Một số nội dung cấp bách cần được thực hiện đồng bộ

Nghiên cứu - TS. VŨ VĂN THÚ - ThS. LÊ THỊ OANH - Trường Đại học Công đoàn

Cải thiện điều kiện làm việc cho NLĐ trong các doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN), chăm sóc sức khỏe NLĐ, bảo đảm an toàn tính mạng cho NLĐ, tài sản của doanh nghiệp, tài sản của Nhà nước; tăng năng suất lao động, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, quốc gia.
Một số nội dung cấp bách cần được thực hiện đồng bộ
Đảm bảo chấp hành các quy định của pháp luật về ATVSLĐ tại Công ty TNHH Sallway (Thái Bình). Ảnh: T. Nam.

Thực hiện quá trình chuyển trạng thái từ “không Covid” sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19” theo tinh thần Nghị quyết số 128/ NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp trong cả nước đã hoạt động trở lại. Để đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt với tình hình dịch bệnh; duy trì liên tục hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc ổn định đời sống vật chất, tinh thần và tăng cường các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc cho NLĐ trong các doanh nghiệp hiện nay là cấp bách, cần được thực hiện một cách đồng bộ, cụ thể như sau:

Một là, chú trọng đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường lao động

“An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn” phải luôn là nguyên tắc cơ bản nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu sản xuất, kinh doanh, đồng thời đảm bảo sức khỏe và tính mạng của NLĐ trong các doanh nghiệp hiện nay. Các doanh nghiệp cần đầu tư đổi mới công nghệ, căn cứ vào yêu cầu của sản xuất kinh doanh, điều kiện cơ sở vật chất và vốn, tìm biện pháp chuyển đổi công nghệ phù hợp theo hướng hiện đại, nhằm khắc phục ảnh hưởng không tốt đến môi trường và sức khỏe công nhân. Có thể từng bước thay thế các khâu sản xuất nguy hiểm, không an toàn bằng những khâu ít nguy hiểm hơn hoặc tiến hành cơ giới hóa, tự động hóa các khâu đó.

Áp dụng kỹ thuật để bảo vệ NLĐ, hạn chế tác động bởi các yếu tố nguy hiểm nảy sinh trong lao động. Với sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung, nhiều phương tiện kỹ thuật, biện pháp thích hợp đã được nghiên cứu áp dụng. Có thể dùng một số biện pháp, phương tiện phổ biến như: Tạo các thiết bị che chắn phù hợp trong quá trình vận hành và sử dụng máy móc, nhằm cách ly công nhân ra khỏi vùng nguy hiểm, ngăn ngừa công nhân có thể rơi vào vùng nguy hiểm khi vô ý va chạm, hoặc rơi, ngã văng bắn vào đó; tạo và gắn các thiết bị bảo hiểm hay thiết bị phòng ngừa vào máy móc, để vận hành thiết bị có thể ngăn chặn tác động xấu do sự cố xảy ra.

Cần trang bị phương tiện cá nhân được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng của Nhà nước, việc quản lý cấp phát sử dụng theo quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động phải tiến hành kiểm tra chất lượng phương tiện bảo vệ cá nhân trước khi cấp phát và kiểm tra định kỳ theo tiêu chuẩn, công nhân phải kiểm tra trước khi sử dụng. Đồng thời không ngừng đầu tư nghiên cứu có hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng và ứng dụng khoa học kỹ thuật để chủ động cải thiện điều kiện làm việc, xử lý ô nhiễm môi trường lao động tại doanh nghiệp.

Một số nội dung cấp bách cần được thực hiện đồng bộ
Cần tăng cường tuyên truyền công tác ATVSLĐ cho công nhân, người lao động tại các doanh nghiệp. Trong ảnh: Tuyên truyền ATVSLĐ cho người lao động tại Công ty Than Quang Hanh (Quảng Ninh). Ảnh: Hồng Nga.

Để thực hiện tốt công tác ATVSLĐ, các doanh nghiệp cần tập trung chỉ đạo đồng bộ các hoạt động như: Xây dựng nội quy ATVSLĐ, trong đó quy định cụ thể về nội dung ATVSLĐ trong trạng thái “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19”. Cụ thể hóa những quy định về quyền và trách nhiệm của NLĐ và người sử dụng lao động. Thực hiện các biển hiệu, biển báo, khẩu hiệu, tờ rơi, bản tin về ATVSLĐ và phòng, chống dịch tại doanh nghiệp. Thường xuyên nhắc nhở, động viên NLĐ sử dụng có hiệu quả phương tiện bảo vệ cá nhân; có các biện pháp xử lý những trường hợp vi phạm.

Trên cơ sở Nghị quyết số 128/ NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ và Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP, cùng với các văn bản hướng dẫn của các cấp chính quyền, doanh nghiệp phải nghiên cứu áp dụng thực tiễn để đưa ra các nội quy, biện pháp ATVSLĐ trong doanh nghiệp và hướng dẫn, kiểm tra, giám sát NLĐ thực hiện.

