Nên tạo điều kiện cho tổ chức Công đoàn có thể khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH
Đời sống - 23/07/2023 08:27 MINH ANH
Bài 7: Công ty Quảng An 1 nợ BHXH: Một số lao động đã nhận 1 tháng lương Công ty Haprosimex đã nộp toàn bộ số tiền BHXH cho người lao động |
Việc người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thời gian qua xảy ra ở nhiều doanh nghiệp khiến người lao động không được hưởng chế độ như ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, lương hưu… Tuy nhiên, việc xử lý các hành vi vi phạm này vẫn còn vướng mắc.
Tại Hội thảo "Hoàn thiện quy định của pháp luật và cơ chế bảo vệ quyền lợi của người lao động bị nợ, trốn đóng BHXH bắt buộc", đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam chia sẻ, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định rõ tội trốn đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp. Mặc dù các cấp công đoàn rất nỗ lực đưa các vụ kiện trốn đóng BHXH ra tòa, nhưng đến nay chưa có vụ nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hội thảo "Hoàn thiện quy định của pháp luật và cơ chế bảo vệ quyền lợi của người lao động bị nợ, trốn đóng BHXH bắt buộc" đưa ra những thông tin đáng báo động về tình hình nợ BHXH của doanh nghiệp. Ảnh: T.T |
NLĐ chật vật trên con đường đòi quyền lợi về BHXH
Như Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có loạt bài phản ánh về việc Công ty CP Tập đoàn Haprosimex (Công ty Haprosimex) nợ lương từ tháng 1/2017, nợ BHXH từ tháng 7/2011 của gần 500 công nhân, tính đến trước tháng 3/2023, số tiền BHXH Công ty Haprosimex nợ NLĐ là hơn 15 tỉ đồng.
Do công ty không đóng BHXH, BHYT nên nhiều nữ công nhân không được hưởng chế độ thai sản - mặc dù con của họ đã lớn; có 2 trường hợp người lao động chẳng may tử vong nhưng đến trước tháng 3/2023, gia đình họ chưa nhận được chế độ tử tuất. Do Công ty không chấm dứt hợp đồng lao động nên NLĐ không xin được việc làm ổn định dù có tay nghề, phần lớn phải đi làm thuê tại các xưởng gia công hoặc các công việc thời vụ như rửa bát thuê, xe ôm… để có tiền trang trải cuộc sống. Do bị nợ BHXH, BHYT nên quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của hàng trăm NLĐ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. NLĐ nhiều lần làm đơn kêu cứu gửi đến các cơ quan chức năng để nhờ giúp đỡ.
Chị Nguyễn Thị Huyền - đại diện cho công nhân Công ty Haprosimex chia sẻ những khó khăn của tập thể NLĐ khi bị Công ty nợ lương, BHXH nhiều năm liền. Ảnh: T.T |
Sau khi có sự phản ánh quyết liệt từ các cơ quan báo chí cùng với sự vào cuộc tích cực của các cơ quan liên quan, tính từ đầu tháng 3/2023 đến ngày 28/6/2023, Công ty Haprosimex đã đã trả hết số tiền nợ đọng BHXH hơn 15 tỷ đồng của NLĐ. Đặc biệt, niềm vui nhân đôi khi 2 gia đình công nhân tử vong đã được nhận được chế độ tử tuất sau hơn 10 năm đợi chờ; gần 100 nữ công nhân đã được hưởng chế độ thai sản… NLĐ cũng đã được cơ quan BHXH chốt sổ để đảm bảo quyền và lợi ích.
Không nên đặt ra vấn đề ủy quyền đối với tổ chức Công đoàn
Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Ngọ Duy Hiểu cho biết, việc khởi kiện bảo vệ quyền lợi về BHXH chịu sự chi phối của 4 luật: Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật BHXH và Luật Tố tụng dân sự.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng luật, thẩm tra luật đã không để ý đến sự thống nhất, nên các đạo luật có sự mâu thuẫn nhau. Có luật yêu cầu Công đoàn nói chung có quyền khởi kiện, có luật nêu rõ là công đoàn cơ sở; có luật bắt buộc NLĐ phải uỷ quyền, có đạo luật thì yêu cầu chung.
