Thứ hai 05/06/2023 20:05
dai-hoi-cong-doan-cac-cap-nhiem-ky-2023-2028

Nhiều tồn tại và sai phạm tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

Phóng sự điều tra - Ý YÊN

Thanh tra Bộ Y tế nêu rõ những tồn tại, hạn chế và sai phạm tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam (sau đây gọi tắt là Học viện) trong nhiều năm.
Đang kiện toàn nhân sự lãnh đạo tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh Cán bộ, nhân viên Bệnh viện Tuệ Tĩnh tiếp tục xuống đường đòi quyền lợi Bệnh viện Tuệ Tĩnh lại nợ lương, “blouse trắng” loay hoay trong "cơm áo gạo tiền"
Nhiều tồn tại và sai phạm tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
Thanh tra Bộ Y tế chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế và sai phạm tại Học viện - Ảnh: Ý Yên

Cụ thể, trong Kết luận thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng và tiếp dân, xử lý giải quyết đơn tại Học viện (số 02/KL-TTrB) do Chánh Thanh tra Bộ Y tế Nguyễn Mạnh Cường ký ngày 10/2/2022, chỉ ra nhiều vấn đề tại Học viện.

Chưa xây dựng đề án vị trí việc làm

Bệnh viện Tuệ Tĩnh (sau đây gọi tắt là Bệnh viện) thuộc Học viện được thành lập năm 2006 theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Thanh tra Bộ Y tế chỉ rõ, năm 2019 Bệnh viện được điều chỉnh, phân loại đơn vị sự nghiệp công lập từ đơn vị tự đảm bảo một phần cho chi phí hoạt động thường xuyên sang đơn vị tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên nhưng việc xây dựng quy chế tổ chức hoạt động của Bệnh viện tiến hành chậm, đến cuối tháng 10/2021 quy chế tổ chức hoạt động của Bệnh viện mới được duyệt.

Sau khi điều chỉnh phân loại đơn vị sự nghiệp công lập, Bệnh viện chưa xác định số lượng người làm việc, chưa xây dựng đề án vị trí việc làm. Thời điểm thanh tra, tổ chức bộ máy của Bệnh viện cồng kềnh, tổng số có 128 viên chức và 30 lao động hợp đồng. Bệnh viện có 280 giường bệnh, 5 phòng chức năng, 22 khoa lâm sàng, cận lâm sàng.

Nhiều tồn tại và sai phạm tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
Khuôn viên Bệnh viện ngày 11/1/2022 - Ảnh: Ý Yên

Trong năm 2020, 2021 số lượng bệnh nhân và công suất sử dụng giường bệnh giảm, nguồn thu của Bệnh viện không đủ để chi phí cho các hoạt động thường xuyên nhưng chưa thực hiện rà soát, kiện toàn bộ máy theo quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Bệnh viện cũng chưa rà soát, ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ các khoa, phòng, quy chế tài chính, chi tiêu nội bộ, thi đua khen thưởng, quy chế làm việc theo các quy định hiện hành.

Từ thực tế trên, Thanh tra Bộ Y tế đề nghị Học viện và Bệnh viện khẩn trương rà soát lại toàn bộ bộ máy tổ chức của Học viện theo quy định, xây dựng đề án, thực hiện sáp nhập, tinh giản đầu mối các tổ chức theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu quả.

Ngoài ra, Học viện còn chậm bàn giao hồ sơ viên chức cho Bệnh viện. Theo quy định, khi Bệnh viện được điều chỉnh phân loại đơn vị sự nghiệp công lập từ đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên sang đơn vị tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (theo Quyết định số 2218/QĐ-BYT ngày 4/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế) thì Học viện phải bàn giao toàn bộ hồ sơ viên chức cho Bệnh viện, tuy nhiên tại thời điểm thanh tra, công việc này chưa hoàn thành.

Chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ bằng tiền đi vay

Về công tác tài chính, Thanh tra Bộ Y tế chỉ rõ, tại thời điểm thanh tra, Học viện chưa thực hiện trích lập tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định tại Thông tư số 46/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính. Học viện chưa phê duyệt quyết toán các đơn vị trực thuộc: Trung tâm Đổi mới và Đào tạo theo nhu cầu xã hội và Bệnh viện năm 2019.

Qua kiểm tra ngẫu nhiên kinh phí tổ chức lớp “Kỹ thuật viên tác động cột sống” của Trung tâm Đổi mới và Đào tạo theo nhu cầu xã hội, Thanh tra Bộ Y tế ghi nhận một số nội dung chưa đúng quy định.

Cụ thể, 18 học viên được đào tạo trong 3 tháng, kinh phí thu 84,4 triệu đồng nhưng công tác thu soát hồ sơ và thông tin cấp phát chứng chỉ không có số tiền ký nhận. Ngoài ra, quyết toán chi cho hoạt động quản lý lớp vượt 19,7% so với mức chi quy định...

Tại Bệnh viện, việc chi tiền thu nhập tăng thêm, trích quỹ Bệnh viện không thực hiện theo quy định tại mục 6, khoản VIII, Thông tư số 71/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Nhiều tồn tại và sai phạm tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
Cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện hiện đang bị nợ 2 tháng lương (tháng 2, 3/2022) - Ảnh: Ý Yên

Trong năm 2020, do tác động của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến nguồn thu bị giảm sút, báo cáo kết quả hoạt động Bệnh viện không có chênh lệch thu chi. Tuy nhiên Bệnh viện vẫn thực hiện chi thu nhập tăng thêm, chi khen thưởng và chi phúc lợi, dẫn đến thâm hụt nguồn tài chính lũy kế đến 31/12/2020 trên 9,015 tỷ đồng.

“Qua xem xét chứng từ giấy vay tiền của Bệnh viện, hồ sơ đề nghị vay tiền của Bệnh viện để chi trả lương cho cán bộ, ngoài việc thanh toán lương cho cán bộ cơ hữu, cán bộ ký hợp đồng của Học viện nhưng làm việc tại Bệnh viện, Bệnh viện còn chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ cơ hữu và 20% cán bộ kiêm nhiệm từ nguồn vay của Học viện”, kết luận thanh tra chỉ rõ.

Trong đó số cán bộ của Học viện kiêm nhiệm tại Bệnh viện được nhận 2 lần thu nhập tăng thêm trong điều kiện Bệnh viện không có khoản thu lớn hơn chi, phải vay tiền để chi.

Thanh tra Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện thu hồi tiền chi thu nhập tăng thêm do chi không đúng quy định đối với các cá nhân đã nhận năm 2019, 2020. Chấm dứt trả lương các hợp đồng chuyên môn khi chưa xây dựng vị trí việc làm. Rà soát, đối chiếu các khoản công nợ để có kế hoạch thanh toán công nợ kịp thời. Đối với thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao khi xây dựng kế hoạch mua phải sát với thực tế sử dụng, tránh tình trạng tồn đọng nhiều trong kho dẫn đến tăng các khoản nợ phải trả, gây áp lực tài chính cho đơn vị.

Vụ Công ty CP Licogi Quảng Ngãi nợ lương, BHXH: Cam kết chi trả trong quý I/2022 Vụ Công ty CP Licogi Quảng Ngãi nợ lương, BHXH: Cam kết chi trả trong quý I/2022

Trong văn bản báo cáo gửi Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Ngãi, đại diện Công ty CP Licogi Quảng Ngãi (sau đây viết tắt là Công ...

Vụ Vụ "chứng khoán lừa đảo": Sàn môi giới tại quận Thanh Xuân - Hà Nội đã... biến mất

Sau thời gian hoạt động trái phép, một công ty tự xưng là đơn vị môi giới cho Sàn chứng khoán quốc tế Scope Markets ...

Bộ nhận diện SEA Games 31: Sai thì sửa, ăn thua đủ làm gì! Bộ nhận diện SEA Games 31: Sai thì sửa, ăn thua đủ làm gì!

Ngay khi công bố trên website chính thức của Tổng cục Thể dục Thể thao (TDTT), bộ nhận diện SEA Games 31 đã nhận được ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Bắc Ninh: Công ty Quảng An 1 nợ BHXH “khủng”, bị kiến nghị khởi tố

Phóng sự điều tra -

Bài 5: Bắc Ninh: Công ty Quảng An 1 nợ BHXH “khủng”, bị kiến nghị khởi tố

Số liệu từ BHXH huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) cho biết, tính đến hết tháng 4/2023, Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1 chậm đóng số tiền BHXH 16,3 tỷ đồng, tương ứng 46 tháng chậm đóng.

Bài 2: Mất 240 triệu khi sập bẫy lừa đảo ứng tuyển thu âm lồng tiếng online

Việc làm -

Bài 2: Mất 240 triệu khi sập bẫy lừa đảo ứng tuyển thu âm lồng tiếng online

Tưởng rằng sẽ trở thành nhân viên thu âm lồng tiếng online với thu nhập ổn định trang trải cuộc sống, một người phụ nữ ở Hà Nội không ngờ bị sập bẫy lừa đảo, quay cuồng trong vòng xoáy nợ nần...