Hai là, cải thiện tâm sinh lý cho NLĐ

Cần tăng cường tuyên truyền, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình dịch bệnh, TNLĐ, BNN, về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, người sử dụng lao động, công đoàn cơ sở, NLĐ trong công tác ATVSLĐ, nhằm nâng cao nhận thức của mọi người đối với công tác phòng ngừa dịch bệnh, TNLĐ, BNN. Tăng cường công tác huấn luyện nghiệp vụ cho các cán bộ chuyên môn, công đoàn và đội ngũ an toàn vệ sinh viên trong doanh nghiệp để phát huy được hiệu quả hoạt động phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo ATVSLĐ. Triển khai các nội dung hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng Hành động về ATVSLĐ.

Tạo ra bầu không khí dễ chịu cho NLĐ trong quá trình làm việc, làm cho tâm sinh lý của NLĐ trở nên tốt hơn, khắc phục những rủi ro về tâm sinh lý do dịch bệnh gây ra, bao gồm:

Giúp NLĐ ổn định chỗ ở, tái sản xuất sức lao động. Việc cải thiện chỗ ở cho NLĐ, nhất là trong các KCN cần được sự quan tâm đúng mức của Đảng và Nhà nước, chủ doanh nghiệp và toàn xã hội.

Một số nội dung cấp bách cần được thực hiện đồng bộ
Các doanh nghiệp cần đầu tư đổi mới công nghệ, tìm biện pháp chuyển đổi công nghệ phù hợp theo hướng hiện đại, nhằm khắc phục ảnh hưởng không tốt đến môi trường và sức khỏe công nhân. Trong ảnh: Công nhân Công ty TNHH Đại Hoa (TX. Tân Uyên, Bình Dương). Ảnh: Cẩm Tú.

Thực hiện nghiêm túc chế độ tiền lương, tiền thưởng. Khuyến khích hình thành cơ chế đối thoại, thương lượng, thỏa thuận giữa NLĐ, tổ chức Công đoàn với người sử dụng lao động về tiền lương, tiền thưởng, thống nhất định mức lao động, đơn giá tiền lương, thang, bảng lương, làm thêm giờ, tiền thưởng, phụ cấp, tiền ăn… trong việc xếp lương, trả lương cho NLĐ; xây dựng định mức và đơn giá tiền lương, thang, bảng lương, quy chế trả lương… theo quy định của Nhà nước và được ghi vào hợp đồng lao động cá nhân, TƯLĐTT, quy chế trả lương của doanh nghiệp. Đại dịch Covid-19 đã và đang khiến thị trường lao động nước ta phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, thu nhập bình quân tháng của NLĐ sụt giảm mạnh so với trước đại dịch. Doanh nghiệp cần từng bước thực hiện chính sách tiền lương cao để bảo đảm đời sống cho NLĐ, gia đình họ và có tích lũy từ tiền lương.

Ba là, cải thiện về điều kiện sống và sinh hoạt của NLĐ

Doanh nghiệp cần phối hợp với các cơ quan, ban, ngành ở địa phương tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề và tư vấn giải đáp những thắc mắc của NLĐ về pháp luật lao động, việc làm... để nâng cao nhận thức, hiểu biết của NLĐ và trang bị cho họ những kỹ năng, kiến thức để bảo vệ mình trong quan hệ lao động.

Thúc đẩy hoạt động đối thoại xã hội định kỳ trong doanh nghiệp giữa nhà quản lý và NLĐ nhằm phát hiện, giải quyết kịp thời các mâu thuẫn giữa người sử dụng lao động và NLĐ từ khi có mâu thuẫn về việc làm, tranh chấp lao động mới phát sinh.

Tiếp tục mở rộng các kênh giao dịch trên thị trường lao động như thông tin, quảng cáo, trang tìm việc, hội chợ việc làm... để tạo điều kiện cho các giao dịch trực tiếp giữa NLĐ và người sử dụng lao động.

Cùng với thực hiện nghiêm túc chế độ lương tối thiểu vùng trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp phải đăng ký quỹ lương với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và công khai tổng quỹ lương với NLĐ. Khuyến khích hình thành cơ chế đối thoại, thương lượng, thỏa thuận giữa NLĐ, tổ chức Công đoàn với người sử dụng lao động về tiền lương, thống nhất định mức lao động, đơn giá tiền lương, thang, bảng lương, làm thêm giờ, tiền thưởng, phụ cấp, tiền ăn… trong việc xếp lương, trả lương cho NLĐ.

Một số nội dung cấp bách cần được thực hiện đồng bộ
Kiểm tra về công tác ATVSLĐ tại Công ty Cổ phần Kết cấu thép và Xây dựng Tân Khánh (Thái Nguyên). Ảnh: Báo Thái Nguyên.

