Lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh “bất lực” vì chưa đủ thẩm quyền để lo cho người lao động
Người lao động - 20/11/2021 08:39 Sỹ Công
Vụ Bệnh viện Tuệ Tĩnh nợ lương: “Chưa có trong tiền lệ của ngành Y” Bệnh nhân viết đơn, yêu cầu Ban Giám đốc sớm trả lương cho y, bác sĩ |
Buổi làm việc của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với lãnh đạo Cục, Vụ chức năng của Bộ Y tế và lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh. Ảnh NC |
Từ ngày 3/11, Cuộc sống an toàn có loạt bài phản ánh “Hàng trăm cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh bị nợ lương”. Sự việc sau khi đăng tải đã nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận, nhiều độc giả chia sẻ và đồng cảm với những khó khăn mà tập thế cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh đang gặp phải.
Chính vì vậy, ngày 19/11 vừa qua, buổi làm việc tháo gỡ khó khăn cho người lao động Bệnh viện Tuệ Tĩnh với sự có mặt của đại diện Tổng LĐLĐVN; cùng các Vụ, Cục chức năng của Bộ Y tế... đã được diễn ra. Tại buổi làm việc, các lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh và Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đã có nhiều chia sẻ thẳng thắn.
“Lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh thiếu kế hoạch phát triển bệnh viện”
Nguyên nhân chính dẫn đến khó khăn của Bệnh viện Tuệ Tĩnh thời gian qua, đó là ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19, bệnh viện hầu như không có bệnh nhân, không có nguồn kinh phí để chi trả tiền lương cho viên chức, người lao động và duy trì hoạt động dẫn đến sự việc nợ 50% lương của 153 người lao động.
PGS.TS Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam. Ảnh NC |
Theo PGS.TS Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam ngoài nguyên nhân chính trên còn có nguyên nhân chủ quan đến từ lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh thiếu kế hoạch phát triển bệnh viện:
“Ban Giám đốc Bệnh viên Tuệ Tĩnh là đội ngũ lãnh đạo mới (Giám đốc được giao nhiệm vụ từ tháng 01/2021), nên gặp một số khó khăn và lúng túng trong xử lý công việc nội bộ đặc biệt vào đúng thời điểm đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát.
Chưa tranh thủ được sự đồng thuận của lãnh đạo các khoa phòng; thiếu kế hoạch phát triển bệnh viện trong điều kiện dịch bệnh; Do ảnh hưởng của thời kỳ trước đây, còn có có tâm lý chưa chủ động, trông chờ sự hỗ trợ từ học viện, Bộ Y tế trong giải quyết những khó khăn về tài chính của đơn vị, chưa thực hiện triệt để một số nội dung, ý kiến chỉ đạo của học viện".
Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam. Ảnh Sỹ Công |
Đáp lại những đánh giá trên của lãnh đạo Học viện Y Dược học cổ truyển Việt Nam về tồn tại của Bệnh viện Tuệ Tĩnh trong năm 2021, ThS.DS Nguyễn Duy Thức, Phó Giám đốc phụ trách Bệnh viện Tuệ Tĩnh thẳng thắn chia sẻ:
“Khi tôi được thực hiện nhiệm vụ phụ trách bệnh viện từ ngày 01/01/2021 tình hình bệnh viện đã hết sức khó khăn. Từ năm 2019, khi bệnh viện thực hiện cơ chế tự chủ, bệnh viện đã không đủ nguồn thu để chi khoản chi thường xuyên và kéo dài sang cả năm 2020… Đến thời điểm này chúng tôi có thể hết tiền chi các hoạt động thường xuyên cho bệnh viện bất cứ lúc nào”.
Ông Thức cũng cho rằng công tác tổ chức và cơ cấu bệnh viện hết sức cồng kềnh (128 cán bộ trên 27 khoa, phòng) và “chưa từng thấy ở đâu như thế”.
Video: ThS.DS Nguyễn Duy Thức, Phó Giám đốc phụ trách Bệnh viện Tuệ Tĩnh chia sẻ nỗi bức xúc
“Bệnh viện là đơn vị tự chủ nhưng khi tôi tiếp quản, tôi không có gì trong tay cả.Tôi không đồng ý với báo cáo của đồng chí Giám đốc học viện. Ban Giám đốc mới của bệnh viện cùng toàn thể cán bộ nhân viên đều rất cố gắng, bất chấp dịch bệnh, chúng tôi vẫn thực hiện công tác khám chữa bệnh và đào tạo. Ngay đầu năm 2021, chúng tôi đã có báo cáo học viên phương hướng phát triển bệnh viện tùy từng giai đoạn, từng quý, từng tháng đến tận 2025", ông Thức thẳng thắn nói.
