Jang Kều - sáng lập dự án Nhà Chống Lũ
Đời sống - 26/07/2019 14:33
Chị Phạm Thị Hương Giang – Nhà sáng lập Life Foundation |
Với trí thông minh thiên bẩm cùng năng khiếu kinh doanh sẵn có, cuộc đời của Phạm Thị Hương Giang (hay còn gọi là Jang Kều) – Nhà sáng lập Quỹ Sống trông khá hanh thông. Sau khi tốt nghiệp ĐH Ngoại thương Hà Nội rồi lấy bằng Thạc sỹ ngành Tài chính và Kinh doanh Quốc tế tại Hàn Quốc, Jang Kều về Việt Nam thành lập vài công ty, lấy chồng, sinh con. Người ngoài nhìn vào, rõ ràng chị đang có một cuộc sống viên mãn.
Tuy nhiên, từ tiết lộ của chị trong Forbes Vietnam Women’s Summit 2019, thì có một thời gian chị không cảm thấy hạnh phúc vì bị mất phương hướng. Và nếu không nhờ nụ cười rạng rỡ của cậu con trai khi ‘nhặt nắng’ hẳn chị đã không thức tỉnh, hoặc nếu chậm thay đổi nhận thức, có khi tinh thần của chị đã bị bào mòn kiệt quệ.
Chị Jang Kều kể: Ở thời điểm đó, chị một mình phải trông coi hơn chục công ty đồng thời còn phải chăm sóc cậu con trai bị tự kỷ. Như những người mẹ khác, chị đã rất buồn lòng với tình trạng của con cái, đồng thời có một nỗi ám ảnh là phải bằng mọi giá khiến em bé trở lại bình thường.
"Có bệnh phải vái tứ phương", chị Jang Kều đã mang con đi khắp nơi, tới những vùng đất xa xôi và làm những thứ mà mình từng không tin, như "tìm kiếm linh hồn" của con trai ở tận xứ Basque – Tây Ban Nha. Mỗi khi về nhà, chị lại bắt đầu uốn nắn con trai với những mệnh lệnh kiểu "con phải làm thế này, con không được làm thế kia".
"Một ngày nọ, một người bạn ở Hà Nội vào chơi và tặng tôi một bó hoa theo mùa mà Hà Nội mới có. Tôi rất vui! Vì vui nên tôi để con trai tự chơi theo ý thích, muốn làm gì thì làm. Trong lúc trò chuyện, tôi và bạn mình thấy thằng bé đưa tay ‘nhặt nắng’ và cười rất vui vẻ. Chưa bao giờ, tôi lại thấy con hạnh phúc như thế!
Chợt tôi nhận ra: người ta chỉ hạnh phúc khi làm điều mình muốn và vì tôi chưa hạnh phúc, nên tôi không thể khiến con trai hạnh phúc. Rằng, mỗi người khác nhau nên làm những điều khác nhau, chỉ cần chúng khiến chúng ta vui vẻ - thoải mái là được", chị Jang Kều hồi tưởng.
Sau đó, chị Jang Kều ngồi xuống và tự vấn bản thân: điều gì khiến mình hạnh phúc. Thế rồi, chị chợt nhớ đến những niềm vui mà mình có được từ những lần tham gia các dự án cộng đồng hay giúp đỡ các bạn cùng lớp đóng học phí thời sinh viên; nỗi day dứt khi thấy những ngôi nhà tan hoang trong những lần đi từ thiện cùng bạn bè.
Tình trạng ngôi nhà trước khi tham gia dự án Nhà Chống Lũ. |
.... ngôi nhà sau khi tham gia dự án Nhà Chống Lũ. |
Mặc dù, kể từ thời sinh viên đến sau này, chị đã dùng rất nhiều tiền kiếm được từ công việc kinh doanh để đi giúp đỡ mọi người, nhưng chị vẫn thấy đam mê với công tác hỗ trợ cộng đồng hơn là kinh doanh. Chị cảm thấy đi hỗ trợ những người yếu thế ở vùng sâu vùng xa vui hơn buôn bán hay làm dịch vụ.
Chị bảo, thêm cô Jang Kều làm kinh doanh giỏi cũng không tác động nhiều đến xã hội, nhưng có cô Jang Kều giỏi trong việc điều phối các dự án cộng đồng sẽ khiến ekip làm việc tốt hơn, tác động tốt đến xã hội trực tiếp và nhiều hơn.
Do đó, chị đã quyết định cho hoặc tặng bạn bè các công ty chỉ giữ lại vài công ty. Hiện tại, Jang Kều đang dành 80% đến 90% thời gian để điều hành quỹ xã hội Quỹ Sống cũng như dự án Nhà Chống Lũ, 20% đến 10% thời gian cho con trai và 5 công ty. Chị đang thuê Giám đốc cho 5 công ty, còn chị giữ chức Chủ tịch, phụ trách làm chiến lược hoặc chỉ tham gia những mảng mà mình có thế mạnh.
"Ước mơ của tôi là có thể dành 100% thời gian cho việc phát triển cộng đồng. Bây giờ tôi chưa thể làm điều đó, nhưng trong tương lai tôi tin là tôi có thể", chị Jang Kều khẳng định.
Quan điểm "người ta chỉ hạnh phúc khi người ta được làm những gì mình muốn", còn được chị áp dụng trong các dự án cộng đồng mà chị và các đồng sự thực hiện, ví dụ như Nhà Chống Lũ.
Ban dự án chỉ hỗ trợ 50% kinh phí cùng tư vấn kết cấu – thiết kế cơ bản, để làm sao xây một ngôi nhà an toàn nhất với ngân quỹ đó. Người dân sẽ góp 50% vốn cũng như chịu trách nhiệm chính cho việc xây dựng ngôi nhà của mình, ngôi nhà ấm áp hay rực rỡ, to hay dài đều phụ thuộc vào ý muốn của chủ nhà.
Lúc đầu, nhiều người cho rằng, nếu không trao cho người dân 100% số vốn sẽ không có ai chịu tham gia, nhưng với việc đã xây được 700 ngôi nhà kể từ năm 2013, chị và ekip của mình đã chứng minh ý kiến đó sai. Tiền không phải là tất cả, thông qua quá trình xây dựng ngôi nhà, chị muốn các thành viên trong gia đìn thay đổi nhận thức và có niềm tin hơn vào cuộc sống.
700 ngôi nhà đã thay đổi 700 gia đình, rất nhiều chủ nhà đã tìm được những kế sinh nhai ổn định như bán bánh xèo, cơm tấm…
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?