Ký ức chiến tranh và khát vọng hoà bình
Cà phê tối - 27/07/2022 17:30 PHẠM XUÂN DŨNG
Toàn cảnh Thành cổ Quảng Trị. Ảnh: TRƯỜNG SƠN |
Có quá nhiều cảm xúc, nhiều điều đáng nói trong một ngày tháng 7, đặc biệt như hôm nay. Nhưng tôi muốn nói đến những người không phải quê Quảng Trị.
Cách đây hai tuần, Đại tá Trần Ngọc Long, cựu chiến binh chiến đấu ở mặt trận Thành Cổ Quảng Trị năm 1972, người chỉ huy trực tiếp trong chiến dịch Thành Cổ may mắn sống sót đã vào thị xã Quảng Trị để dự lễ kỷ niệm.
Khi được mời lên phát biểu, ông xúc động nói những lời gan ruột, coi Quảng Trị như quê hương thứ hai của mình và mong mỏi vùng đất này ngày càng phát triển, đổi mới để không phụ lòng những người đã hy sinh, những người đã đổ máu cho ngày nay thanh bình, đất được nở hoa.
Cựu chiến binh Trần Ngọc Long viếng Thành cổ Quảng Trị. Ảnh: XD |
Điều gì khiến một ông lão khi đã lên tuổi bảy mươi ở tận Thủ đô lại làm nên một đại sự cao cả là vất vả tìm kiếm, đối chiếu hồ sơ với thực tế và biên soạn thành cuốn sách về danh tính hơn 4.000 liệt sĩ đã hy sinh ở Thành Cổ Quảng Trị năm 1972.
Đó chính là sự thôi thúc bên trong, của một nội tâm không thể ngồi yên, không muốn ngồi yên khi nhớ về đồng đội cho dù tuổi cao sức yếu.
Ông với sự hỗ trợ hết sức hiệu quả của một đồng đội là cấp dưới năm xưa cũng từng chiến đấu nơi này là Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Một cựu chiến binh đã giải ngũ với một lãnh đạo cao cấp quân đội đương chức đã tự nguyện đồng hành trong sứ mệnh đi tìm đồng đội.
Họ đã thành công với sự giúp sức của nhiều tấm lòng. Và đó chính là cách thể hiện tự giác cao độ đạo lý nhân văn đối với những người đã tận hiến đời mình cho Tổ quốc.
Và nay, khi đã ngoài tám mươi tuổi, ông lại vẫn vào Quảng Trị dù sức khỏe ngày một yếu đi. Mỗi lần đi viếng đồng đội là mỗi lần ông không cầm được nước mắt dù cuộc đời binh nghiệp của ông đã khóc quá nhiều trước sự ra đi của những người lính chiến. Có ai đó nói rằng sở dĩ những người hy sinh vẫn bất tử là vì người còn sống vẫn luôn nhớ thương họ khôn nguôi. Quả đúng như vậy khi dân ta thủy chung với đạo lý "Uống nước nhớ nguồn".
Rồi điều gì thôi thúc nữ đạo diễn phim tài liệu nổi tiếng Nguyễn Thị Xuân Phượng đã ngoài 90 tuổi vẫn chống gậy về thăm lại mảnh đất Quảng Trị, một vùng quê mà theo bà là chẳng thể nào quên được và dành cho những tình cảm sâu nặng.
Bà kể về chuyện nhân vật trong bộ phim tài liệu "Vĩ tuyến 17 - chiến tranh Nhân dân" của đạo diễn Joris Ivens thực hiện năm 1967; như cậu bé Phạm Công Đức 9 tuổi lắp ráp súng quân dụng gần như một người lính thực thụ. Đó là một cuộc chiến tranh Nhân dân, những anh hùng Nhân dân trẻ, già, trai, gái.
Nên nghĩ về họ là những anh hùng nhưng là anh hùng bất đắc dĩ cũng như cuộc chiến mà họ phải tham gia cũng là cuộc chiến bất đắc dĩ vì không còn con đường nào khác: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh" mà dân gian Việt Nam vẫn khẳng định như đinh đóng cột.
Và khi cần thì dân tộc Việt Nam thiện chiến chứ không hề hiếu chiến. Ký ức chiến tranh và tình người sâu nặng đến mức khi được tặng gói tiêu khô của đất Quảng Trị, bà Xuân Phượng đã đem sang tận Pháp đến mộ người thầy là đạo diễn người Pháp gốc Hà Lan Joris Ivens thắp hương. Tính nhân văn trong và sau cuộc chiến thật cảm động vô ngần.
Và trong cuộc hội thảo tại Quảng Trị "Quảng Trị - khát vọng hòa bình" ngày 25/7 vừa qua với nhiều đại biểu trong nước và quốc tế, một người Mỹ trầm lặng ngồi chăm chú lắng nghe, đó là cựu binh Mỹ, ông Chuck Searey gần 80 tuổi, một sĩ quan quân báo trong chiến tranh Việt Nam. Sau chiến tranh, ông trở thành người bạn lớn của Nhân dân Việt Nam hàn gắn vết thương chiến tranh như rà phá bom mìn, hỗ trợ nạn nhân bom mìn...
Ông nói nhiều điều bằng sự trải nghiệm của bản thân, thiết thực và xúc động. Và ông tâm sự: "...Tôi vô cùng biết ơn những người dân Việt Nam đã chia sẻ với chúng tôi - những người sống và làm việc tại đây, những giá trị quan trọng làm nên một đất nước có vị thế đặc biệt, đó là văn hóa hòa bình vì chúng tôi hiểu được sự cần thiết phải hàn gắn vết thương chiến tranh". Những lời kêu gọi và chung sống hòa bình từ cựu binh Mỹ vang lên tha thiết đã được nhiều người đồng cảm và hưởng ứng.
Hết thảy nên nhìn về và kiến tạo một tương lai tốt đẹp, thân thiện và an lành. Hãy tiếp tục tri ân đúng nghĩa và cũng biết khép lại quá khứ đau thương, mất mát để tha thứ cho nhau, vun đắp hòa bình. Nhưng tha thứ không hề đồng nghĩa với quên lãng. Không nên và không bao giờ như thế.
Nếu bạn thấy bài viết hay, bổ ích, có thể ủng hộ Phạm Xuân Dũng một "ly cà phê" để tác giả viết nhiều bài hay hơn nữa phục vụ bạn đọc. Để mời tác giả "ly cà phê" qua MoMo, bạn đọc ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR của MoMo. Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Phạm Xuân Dũng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Phạm Xuân Dũng".
|
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng
- Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh