Nan giải chuyện trẻ đến trường
Cà phê tối - 02/11/2021 14:54 Mỹ Anh
Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Sức khỏe và Đời sống. |
Hai quyết định trên độc lập với nhau: cho trẻ tới trường là thông tin ra trước; số ca tăng, nâng mức cảnh báo dịch bệnh ra sau. Nhưng, hai quyết định trong ngày này bỏ ngỏ rất nhiều khả năng trẻ ngoại thành có thể đến trường vào tuần tới không. Bởi số ca nhiễm của Hà Nội vẫn đang tăng. Gần nhất, Chợ vải Ninh Hiệp, một chợ đầu mối ở Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội đã ghi nhận ca lây nhiễm.
Bài học nhãn tiền cho Hà Nội là rất nhiều địa phương mở cửa trường học rồi phải đóng vội vì xuất hiện ca lây nhiễm. Mới nhất, Phú Thọ đã phải hủy kế hoạch cho học sinh lớp 12 tới trường từ ngày 1/11. Bởi, địa phương ghi nhận 203 giáo viên và học sinh nhiễm Covid-19; 3.752 giáo viên, học sinh thuộc diện F1, gần 13.000 giáo viên, học sinh thuộc diện F2. Khoảng 10.000 giáo viên và học sinh đang phải cách ly.
Tức là, những đứa trẻ có thể không thể tới trường hoặc tới trường rồi lại phải đi cách ly, thậm chí điều trị là rất cao. Chưa kể, ngoài Gia Lâm, các huyện ngoại thành Hà Nội cũng đã đồng loạt ghi nhận ca nhiễm. Từ nay đến tuần sau còn cả dăm ngày và kể cả đi học rồi, không gì là đảm bảo việc học trực tiếp trên lớp của các em không bị ảnh hưởng.
Nói thế không phải bàn lùi. Việc Hà Nội cho trẻ cuối và đầu cấp ở các huyện ngoại thành đi học là một quyết định đúng đắn và dũng cảm. Bọn trẻ không thể học online mãi được khi gần 2 tháng đầu của năm học đã qua. Phải cho trẻ đi học là một mệnh lệnh nhưng trước hết, chúng ta buộc phải giải những nan đề sau:
Thứ nhất, nhà trường là nơi tập trung đông người. Không ngoa, quán bia tập trung trăm người thì bình thường một trường học ở thành phố tập trung cả ngàn người. Quản lý bọn trẻ cũng khó hơn người lớn khi các em ham vui, nô đùa, rất khó thực hiện 5K. Các lớp học tuy có tách biệt nhưng lại kết nối qua các giáo viên. Một giáo viên bộ môn di chuyển qua rất nhiều lớp nên nếu có lây nhiễm sẽ dẫn đến lây chéo.
Thứ hai, đợt dịch vừa qua ghi nhận hơn 1 vạn trẻ nhiễm Covid-19 nhưng đều không có thiệt hại về người. Đó là điểm sáng hiếm hoi về đặc tính của biến chứng Delta. Nhưng, không ai chắc virus sẽ biến thể thế nào. Và cứ cho là chỉ dừng lại như Delta thì trẻ nhỏ không vấn đề gì nhưng khi về gia đình, các em có thể lây cho người lớn. Nên chặn dịch ở trường học là việc bắt buộc để bảo vệ cộng đồng.
Thứ ba, giải pháp vaccine cho trẻ đã được thực hiện ở một vài tỉnh thành. Song, lượng cung vaccine có hạn, nhiều người lớn vẫn chưa được tiêm mũi 1 thì việc tiêm chủng toàn quốc 2 mũi cho trẻ không phải là chuyện một sớm một chiều. Và như đã nói, trẻ nhỏ hiện tại vẫn tương đối an toàn với dịch bệnh nhưng người nhà các em thì không.
Việc tiêm chủng dẫu có thành công ngay trong năm nay thì việc tiêm 2 mũi vaccine chỉ đảm bảo hạn chế tử vong chứ các em vẫn hoàn toàn có thể bị nhiễm và trở thành vật chủ cho cộng đồng nhỏ là gia đình, lớn là làng xóm, phố phường. Nên dù có tiêm vaccine thì việc cần vẫn phải là hạn chế lây nhiễm ở trong nhà trường bằng các giải pháp linh hoạt.
Lời giải cho ba nan đề ấy đang nằm trong tay Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế. Hôm qua, hai Bộ đã họp và ra được một vài thống nhất. Đáng nói nhất là hai Bộ sẽ thống nhất, hướng dẫn sớm nhất "Sổ tay về phòng chống Covid-19 trong trường học".
Cuốn sổ tay ấy có gì chưa ai biết, chỉ thấy những dòng thông tin bổ trợ là “tổ chức tập huấn cho hệ thống trường học kỹ năng về dự phòng, quản lý, chăm sóc và phòng chống dịch để "mỗi giáo viên trở thành một cán bộ y tế tại trường học".
Người dân mong trong cuốn sổ tay là những hướng dẫn cụ thể sau những nghiên cứu kỹ càng về việc giãn cách trong lớp, tạo luồng di chuyển giữa các lớp học, phân bổ giáo viên sao cho tránh tiếp xúc với nhiều lớp/ nhóm lớp nhất có thể, phân bổ các giờ tan trường để không có xảy ra việc trẻ từ các lớp/nhóm lớp tiếp xúc trực tiếp với nhau,…
Nội dung cụ thể của cuốn sổ tay thế nào, có lẽ tới đây sẽ có lời giải. Nhưng việc giải kỳ được những nan đề để trẻ đến lớp an toàn cho các em cũng như cộng đồng là trách nhiệm của người lớn và phải làm được.
Tôi nhớ mãi hình ảnh những em nhỏ đội mũ bện rơm núp trong hầm ở Hà Nội khi máy bay Mỹ kéo qua những năm kháng chiến trường kỳ. Và nay, những hình ảnh đó nhắc nhớ rằng những ngày chiến tranh gian khó, người xưa đã ứng xử với chúng ta, cha mẹ chúng ta như nào; họ đã nỗ lực tột bậc ra sao để máy bay giặc cứ tới và trẻ em vẫn được tới trường.
Những lời nhắc đó dành để chúng ta tự nhận thấy bổn phận của mình mà ứng xử với thế hệ kế tiếp, thế hệ đã nghỉ học ở trường từ sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Hà Nội ở cấp độ 2 trong phòng, chống dịch Covid-19 UBND TP Hà Nội vừa có Thông báo 724/TB-UBND về đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP Hà ... |
Hà Nội triển khai kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi UBND thành phố Hà Nội vừa có Kế hoạch triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi trên địa bàn ... |
Những chiếc barie được gỡ bỏ và vùng xanh hiện ra Barie, gọi theo tiếng Việt thuần là những cái rào chắn đường. Hiểu theo ngôn ngữ thời dịch Covid-19 còn có nghĩa bóng là những ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?