“Chính vì có sự khác nhau như vậy, nên dù các cấp công đoàn rất nỗ lực đưa các vụ việc ra tòa, nhưng đến nay cơ bản là bế tắc, tòa không thụ lý các vụ việc”- đồng chí Ngọ Duy Hiểu chia sẻ.
Đối với dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật BHXH có quy định để Tổng LĐLĐ Việt Nam khởi kiện thì phải do NLĐ uỷ quyền, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam kiến nghị xem xét sửa lại quy định này, bởi theo Điều 10 Hiến pháp, Công đoàn là tổ chức đại diện đương nhiên của NLĐ vì vậy với Công đoàn không nên đặt ra vấn đề uỷ quyền. Trong thực tế có nhiều doanh nghiệp có hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn NLĐ, nếu rơi vào những trường hợp này thì sẽ rất mất thời gian để tiến hành khởi kiện.
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết các cấp công đoàn rất nỗ lực đưa các vụ việc ra tòa, nhưng đến nay cơ bản là bế tắc, tòa không thụ lý các vụ việc. Ảnh: T.T |
“Hiện nay, các cơ quan chức năng đã thể hiện quyết tâm xử lý tình trạng này trong dự thảo Luật BHXH sửa đổi, đó là ngừng sử dụng hoá đơn; hoãn xuất cảnh chủ doanh nghiệp chây ì nợ BHXH… Đây là những giải pháp rất hợp lý. Thực sự không mong muốn hình sự hóa hành vi này, nhưng cố tình chây ì thì phải tìm ra và xử lý nghiêm, làm gương cho các đối tượng khác” - đồng chí Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.
Điều 14 Luật BHXH năm 2014 quy định tổ chức công đoàn có quyền khởi kiện ra tòa án đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHXH gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, tập thể NLĐ theo quy định tại Khoản 8, Điều 10 của Luật Công đoàn. Công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp (với những đơn vị, doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở) có trách nhiệm đại diện cho tập thể NLĐ khởi kiện ra tòa.
Thế nhưng, theo các điều khoản liên quan đến giải quyết tranh chấp lao động (quy định trong Luật Công đoàn, Bộ luật Lao động, Luật BHXH và Bộ luật Tố tụng dân sự) thì để tổ chức Công đoàn khởi kiện được và tòa án chấp nhận thụ lý vụ án phải có giấy ủy quyền của NLĐ. Đây là một trong những nguyên nhân khiến việc khởi kiện của tổ chức Công đoàn chưa phát huy hiệu quả. Bởi kể cả khi đã có đầy đủ giấy ủy quyền thì lúc đó việc tranh chấp sẽ được coi là tranh chấp cá nhân, tòa án sẽ phải xét xử mỗi một NLĐ bị nợ BHXH là một vụ án, quá trình tham gia tố tụng tốn nhiều thời gian; việc tập hợp công nhân cũng gặp trở ngại khi mà họ đã chuyển đi làm ở những doanh nghiệp hoặc địa phương khác;
Không chỉ vậy, việc khởi kiện cũng gặp vướng mắc khi mà công ty phá sản, ngừng hoạt động, chủ bỏ trốn. Trong những trường hợp này, dù NLĐ khởi kiện nhưng công ty tuyên bố phá sản, không thể tìm được người chịu trách nhiệm thì việc NLĐ đòi BHXH là gần như không thế.
Nên trao quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH cho công đoàn cấp trên
Phát biểu tại Hội thảo, Luật sư Nguyễn Danh Huế - Chủ tịch Công ty Luật Hừng Đông cho biết, việc NLĐ khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH đến tòa án đều có những lợi thế và khó khăn rõ rệt. Lợi thế đó là đã có những chế tài nhất định liên quan đến vấn đề khởi kiện để bảo vệ quyền lợi cho NLĐ. Tuy nhiên, Luật sư Nguyễn Danh Huế cũng đã chỉ ra nhiều khó khăn trước mắt khi NLĐ khởi kiện doanh nghiệp như:
Thứ nhất, ngành BHXH chỉ được phép kiểm tra ở một số điểm, khi phát hiện doanh nghiệp sai phạm, ngành BHXH lại phải đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước xử phạt. Nhưng khi cơ quan quản lý vào cuộc, họ lại không thể dùng kiến nghị của ngành BHXH để xử phạt mà lại phải thanh tra lại từ đầu nên rất rắc rối. Theo quy định hiện nay, chức năng thanh tra, xử phạt thuộc thẩm quyền của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Tuy nhiên, nhân lực của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội có hạn, trong khi khối lượng các công việc khác lại rất nhiều.