Bài 4: Đà Nẵng tiếp tục "điểm danh" Công ty Quảng An 1 đứng đầu danh sách nợ BHXH

Phóng sự điều tra -

Bài 4: Đà Nẵng tiếp tục "điểm danh" Công ty Quảng An 1 đứng đầu danh sách nợ BHXH

Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP. Đà Nẵng vừa công khai loạt doanh nghiệp nợ bảo hiểm với số tiền lớn, kéo dài. Trong đó, Chi nhánh 2 - Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1 tại Đà Nẵng đứng đầu danh sách nợ với số tiền gần 8,3 tỷ đồng (tính đến 30/4/2023, không bao gồm tiền lãi).

Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội chỉ mới nộp 100 triệu để giải quyết BHXH cho NLĐ

Pháp luật lao động -

Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội chỉ mới nộp 100 triệu để giải quyết BHXH cho NLĐ

Theo xác nhận từ cơ quan Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Thị xã Duy Tiên (tỉnh Hà Nam), Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội chỉ mới nộp số tiền BHXH là 100 triệu đồng. Trong khi, trước đó, đơn vị này cam kết sẽ nộp 300 triệu tiền BHXH trong tháng 4/2023.

Bài 3: Vì sao chậm xử lý sai phạm pháp luật ở Công ty Quảng An 1?

Phóng sự điều tra -

Bài 3: Vì sao chậm xử lý sai phạm pháp luật ở Công ty Quảng An 1?

Ba năm qua, chính quyền và các sở, ngành của TP Đà Nẵng tổ chức nhiều buổi làm việc với Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1 nhằm tìm lối ra cho việc xử lý các khoản nợ lương, bảo hiểm xã hội (BHXH) của doanh nghiệp song tình trạng này vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm. Nguyên nhân do đâu?

Bài 2: Người lao động khốn đốn, chủ doanh nghiệp bảo "có đáng gì đâu"

Phóng sự điều tra -

Bài 2: Người lao động khốn đốn, chủ doanh nghiệp bảo "có đáng gì đâu"

Như Tạp chí Lao động và Công đoàn đã phản ánh, trong vòng 6 năm qua, Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1 được TP. Đà Nẵng trợ giá 138 tỷ đồng từ nguồn ngân sách để vận hành hệ thống xe buýt công cộng phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Thế nhưng, chủ doanh nghiệp chây ì trong việc thực hiện đóng bảo hiểm xã hội (BHXH). Điều này khiến NLĐ đang và từng làm việc cho Công ty này gặp nhiều khó khăn.

Talk Công đoàn: Người lao động là “tai mắt” tốt nhất giám sát bản thoả ước Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Người lao động là “tai mắt” tốt nhất giám sát bản thoả ước

Dệt may là ngành đầu tiên và duy nhất trên cả nước xây dựng, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ngành. Vậy, người lao động, doanh nghiệp được lợi gì từ TƯLĐTT ngành? Cùng lắng nghe chia sẻ của đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm – Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam trong Chương trình Talk Công đoàn.
Gói tín dụng 120 000 tỷ đồng: cách nào để “tiêu” được? Kinh tế tuần

Gói tín dụng 120 000 tỷ đồng: cách nào để “tiêu” được?

Ngày 24/05, chính lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã cho biết, sau hơn 1 tháng triển khai, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội (NOXH) vẫn chưa phát sinh dư nợ, nghĩa là chưa có đồng vốn nào được cho vay ra. Vậy điều gì khiến cho gói tín dụng có lãi suất ưu đãi hơn từ 1,5-2% lại không giải ngân được? Điểm tắc nghẽn nằm ở đâu? Và làm thế nào để thúc đẩy giải ngân gói tín dụng này trong thời gian tới góp phần thực hiện thành công Đề án 1 triệu căn NOXH từ nay đến năm 2030?
3 gợi ý công việc cho NLĐ mất việc ngoài 40 tuổi Tôi công nhân

3 gợi ý công việc cho NLĐ mất việc ngoài 40 tuổi

Chương trình Tôi công nhân ngày hôm nay sẽ gợi ý 3 công việc phù hợp với người lao động (NLĐ) ở tuổi ngoài 40.
30 năm phát triển Công đoàn Ngân hàng Việt Nam Công đoàn số

30 năm phát triển Công đoàn Ngân hàng Việt Nam

Công đoàn Ngân hàng Việt Nam được thành lập đánh dấu sự đổi mới về nội dung hoạt động trong hệ thống Ngân hàng, đồng thời khẳng định vị trí và vai trò mới của tổ chức Công đoàn - đại diện cho người lao động trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

Đọc thêm

Bài 1: Được chi cả trăm tỷ tiền ngân sách, Công ty Quảng An 1 vẫn chây ì đóng BHXH

Phóng sự điều tra -

Bài 1: Được chi cả trăm tỷ tiền ngân sách, Công ty Quảng An 1 vẫn chây ì đóng BHXH

Trong 6 năm qua (từ tháng 1/2017 đến tháng 5/2022), thành phố Đà Nẵng đã chi gần 138 tỷ đồng cho hệ thống xe buýt trợ giá. Thế nhưng, Công ty CP Công nghiệp Quảng An I vẫn “chây ì” đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động (NLĐ). Theo BHXH TP. Đà Nẵng, tính đến ngày 31/3/2023, Công ty này còn nợ 10,5 tỷ đồng (bao gồm lãi chậm đóng), BHXH của 81 NLĐ.