Ông Thức lấy ví dụ về việc "không có gì trong tay" từ khi tiếp quản bệnh viện, bệnh viện chưa thành lập được quy chế tổ chức hoạt động, chưa thành lập được đề án vị trí việc làm, chưa có quy chế chi tiêu nội bộ…
"Tôi đề nghị, bệnh viện và học viện đều đang khó khăn chúng ta phải đoàn kết với nhau chứ không thể đổ trách nhiệm cho cấp dưới được”, ông Thức bức xúc.
Một trong những cán bộ, nhân viên y tế bệnh viện Tuệ Tĩnh ngày mặc áo blouse trắng, tối phải làm thêm mưu sinh. Ảnh Sỹ Công |
Từ những bất ổn nội bộ có thể thấy được này, một cán bộ công tác lâu năm tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh chia sẻ với Cuộc sống an toàn, người này lấy ví dụ về việc chống dịch Covid-19 thời gian qua, Bệnh viện Tuệ Tĩnh cũng chỉ nằm trong Ban phòng, chống dịch Covid-19 của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, mặc dù tính chuyên môn thì bệnh viện phải là chủ thể đứng trên.
Vì vậy, lãnh đạo bệnh viện dù mong muốn lo cho người lao động thì cũng phải “bất lực” bởi vì bệnh viện đã tự chủ nhưng bộ máy lãnh đạo bệnh viện còn phụ thuộc vào các quyết định, chỉ đạo của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.
Đề xuất cho Bệnh viện sớm được dừng thực hiện tự chủ chi thường xuyên
Nói về lý do tại sao Bệnh viện Tuệ Tĩnh lại là bệnh viện hạng 2 duy nhất trên cả nước áp dụng cơ chế tự chủ về tài chính. PGS.TS Phạm Quốc Bình, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam cho biết:
"Mục đích tự chủ là để bệnh viện phát triển với cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực con người chất lượng cao nên bệnh viện đã xin tự chủ. Tuy nhiên, tất cả các vấn đề tự chủ năm 2019 có nhiều yếu tố chúng tôi không đánh giá được, chưa chuẩn bị một cách kỹ càng nhất về nhân lực vật lực và quan trọng nhất là tài chính. Do vậy, khi tự chủ thường xuyên sẽ này sinh 2 vấn đề: chi thường xuyên tăng vọt, lương".
PGS.TS Phạm Quốc Bình, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam (trái) và PGS.TS Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam (phải). Ảnh Sỹ Công |
Từ đó, PGS.TS Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đề xuất: “Việc tạm dừng tự chủ sẽ giúp cho bệnh viện giải quyết được những khó khăn trước mắt, ổn định đời sống cho nhân viên y tế tập trung phát triển chuyên môn phục vụ người bệnh.
Chúng tôi đề xuất cho Bệnh viện sớm được dừng thực hiện tự chủ chi thường xuyên, được chuyển đổi từ loại hình đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên sang loại hình đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi thường xuyên”.
Đồng chí, Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng liên Đoàn lao động Việt Nam. Ảnh NC |
Đồng chí, Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng liên Đoàn lao động Việt Nam, chủ trì buổi làm việc đã tiếp nhận đề xuất tạm dừng tự chủ của bệnh viện để tháo gỡ khó khăn trong giai đoạn hiện tại. Đồng thời, ông Hiểu cũng yêu cầu các bên gồm Tổng Liên đoàn, Bộ Y tế, Học viện, Bệnh viện, cần có văn bản kiến nghị Bộ Tài chính, Chính phủ về những khó khăn của Bệnh viện Tuệ Tĩnh để được tháo gỡ.
Dù giải pháp đã được đưa ra. Nhưng. Câu hỏi dư luận đặt ra nhiều ngày qua vẫn chưa được Ban Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền giải đáp.
Vì sao cùng được ký hợp đồng lao động với Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam nhưng 128 cán bộ, nhân viên y tế (là viên chức cơ hữu) Bệnh viện Tuệ Tĩnh lại không được trả đủ 100% tiền lương còn cán bộ, nhân viên y tế của Học viện lại được chi trả đầy đủ?
Cuộc sống an toàn sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này!
Vụ Bệnh viện Tuệ Tĩnh nợ lương: “Chưa có trong tiền lệ của ngành Y” Liên quan đến vụ việc hàng trăm cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh (thuộc Học viện Y Dược học cổ truyền ... |
Bệnh nhân viết đơn, yêu cầu Ban Giám đốc sớm trả lương cho y, bác sĩ Đồng cảm với những người thầy thuốc tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh đang bị nợ lương nhiều tháng qua, hàng chục bệnh nhân đã làm ... |
Nữ điều dưỡng ngày mặc áo blouse trắng, tối phải đi bán... rau Gần 6 tháng qua, hàng trăm cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh (thuộc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
Người lao động - 06/11/2024 19:48
Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”
Nhiều năm gần đây, người lao động nhập cư ở nhiều thành phố, đô thị lớn dần có xu hướng quay trở về quê hương làm việc. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định này, trong số đó là quan điểm “muốn về gần nhà” và sự thay đổi trong chính sách thu hút nhân lực của các địa phương.