Lãnh đạo phải chịu trách nhiệm nếu bệnh viện không đảm bảo an toàn phòng chống Covid-19
Đời sống - 06/08/2020 21:46 Ý YÊN
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 chủ trì cuộc họp - Ảnh: Vietnamnet |
Tại cuộc họp họp triển khai công tác phòng, chống dịch Covid-19 ngày 6/8, các chuyên gia và lãnh đạo Bộ Y tế đã dành nhiều thời gian dự báo, đánh giá diễn biến tình hình dịch bệnh ở Đà Nẵng và cả nước, phân tích ca bệnh mới ở Hà Nội… qua đó đề xuất các giải pháp phòng, chống dịch trong thời gian tới.
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 đã thảo luận, thống nhất một số nội dung cần tập trung triển khai trong thời gian tới.
Cụ thể, qua phân tích dữ liệu, kết quả xét nghiệm, Ban Chỉ đạo cho rằng càng ngày càng đầy đủ cơ sở cho thấy TP Đà Nẵng là ổ dịch với tâm dịch là cụm 3 bệnh viện. Do đó, chúng ta cần phải tiếp tục thực hiện nghiêm, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là việc giãn cách xã hội trên toàn TP Đà Nẵng và một số huyện, thị xã của tỉnh Quảng Nam, không để dịch lan ra bên ngoài.
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo tại cuộc họp ngày 6/8 - Ảnh: Vietnamnet |
Ban Chỉ đạo cũng nhận định, theo tiến độ xét nghiệm, trong những ngày sắp tới, mỗi ngày có thể ghi nhận thêm hàng chục ca nhiễm bệnh mới liên quan tới cụm bệnh viện Đà Nẵng hoặc một số địa bàn ở TP Đà Nẵng. Mặc dù vậy, Ban Chỉ đạo nhấn mạnh số ca nhiễm mới từng ngày không phản ánh xu thế tăng hay giảm của dịch bệnh Covid-19.
Ngoài ra, Ban Chỉ đạo nhận định nhiều bệnh nhân nặng đang điều trị tại 3 khoa Hồi sức tích cực, Tim mạch, Thận nhân tạo của Bệnh viện Đà Nẵng, vốn thể trạng đã rất yếu lại bị nhiễm thêm COVID-19 nên trong những ngày tới có thể có thêm bệnh nhân tử vong.
Các chuyên gia, lãnh đạo Bộ Y tế và thành viên Ban Chỉ đạo cũng thống nhất nhận định nguy cơ dịch bệnh đang thường trực ở tất cả các tỉnh, thành phố. Nguy cơ này không chỉ đến từ những người trở về từ Đà Nẵng, nhưng trước hết là những người từ Đà Nẵng về địa phương.
Trước tình hình đó, các tỉnh, thành phố phải thực hiện thật nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 và hướng dẫn của Bộ Y tế về theo dõi, cách ly người về từ Đà Nẵng theo đúng quy định. Người đứng đầu các địa phương, Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch phải chịu trách nhiệm trực tiếp nếu để xảy ra vi phạm. Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19 sẽ đề nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý nghiêm các địa phương xảy ra vi phạm.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 - Ảnh: Văn Điệp |
Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo Quốc gia cho rằng, dù mầm bệnh xuất hiện ở cộng đồng hay ở trong bệnh viện thì cuối cùng người nhiễm COVID-19 vẫn phải tới bệnh viện, do vậy, các bệnh viện vẫn là nơi xung yếu.
Để bảo đảm an toàn vệ sinh dịch tễ trong các cơ sở khám chữa bệnh, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, yêu cầu các bệnh viện thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch, chống nhiễm khuẩn, đảm bảo phân luồng, phân tuyến cho người đến khám, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng không có các biện pháp phòng hộ cho người đến khám và nhân viên y tế; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng bệnh nhân đang điều trị, nhất là các khoa có nhiều ca bệnh nặng, bị lây nhiễm trong một thời gian mà không biết.
Ban Chỉ đạo yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn dịch tễ. Nơi nào vi phạm thì giám đốc bệnh viện, thủ trưởng cơ quan chủ quản của bệnh viện trực tiếp chịu trách nhiệm.
Đến 18h ngày 6/8, cả nước ghi nhận thêm 30 ca nhiễm mới với SARS-CoV-2 Đến 18h ngày 6/8, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 vừa thông báo về 30 ca mắc mới với SARS-CoV-2, nâng tổng ... |
Công nhân lao động Quảng Nam tin tưởng dịch Covid-19 sớm được ngăn chặn Trao đổi với PV Cuộc sống an toàn ngày 6/8, ông Phan Xuân Quang - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Nam cho ... |
Hà Nội có thêm 1 ca nhiễm COVID-19 là nhân viên điều hành xe bus Sáng nay, Bộ Y tế thông tin về 4 trường hợp nhiễm Covid-19 mới được ghi nhận. 4 ca mắc mới đều liên quan đến ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 06/12/2024 15:52
Không để người lao động bị ảnh hưởng tâm lý vì dôi dư!
Sau sáp nhập, sắp xếp sẽ có một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, người lao động dôi dư bị ảnh hưởng tâm lý và phải mất thời gian để sắp xếp, bố trí hoặc giải quyết chế độ, chính sách.
Đời sống - 05/12/2024 16:42
Số người thấy hạnh phúc khi đi làm ở mức thấp nhất trong 5 năm qua
Chỉ 39% trong hơn 65.000 người đi làm từ hơn 700 doanh nghiệp thuộc 18 nhóm ngành trên toàn quốc được khảo sát, cho rằng tìm thấy niềm vui và sự hứng khởi trong công việc. Tỷ lệ này có sự sụt giảm đáng kể so với năm ngoái.
Đời sống - 02/12/2024 15:17
Những mô hình “kinh doanh hạnh phúc” của người lao động khiếm khuyết
Một số cơ sở kinh doanh trở nên đặc biệt hơn khi các nhân viên đều là người khiếm khuyết. Tuy gặp hạn chế về giao tiếp, ngôn ngữ, nhưng họ có thể phục vụ khách hàng chu đáo, chuyên nghiệp và hòa nhập với cộng đồng.
Đời sống - 26/11/2024 18:02
Công chức, viên chức trước cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy
Trong bối cảnh cải cách hành chính ngày càng được đẩy mạnh, việc tinh gọn bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội trở thành xu thế tất yếu. Đảng và Nhà nước đã có những chỉ đạo và bước đi quyết liệt nhằm giảm thiểu sự cồng kềnh, chồng chéo và kém hiệu quả trong hệ thống.
Kinh tế - Xã hội - 26/11/2024 11:08
Vi chất dinh dưỡng – Nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tại chuyến thăm và kiểm tra công tác tổ chức Chiến dịch bổ sung vitamin A cho trẻ em của huyện Cao Phong (tỉnh Hoà Bình) hồi tháng 6 vừa qua. Thứ trưởng nhấn mạnh: Các vi chất dinh dưỡng nói chung, trong đó có vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.