Công ty Dệt 19/5 Hà Nội lại cam kết lộ trình trả lương và BHXH

Phóng sự điều tra -

Công ty Dệt 19/5 Hà Nội lại cam kết lộ trình trả lương và BHXH

Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội vừa có công văn gửi UBND tỉnh Hà Nam và Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam, tiếp tục cam kết về lộ trình giải quyết nợ lương, BHXH cho người lao động (NLĐ).

Sai phạm BHXH ở Sơn La: Người lao động lên tiếng đòi quyền lợi

Phóng sự điều tra -

Sai phạm BHXH ở Sơn La: Người lao động lên tiếng đòi quyền lợi

Tạp chí Lao động và Công đoàn vừa nhận được đơn phản ánh của người lao động liên quan đến vấn đề thu sai bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc tại Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu (thuộc Công ty CP Sữa Việt Nam – Vinamilk).

Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương yêu cầu sớm giải quyết chế độ cho công nhân bị TNLĐ

Phóng sự điều tra -

Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương yêu cầu sớm giải quyết chế độ cho công nhân bị TNLĐ

Sau phản ánh của Tạp chí Lao động và Công đoàn về trường hợp công nhân bị tai nạn lao động nhưng chưa nhận được bồi thường, chế độ tai nạn lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB & XH) tỉnh Hải Dương yêu cầu Công ty TNHH Hợp Sáng Technology sớm thực hiện các chế độ theo quy định.

Nhiều nữ công nhân Công ty Haprosimex chưa được lĩnh tiền thai sản

Phóng sự điều tra -

Nhiều nữ công nhân Công ty Haprosimex chưa được lĩnh tiền thai sản

Sau khi nộp 10 tỷ đồng tiền nợ BHXH, Công ty CP Tập đoàn Haprosimex hứa ưu tiên giải quyết các trường hợp ốm đau, thai sản... nhưng đến nay nhiều người vẫn chưa được hưởng quyền lợi.

Hải Dương: Công nhân lay lắt chờ bồi thường sau tai nạn lao động

Phóng sự điều tra -

Hải Dương: Công nhân lay lắt chờ bồi thường sau tai nạn lao động

Gần nửa năm sau vụ tai nạn lao động, anh Nguyễn Huy Hải – công nhân Công ty TNHH Hợp Sáng Technology (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) vẫn chưa được giải quyết bồi thường và hưởng chế độ tại nạn lao động theo quy định.

Nợ bảo hiểm xã hội: Món nợ khó đòi?

Phóng sự điều tra -

Nợ bảo hiểm xã hội: Món nợ khó đòi?

Gặp tôi hai năm trước, khi Công ty đang nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), ông Tạo thở dài nói rằng mình chẳng biết có sống để mà nhận được sổ hưu không?

Cán bộ công đoàn đề xuất xử lý doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Phóng sự điều tra -

Cán bộ công đoàn đề xuất xử lý doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Đại diện công đoàn nhiều địa phương nêu thực trạng các doanh nghiệp trốn, nợ đóng bảo hiểm xã hội khiến người lao động chịu muôn vàn thiệt thòi, khó khăn.

Doanh nghiệp nợ lương, nghi vấn công nhân bị cản trở trong đấu tranh đòi quyền lợi

Phóng sự điều tra -

Doanh nghiệp nợ lương, nghi vấn công nhân bị cản trở trong đấu tranh đòi quyền lợi

Sau vụ việc công nhân lao động, nhà cung cấp vật liệu tập trung tại công trường của công trình xây dựng trụ sở mới của Toà án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế để treo băng rôn yêu cầu Công ty CP Tập đoàn đầu tư xây dựng Á Đông HPP - là đơn vị thi công, trả tiền lương, tiền nợ vật liệu, một số người lạ mặt đã liên tiếp đến nhà và nơi làm việc của công nhân để đe dọa.

Vụ Công ty Dệt 19/5 nợ BHXH: UBND tỉnh Hà Nam chỉ đạo các sở, ngành giải quyết

Phóng sự điều tra -

Vụ Công ty Dệt 19/5 nợ BHXH: UBND tỉnh Hà Nam chỉ đạo các sở, ngành giải quyết

UBND tỉnh Hà Nam giao cho các sở, ngành hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc các vấn đề liên quan đến Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội, nhất là việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động (NLĐ).