghiệp kể cả những doanh nghiệp đầu ngành "quả đấm thép" như Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cũng bị "thổi còi". Báo cáo cũng đề nghị tổ chức kiểm điểm làm rõ những vi phạm và xử lý trách nhiệm các đơn vị, cá nhân liên quan.

“Tiêu chuẩn cộng đồng” không thể cao hơn luật pháp

Văn hóa - Xã hội -

“Tiêu chuẩn cộng đồng” không thể cao hơn luật pháp

Đại diện Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát đi những thông điệp rất mạnh về luật pháp nhắm vào các nền tảng mạng xã hội.

Chưa thi đã lạm phát điểm

Văn hóa - Xã hội -

Chưa thi đã lạm phát điểm

Năm ngoái, hàng loạt ngành học của nhiều trường đại học đã lấy điểm chuẩn trên 30 (tức là hơn 10 điểm/môn). Năm nay, dù kỳ thi chưa bắt đầu, song, đã có ngành học xét tuyển học bạ vượt ngưỡng 10 điểm/môn.

Xin đừng “hạ bệ” Nhà hát Lớn!

Kinh tế - Chính sách -

Xin đừng “hạ bệ” Nhà hát Lớn!

Tôi dùng chữ “hạ bệ”, vốn xưa nay chỉ dùng cho việc hạ thấp ý nghĩa, thanh danh của một thần tượng trong trường hợp này, để muốn nhấn mạnh rằng Nhà hát Lớn Hà Nội cũng chính là một thần tượng về kiến trúc và văn hoá trong lòng người dân Thủ đô và cả nước từ hàng trăm năm nay, là biểu tượng mang nhiều dấu ấn lịch sử khó phai mờ của khu vực trung tâm Thủ đô trong lòng tất cả những ai yêu quý Hà Nội.

Nước đến chân mới nhảy

Môi trường - Sức khỏe -

Nước đến chân mới nhảy

Câu ngạn ngữ từ xa xưa ấy của cha ông ta, đáng tiếc thay lại vẫn đúng và vẫn diễn ra ở thời hiện tại. Và đáng tiếc hơn nữa là lại diễn ra tại ngành Y, diễn ra trong khi xử lý việc cấp bách số một là giành lại mạng sống cho các bệnh nhân.

Thủy điện "đại khủng long": không thấy, không biết ... suốt 7 năm

Kinh tế - Chính sách -

Thủy điện "đại khủng long": không thấy, không biết ... suốt 7 năm

Mấy ngày qua, dư luận sửng sốt trước một thông tin chưa từng có liên quan đến quản lý thủy điện. So với những vụ việc như: xây biệt phủ ngang nhiên trên đất rừng hay cả xe hàng lậu thản nhiên qua cửa khẩu... được xem "lạc đà chui lọt lỗ kim" thì cái sự nhà máy thủy điện hoạt động chui đúng là "đại khủng long chui lọt lỗ kim".

Sách giáo khoa vẫn nóng hổi câu chuyện mọi nhà

Văn hóa - Xã hội -

Sách giáo khoa vẫn nóng hổi câu chuyện mọi nhà

Hôm qua 23/5, câu chuyện giá sàn, giá trần sách giáo khoa lại được bàn thảo và nóng lên giữa nghị trường Quốc hội. Câu chuyện về sách giáo khoa đã được nghị sự nhiều lần, thu hút dư luận và đến nay vẫn chưa phải đã có hồi kết.

Khi bác sĩ cần… giỏi Văn

Văn hóa - Xã hội -

Khi bác sĩ cần… giỏi Văn

4 trên tổng số 22 trường Đại học đào tạo ngành Y của Việt Nam đã dùng tổ hợp có môn Văn để xét tuyển đầu vào của các bác sĩ tương lai. Sự việc lập tức thu hút chú ý và gây những tranh cãi trái chiều.

Nhà ở xã hội, không dễ như trên bàn họp

Kinh tế - Chính sách -

Nhà ở xã hội, không dễ như trên bàn họp

Cảnh tượng hơn hơn 1.300 người chen chúc bốc thăm 149 suất mua nhà ở xã hội dự án NHS Trung Văn - Hà Nội, một tỷ lệ “chọi” còn căng thẳng hơn chạy đua vào những ngôi trường danh tiếng cho thấy nhu cầu cao đến mức nào. Kế hoạch xây 1 triệu căn nhà giá rẻ đã bắt đầu được triển khai nhưng xem ra không dễ như trên bàn họp.

Cắt điện luân phiên

Kinh tế - Chính sách -

Cắt điện luân phiên

Chỉ 4 từ ấy thôi đã gây ám ảnh cho nhiều hộ gia đình giữa đợt nắng nóng đang diễn ra ở cả nước. Và thực tế, nhiều địa phương đã cắt điện. Ở Hà Nội, từ mấy ngày gần đây, ngành Điện cũng chủ động thông báo lịch cắt điện với từng khu vực.