Thứ hai, hành vi chậm đóng BHXH chỉ bị phạt tối đa đến 75 triệu đồng (đối với cá nhân) và 150 triệu đồng (đối với tổ chức). Mặc dù mức phạt này đã tăng lên nhiều so với mức cũ, nhưng vẫn chưa đủ sức răn đe với các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp có số nợ BHXH lên đến hàng tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp rất tinh vi, chấp nhận bị phạt dưới do nợ BHXH để chiếm dụng quỹ BHXH khi quỹ này có thể lên tới hàng tỷ đồng, cao hơn rất nhiều so với mức phạt hành chính.
Thứ ba, cũng là vướng mắc lớn nhất, là sự bất cập, chưa thống nhất trong các quy định của pháp luật. Đó là Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Công đoàn, Luật BHXH và Bộ luật Lao động chưa thống nhất, mâu thuẫn, tạo ra những cách hiểu khác nhau gây khó khăn cho việc thụ lý các hồ sơ khởi kiện.
Luật sư Nguyễn Danh Huế - Chủ tịch Công ty Luật Hừng Đông cho biết, việc khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn. Ảnh: T.T |
Theo Luật sư Huế, việc giao quyền khởi kiện doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng BHXH cho công đoàn cơ sở là không phù hợp với thực tế, vì hầu hết đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở đang hưởng lương từ chủ doanh nghiệp nên rất ít người “dám” đứng ra khởi kiện người sử dụng lao động bởi sợ ảnh hưởng đến quyền lợi của mình.
Từ những vướng mắc bất cập như trên, Luật sư Huế cũng đưa ra kiến nghị cần thiết phải sửa đổi hành lang pháp lý liên quan để tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn cơ sở có thể tiến hành khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH mà không cần tới sự ủy quyền của NLĐ.
Theo đó, thủ tục, hồ sơ khởi kiện cần đơn giản hóa, nhanh gọn, vì nhiều cán bộ công đoàn cơ sở và NLĐ nhận thức pháp luật còn hạn chế, khó có thể hoàn tất đầy đủ giấy tờ khởi kiện theo yêu cầu của tòa án. Cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề trên vẫn là cần phải sửa đổi Bộ luật Lao động và Luật Tố tụng dân sự. Theo đó, nên trao thêm quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH cho tổ chức công đoàn cơ sở cấp trên. Phương án này sẽ tránh được tâm lý e ngại của công đoàn cơ sở cấp dưới khi phải trực tiếp khởi kiện doanh nghiệp vì thực tế là cán bộ công đoàn cơ sở đang nhận lương từ chính doanh nghiệp.
Đồng thời, BHXH là cơ quan có chức năng hỗ trợ thông tin và cùng bám sát việc thu hồi nợ BHXH từ các doanh nghiệp để các quy định về công tác khởi kiện của công đoàn được đồng bộ, thống nhất. Điều quan trọng hơn, mỗi lao động cần mạnh dạn lên tiếng, tố cáo các đơn vị, doanh nghiệp vi phạm về BHXH, nhằm đảm bảo các quyền lợi chính đáng cho mình.
Không thể “đánh đồng” Công đoàn với tổ chức của người lao động trong Dự thảo Luật BHXH Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi đang là đề tài được đông đảo cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao ... |
Lấy ý kiến Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi): Công đoàn có được trực tiếp khởi kiện DN? Với vai trò là tiếng nói của người lao động (NLĐ), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Bộ Lao động, ... |
Còn nhiều khó khăn để khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội Hội thảo "Hoàn thiện quy định của pháp luật và cơ chế bảo vệ quyền lợi của người lao động bị nợ, trốn đóng bảo ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025