Các cơ quan chức năng Nhà nước và tổ chức Công đoàn cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, xử lý nghiêm các doanh nghiệp xâm phạm quyền lợi hợp pháp của NLĐ. Xây dựng và thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với NLĐ.

Bốn là, cải thiện đời sống tinh thần cho NLĐ trong bối cảnh “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh Covid-19”

Phát huy vai trò chủ động sáng tạo của NLĐ trong việc tổ chức xây dựng đời sống văn hóa ở nơi làm việc và nơi cư trú. Chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, phát huy vai trò của các doanh nghiệp trong việc tham gia xây dựng đời sống văn hóa trong CNLĐ. Đẩy mạnh phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu nhà ở, khu nhà trọ có đông NLĐ.

Kiến tạo sân chơi cho CNLĐ. Nắm bắt nhu cầu rèn luyện sức khỏe, thể hiện đam mê với các môn thể thao, giao lưu kết bạn và xả stress sau những giờ làm việc căng thẳng, đặc biệt là cải thiện đời sống tinh thần của CNLĐ. Thường xuyên tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao như Hội khỏe trong CNVCLĐ với nhiều nội dung thi đấu như kéo co, cầu lông, bóng bàn… thu hút đông đảo CNLĐ tham gia tranh tài.

Tổ chức thường xuyên các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao trong cộng đồng dân cư và trong doanh nghiệp. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tiêu cực và tệ nạn xã hội trong CNLĐ.

Đề xuất sửa đổi một số quy định về cán bộ, công chức, viên chức Đề xuất sửa đổi một số quy định về cán bộ, công chức, viên chức

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến góp ý của Nhân dân với Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định ...

Với mức lương hiện nay, công nhân khó tiếp cận và sở hữu nhà Với mức lương hiện nay, công nhân khó tiếp cận và sở hữu nhà

Rời quê hương ra thành phố lập nghiệp, hầu hết công nhân, người lao động đều mong mua được nhà ở xã hội với giá ...

Tập huấn nghiệp vụ cho hơn 100 cán bộ công đoàn cơ sở Tập huấn nghiệp vụ cho hơn 100 cán bộ công đoàn cơ sở

Vừa qua, tại Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KKTNS và các KCN) tỉnh Thanh Hóa, Viện Khoa học An toàn ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công đoàn -

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghiên cứu -

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.

Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức

Nghiên cứu -

Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức

Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.

Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng

Nghiên cứu -

Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng

Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.

Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ

Nghiên cứu -

Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ

Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.

Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay

Nghiên cứu -

Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay

Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam Video

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam

Ngày 21/11, Đoàn công tác Ban Dân vận Trung ương đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có

Đồng chí Lê Khánh Minh, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Luxshare ICT Nghệ An chia sẻ về những kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam Video

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam

Ngày 21/11, Đoàn công tác Ban Dân vận Trung ương đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Đọc thêm

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

Nghiên cứu -

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

Số An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tháng 5 là số đặc biệt, tăng từ 64 lên 80 trang, in màu trên giấy couche, xuất bản - phát hành ngày 25/5/2024 đến các cấp công đoàn, đội ngũ an toàn vệ sinh viên, cán bộ an toàn các đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trên toàn quốc.

Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực

Công đoàn -

Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực

Nhân dân lao động là người “chở thuyền” cho những cuộc cách mạng cập bến và chính nhân dân lao động là người “lật thuyền” nhấn chìm các chế độ bóc lột.

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Công đoàn -

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Trên cương vị Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam), đồng chí Hoàng Quốc Việt hết sức coi trọng công tác chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức mà tiền lương, tiền thưởng là vấn đề quan tâm hàng đầu.

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Công đoàn -

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Đồng chí Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 30/3/1980) sống 92 năm tuổi đời, có gần 70 năm hoạt động cách mạng, 17 năm bị thực dân, đế quốc giam cầm, tù đày và đã giữ nhiều trọng trách trong Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Nghiên cứu -

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động.

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Nghiên cứu -

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Công đoàn Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn là một bộ phận khăng khít của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Việc trong thời gian tới có thể xuất hiện tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết.

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, việc sửa đổi Luật Công đoàn là rất cần thiết.

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Công đoàn -

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Với vai trò là tổ chức đại diện cho người lao động (NLĐ), công đoàn (CĐ) thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua ba hình thức sau: chăm lo – tiếng nói – đồng quyết định, gọi là ba nấc thang đại diện.

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Hoạt động Công đoàn -

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, LĐLĐ tỉnh An Giang đã phát hiện hàng loạt nhân tố tiêu biểu, xuất sắc nhất. Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, sáng tạo không ngừng, họ đã cống hiến, làm lợi hàng tỷ đồng cho cơ quan, đơn vị.

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Nghiên cứu -

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Công tác cán bộ là công việc quan trọng của Đảng và các đoàn thể. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, mà còn chú trọng đến xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn thể nói chung và rèn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn nói riêng.